Banner Movi

Mùa hoa gạo chùa Thầy: Về miền quê yên bình

Thứ sáu, 15/03/2024, 15:04 GMT+7
Cứ vào cuối xuân, khắp miền Bắc lại chào đón một mùa hoa gạo đỏ rực. Ở ngoại thành Hà Nội, mùa hoa gạo chùa Thầy thu hút hàng nghìn du khách thập phương ghé thăm để lưu giữ kỷ niệm.
quảng cáo

Chẳng biết từ bao giờ, mùa hoa gạo chùa Thầy đã trở thành nét hấp dẫn, quyến rũ với các du khách gần xa. Trong tiết trời xuân ấm áp, nếu chưa biết đi đâu, hãy thử tới ngôi chùa cổ kính này thăm quan và ngắm một mùa hoa gạo rực trời nhé. 
 

1. Mùa hoa gạo chùa Thầy bình yên trên miền quê 


1.1. Mùa hoa gạo chùa Thầy khi nào?

Mùa hoa gạo chùa Thầy khi nào hay mùa hoa gạo chùa Thầy tháng mấy là điều mà nhiều bạn trẻ thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới của mình. Cũng như ở nhiều nơi khác, từ cuối tháng 2, khi những cây hoa đào bắt đầu tàn thì hoa gạo sẽ bung nở. Tuy nhiên, lúc này, cây gạo mới chỉ cho hoa lác đác. Đến tháng 3, mùa hoa gạo mới chính thức ghé thăm và kéo dài tới giữa tháng 4. 

 

Mùa hoa gạo chùa Thầy đẹp nhất khoảng tháng 3 dương lịchMùa hoa gạo chùa Thầy đẹp nhất khoảng tháng 3 dương lịch. Ảnh: Khổng Hoàng Giang

Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước, giữa tháng 3 là thời điểm mùa hoa gạo chùa Thầy đẹp nhất, rực rỡ nhất. Bởi vậy, để ngắm hoa gạo, tốt nhất, bạn nên du lịch vào tháng 3. 

 

Mùa hoa gạo chùa Thầy thu hút khách du lịch thập phương. Ảnh: Báo Đầu tưMùa hoa gạo chùa Thầy thu hút khách du lịch thập phương. Ảnh: Báo Đầu tư

Mùa hoa gạo trễ hơn mùa hoa ban một chút, như báo hiệu một mùa xuân sắp khép lại để nhường chỗ cho mùa hè đầy nắng. Như vậy, sau khi đã biết mùa hoa gạo chùa Thầy khi nào, còn chần chờ gì nữa mà không rủ ngay bạn bè để vi vu ngắm hoa thôi nào.
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển 

Chùa Thầy nằm dưới chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. Ngôi chùa này cách trung tâm Thủ đô khoảng 23km, thời gian đi lại tầm 35-40 phút bằng ô tô. Từ trung tâm thành phố, khách du lịch đi theo cao tốc CT03, qua cầu sông Đáy rồi rẽ phải ở cầu vượt Sài Sơn. Bạn cứ đi thẳng tiếp ĐT421B, sẽ thấy biển chỉ dẫn đi chùa Thầy ở bên tay trái. Đường đi chùa Thầy cực kỳ dễ đi, thuận tiện, có thể tra cứu trên google maps.

 

Đường tới Mùa hoa gạo chùa Thầy cực thuận tiện và nhanh chóngĐường tới chùa Thầy cực thuận tiện và nhanh chóng. Ảnh: Tuan Anh

Do khoảng cách gần nên du khách cũng có thể đi xe máy tới thăm quan mùa hoa gạo chùa Thầy. Với xe máy, bạn đi Đại lộ Thăng Long rồi cũng rẽ phải theo hành trình như trên. Nếu sợ lạc đường thì bạn có thể chọn phương tiện công cộng như xe bus.

 

Du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để tới mùa hoa gạo chùa ThầyDu khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để tới mùa hoa gạo chùa Thầy. Ảnh: Báo Đầu tư

Đường đi chùa Thầy theo xe bus sẽ lâu hơn phương tiện cá nhân nhưng khá an toàn. Bạn chọn xe 157 và dừng tại ngã 3 chùa Thầy, đoạn gần UBND xã Sài Sơn. Sau đó, bạn có thể đi bộ vài trăm mét là tới được chùa Thầy. Nếu đi taxi công nghệ, chi phí sẽ dao động khoảng 300.000 – 400.000 đồng tùy điểm xuất phát. Tùy theo sở thích và tài chính, bạn lựa chọn phương tiện đi lại cho phù hợp. 
 

1.3. Ngôi chùa cổ bên tán hoa gạo 

Chùa Thầy còn được gọi là chùa Cả, là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý. Ngôi chùa này gắn liền với tên tuổi, cuộc đời của Thiền sư Từ Đạo Hạnh – người có đóng góp to lớn cho người dân và bộ môn nghệ thuật múa rối. Chùa Thầy nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính cùng cây gạo cổ thụ, cứ đến mùa lại ra hoa đỏ rực. Mùa hoa gạo chùa Thầy làm nên nét đẹp riêng trong không gian của ngôi chùa. 

 

Mùa hoa gạo chùa Thầy đã gắn liền với không biết bao nhiêu thế hệ người dân nơi đâyMùa hoa gạo chùa Thầy đã gắn liền với không biết bao nhiêu thế hệ người dân nơi đây. Ảnh: Check in Vietnam

Chẳng ai biết cây gạo ở chùa Thầy được trồng từ bao giờ. Chỉ biết rằng, cây gạo lớn lên cùng với nhiều thế hệ người dân Sài Sơn. Hoa gạo còn được gọi là hoa mộc miên, có màu đỏ rực rỡ và sẽ nở thành từng chùm. Hoa gạo có tuổi đời khoảng 1 tháng, rồi sẽ rơi rụng dần để chuyển mùa. 

 

Check in bên mùa hoa gạo chùa Thầy đẹp xao xuyếnCheck in bên mùa hoa gạo chùa Thầy đẹp xao xuyến. Ảnh: Đình Huy

Tới chùa Thầy mùa hoa gạo, khách du lịch Hà Nội sẽ được hòa mình vào không gian thơ mộng, trữ tình của trời xuân. Bầu không khí nơi đây rất thanh tịnh, giúp cho con người thêm thanh thản, thư thái. Bên cạnh cây gạo còn là nhiều loài cây khác xanh mướt, tạo nên một mảng màu sắc đầy thú vị cho ngôi chùa linh thiêng. 

 

Chùa Thầy có vị trí cực đẹp khi lưng tựa núi, phía trước là hồ nước rộng giúp Mùa hoa gạo chùa Thầy càng thêm quyến rũChùa Thầy có vị trí cực đẹp khi lưng tựa núi, phía trước là hồ nước rộng. Ảnh: Đình Huy

Giữa mặt nước xanh ngắt một màu là Thủy Đình cổ kính, rêu phong. Khi chùa Thầy vào mùa hoa gạo, từng nhành hoa rơi xuống mặt nước, tạo thành nét chấm phá hút hồn. Hoa rơi lõm bõm, phá tan không khí tịnh mịch nhưng không làm mất đi sự bình yên của nơi đây. Nhìn từ góc độ nào đi chăng nữa, mùa hoa gạo chùa Thầy cũng khiến tâm hồn ta xao xuyến, lòng không gợn chút âu lo. 

 

Mùa hoa gạo chùa Thầy thu hút nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh và ngắm hoaMùa hoa gạo chùa Thầy thu hút nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh và ngắm hoa. Ảnh: Unove

Khung cảnh ở chùa Thầy đẹp như tranh vẽ, vừa có non xanh vừa có nước biển lại có hoa rực rỡ. Theo Đông y, cây gạo còn được sử dụng để làm thuốc thanh nhiệt, giải độc. Hoa gạo không chỉ để ngắm mà còn chữa nhiều bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng... Nhiều người còn nhặt những bông hoa gạo rơi ở chùa Thầy về làm kỷ niệm, ép trong trang vở để lấy may dịp đầu năm. 

 

Nhìn từ trên cao xuống, mùa hoa gạo chùa Thầy đỏ đẹp như tranh vẽNhìn từ trên cao xuống, khung cảnh chùa Thầy trong mùa hoa gạo đỏ đẹp như tranh vẽ. Thu Hà Trần

Ai tới chùa Thầy mùa hoa gạo cũng để vãn cảnh, tìm về sự bình dị của miền quê Bắc bộ và chụp ảnh ghi lại khoảnh khắc mùa xuân tuyệt đẹp. Trang phục đẹp nhất để check in với mùa hoa gạo chùa Thầy là áo dài trắng. Đúng vậy, hình ảnh thiếu nữ trong tà áo dài truyền thống, bên cạnh gốc đa, gốc gạo, bức tường nhuốm màu thời gian... thật trang nhã và dịu dàng. Hoa gạo màu đỏ, thêm tà áo dài trắng, hai màu sắc tương phản mà bổ trỡ cho nhau thật hài hòa, càng giúp bức hình thêm đẹp. 

 

Mùa hoa gạo chùa Thầy kéo dài tới giữa tháng 4Mùa hoa gạo chùa Thầy kéo dài tới giữa tháng 4. Ảnh: Đình Huy

Mùa đông, cây gạo rụng lá trơ trụi, trông đìu hiu và hốc hác, nhưng đến tháng 3 lại cho ra bông hoa 5 cánh nổi bật đến vậy. Chùa Thầy có lễ hội truyền thống từ ngày mùng 5 – 8/3 (âm lịch), chính hội là mùng 7/3 hàng năm. Bạn có thể tranh thủ ghé thăm chùa vào thời điểm này và kết hợp thăm quan, ngắm hoa. 
Tới chùa Thầy, bên cạnh việc thưởng ngoạn, chiêm bái, người ta còn được dịp tìm hiểu về kiến trúc độc đáo của chùa. Ngôi chùa cổ có ba tòa tọa lạc song song với nhau là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. 

 

Tới Mùa hoa gạo chùa Thầy không chỉ để ngắm hoa gạo mà còn để thăm quan kiến trúc ngôi chùa cổTới chùa Thầy không chỉ để ngắm hoa gạo mà còn để thăm quan kiến trúc ngôi chùa cổ. Ảnh: yenphuong_1908

Giữa lòng hồ Long Trì có Thủy đình nổi bật được ví như viên ngọc trong miệng rồng. Đây cũng là hình ảnh gắn liền với chùa Thầy, đã xuất hiện trên nhiều sách báo, tạp chí. Trên mặt hồ phẳng lẳng, hoa gạo rơi đọng lại lơ đễnh trên mặt nước trông rất đẹp. Đặc biệt, nơi đây thường  trở thành sân khấu biểu diễn rối nước vào các ngày lễ hội. 

Khách thăm quan mùa hoa gạo chùa Thầy còn được ngắm nhìn hành lang dài thờ 18 vị La Hán, ngay phía sau là gác chuông, gác trống, các bức tượng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh, bà Tăng Thị Loan, tượng Pho Đại Thế Chí... trong khuôn viên chùa. Bên trong chùa Thượng còn có hai cây cột làm bằng loại gỗ Ngọc am rất đẹp. Chùa Thầy đã được công nhận là Điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2023. 

2. Các điểm đến gần chùa Thầy 


2.1. Làng nón Phú Mỹ 

Di chuyển từ chùa Thầy khoảng 6km, bạn sẽ tới làng nón Phú Mỹ, tại xã Phú Mỹ, huyện Quốc Oai. Đây là một trong những làng nghề làm nón lá truyền thống của TP. Hà Nội. Suốt nhiều năm, sản phẩm nón lá Phú Mỹ có nét đặc trưng riêng là màu trắng ngà với độ chắc chắn, bền và đảm bảo thẩm mỹ qua từng đường kim mũi chỉ. 

 

Làng nghề làm nón lá Phú Mỹ thu hút khách du lịch mùa hoa gạo chùa ThầyLàng nghề làm nón lá Phú Mỹ cách chùa Thầy không xa. Ảnh: Đại Đoàn Kết

Làng nón Phú Mỹ đã được công nhận là làng nghề truyền thống hơn 20 năm qua, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong thôn. Một sản phẩm nón lá loại đẹp tại đây có giá khoảng 200.000 đồng/chiếc. Sau khi tới thăm mùa hoa gạo chùa Thầy, bạn có thể qua làng Phú Mỹ, xem công đoạn làm nón và mua nón làm kỷ niệm. 


2.2. Thiên đường Bảo Sơn

Cách Chùa Thầy tầm 13km là công viên Thiên đường Bảo Sơn – địa điểm vui chơi nổi tiếng của Hà Nội. Đây là tổ hợp vui chơi giải trí cho bạn và gia đình cả ngày không biết chán. Nếu có con nhỏ trong chuyến đi này thì Thiên đường Bảo Sơn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua. 

 

Ngoài mùa hoa gạo chùa Thầy, Thiên đường Bảo Sơn cho bạn vui chơi cả ngày không biết chánThiên đường Bảo Sơn cho bạn vui chơi cả ngày không biết chán. Ảnh: Fanpage

Thiên đường Bảo Sơn có thủy cung, vườn thú safari, công viên nước, các trò chơi mạo hiểm, rạp chiếu phim và cả ẩm thực. Công viên đóng cửa vào thứ hai hàng tuần. Giá vé vào khu vui chơi dao động từ 150.000 – 300.000 đồng/người tùy đối tượng trẻ em/người lớn và ngày trong tuần hay cuối tuần. 

Trên đây là thông tin về mùa hoa gạo chùa Thầy cho bạn và gia đình. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)