Banner Movi

Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá – Lễ hội độc đáo của người Mường xứ Thanh

Thứ tư, 07/08/2024, 15:30 GMT+7
Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá gắn liền với câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt của nam thanh nữ tứ. Đây là lễ hội đặc sắc của người Mường ở xứ Thanh với mong muốn một mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
quảng cáo

Ở Thanh Hóa có rất nhiều lễ hội, thể hiện sự đa dạng trong văn hóa địa phương. Trong đó, Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá là lễ hội lớn của bà con người Mường, thu hút nhiều du khách ghé thăm và khám phá. 
 

1. Tìm hiểu về Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá


1.1. Thời gian 

Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá diễn ra khi nào hay thời gian diễn ra Lễ hội Pôồn Pôông là điều mà nhiều người thắc mắc khi lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, Lễ hội Pôồn Pôông hay Lễ hội Pồn Pông, là lễ hội của người Mường, trong tiếng địa phương Pôồn Pôông nghĩa là chơi hoa nên lễ hội này còn được gọi là lễ hội chơi hoa, chơi bông. 

 

Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá diễn ra vào 3 lần trong nămLễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá diễn ra vào 3 lần trong năm. Ảnh: Dân tộc miền núi

Lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy hàng năm. Lễ hội Pôồn Pôông mang nghi lễ cầu phúc, cầu an và cũng vừa mang tính giao duyên nam - nữ. Ai tới lễ hội cũng thành tâm cầu mong một cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, thóc đầy bồ, lúa đầy sân, nhà nhà hạnh phúc. 

 

Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của bà con người MườngLễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của bà con người Mường. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Như vậy, sau khi biết Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá diễn ra khi nào, còn chần chờ gì nữa mà không rủ ngay hội bạn thân tới đây khám phá thôi nào. Chắc chắn Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá sẽ không khiến bạn phải chán đâu nhé. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển

Người Mường ở Thanh Hóa chiếm hơn 50% dân số tỉnh này và sinh sống chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, tập trung ở huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước... Bạn có thể di chuyển tới đây bằng xe máy, ô tô đều được. 

 

Bạn có thể tới tham gia Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá một cách thuận tiện và nhanh chóngBạn có thể tới tham gia Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá một cách thuận tiện và nhanh chóng. Ảnh: Báo Lao động

Cách trung tâm TP Hà Nội hơn 150km, thời gian di chuyển tới Thanh Hóa tầm 3 - 3,5 tiếng đi ô tô tùy huyện. Bạn cứ đi theo cao tốc Hà Nội – Ninh Bình rồi tới cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 là tới. Đường đi đẹp, to, rộng rãi, bạn chú ý quan sát biển báo giao thông, tốc độ là được. 

 

Còn chần chờ gì nữa mà không rủ hội bạn thân tới Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá thôi nàoCòn chần chờ gì nữa mà không rủ hội bạn thân tới Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá thôi nào. Ảnh: Minh Phạm

Từ TP Thanh Hóa bạn di chuyển lên các huyện khác để khám phá Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá cũng nhanh chóng, chỉ khoảng vài chục km. Tùy theo sở thích và thời gain mà du khách lựa chọn quãng đường cho hợp lý. 

>>Xem thêm: Du lịch Hậu Lộc Thanh Hóa: Điểm đến giàu lịch sử, văn hóa và hoang sơ

1.3. Lịch sử hình thành Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường 

Có thể nói, ở Thanh Hóa, nơi nào có người Mường thì sẽ có lễ hội Pôồn Pôông. Đây có thể coi là hồn cốt, là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào người Mường. Về câu chuyện hình thành Lễ hội Pồn Pông Thanh Hóa cũng gắn liền với cây pôông, về câu chuyện tình yêu đầy nước mắt của nàng Ờm và chàng Bồng Hương.

 

Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá hình thành từ xa xưa, gắn với câu chuyện tình yêu đầy nước mắtLễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá hình thành từ xa xưa, gắn với câu chuyện tình yêu đầy nước mắt. Ảnh: Minh Phạm

Truyền thuyết xưa kể lại, nàng Ờm và chàng Bồng Hương yêu nhau thắm thiết nhưng bố mẹ Ờm lại không đồng ý gả nàng với lý do chàng Bồng nghèo. Dù bị cấm đoán, Ờm vẫn lén lút qua lại với Bồng Hương rồi một ngày bị phát hiện liền bị đánh đập rồi đuổi ra khỏi nhà. 

Quá căm phẫn, nàng Ờm lần theo con suối tới gặp Bồng Hương và cả hai nguyện ăn lá ngót để được chết bên nhau. Trước khi qua đời, Bồng Hương lấy khăn trắng lau vết máu cho người thường rồi vắt lên cây chạng bạng. Chiếc khăn được nâng niu biến thành dây hoa bông trắng quấn xung quanh thân cây. Lễ hội Pồn Pông Thanh Hóa cũng ra đời từ đây. 

 

Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá được tổ chức để tỏ lòng biết ơn thần linh và cầu mong mùa màng bội thuLễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá được tổ chức để tỏ lòng biết ơn thần linh và cầu mong mùa màng bội thu. Ảnh: Dân tộc miền núi

Từ đó, cứ tới tháng 3 hàng năm, hoa lại nở, gặp mưa thì nở màu trắng, gặp nắng lại chuyển màu đỏ. Vì vậy, người Mường đã chọn hoa chạng bạng bông trắng nở để mở hội pôồn pôông. Nhiều bà con địa phương cho rằng Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá là lễ hội đã có từ rất lâu, thậm chí, nó bắt nguồn từ câu chuyện sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”.

 

Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá từng có thời gian bị mai mốt nhưng đã hồi sinh trở lại và được biết tới nhiều hơnLễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá từng có thời gian bị mai mốt nhưng đã hồi sinh trở lại và được biết tới nhiều hơn. Ảnh: Pháp luật dân tộc và tôn giáo

Chẳng ai biết rõ thời gian chính xác của lễ hội này chỉ biết rằng nó đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác và đến tận ngày nay. Hầu như người Mường ai cũng thuần thục những điệu múa, lời hát xường trong lễ hội Pôồn Pôông, thậm chí còn được dạy cách gọt cây chạng bạng để làm thành hoa gỗ từ thuở nhỏ. Trong tiếng của người Mường, Pôồn mang nghĩa là chơi, nhảy múa còn Pôông là bông hoa. Pồn Pôông là lễ hội để thưởng hoa, chơi hoa quanh cây Bông.

Ngày nay, khi sự phát triển đa dạng của các loại hình nghệ thuật, văn hóa hiện đại, Lễ hội Pồôn Pôông đã có thời gian bị lãng quên. Mãi tới cuối thập niên 80 thế kỷ XX khi tỉnh Thanh Hóa đầu tư mạnh vào việc bảo tồn trò chơi dân gian thì Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá đã được hồi sinh trở lại. 

 

Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thểLễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể. Ảnh: Tổ quốc

Đặc biệt, vào năm 2017, Lễ hội Pồn Pôông của dân tộc Mường đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Lễ hội này cũng là điểm thu hút khách du lịch Thanh Hóa mỗi dịp tháng 7 âm lịch. 
 

1.4. Khám phá Lễ hội Pồn Pông Thanh Hóa 

Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Chủ trì lễ hội là Ậu máy, một người có uy tín trong vùng, được truyền lại từ một Ậu máy trước đó, biết bốc thuốc, cúng bái, chữ bệnh, nhảy múa và hát hay. Trong phần lễ, Ậu máy sẽ dùng văn để khấn tới thần linh mùa màng năm nay bội thu, dân mở hội bày tỏ lòng biết ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hòa, người người ấm no. 

 

Cây bông là trung tâm của Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá, được trang trí màu sắcCây bông là trung tâm của Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá, được trang trí màu sắc. Ảnh: Báo Công thương

Ngoài Ậu máy, Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá cũng cần ít nhất 6 người nữa để múa hát xung quanh cây Bông – trung tâm của lễ hội. Cây Bông này được xem như biểu tượng của vũ trụ, hội tụ vạn vật, đây là cách để người Mường trả ơn thần linh và mời thần linh về chung vui với gia đình. 

Để làm cây Bông cần sự công phu và tỉ mỉ. Cây được đẽo bằng tre, treo thêm 5 hoặc 7 chùm hoa làm từ gỗ của cây chạng bạng và các mô hình nông cụ sản xuất, sinh vật để trang trí. Tùy theo thâm niên của Ậu máy mà người ta treo 5,7,9 hoặc 12 tầng hoa. Bên cạnh cây Bông sẽ có mâm cỗ với đủ các món ngon của người Mường như canh môn, canh loóng, xôi ngũ sắc... và bàn rượu cần. 

 

Nghi lễ Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá do Ậu máy chủ trì, là những người có uy tín trong làngNghi lễ do Ậu máy chủ trì, là những người có uy tín trong làng. Ảnh: Báo Công thương

Trong Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường có người dân chuyện kể lịch sử lập nên bản làng, mỗi khi kể đến giai thoại nào thì các nam thanh nữ tú sẽ diễn trò mô phỏng lại hoạt động vui chơi, sản xuất, cày bừa, trồng trọt, làm cơm, dựng nhà... xung quanh cây Bông. Người dân chuyện này được gọi là Máy Tắng, lời ca xen lẫn điệu múa, tiếng cười, tiếng cồng chiêng... như giục giã mời gọi mọi người nhanh chóng hội tụ. 

 

Trò đi bừa được diễn lại trong Lễ hội Pôồn Pôông Thanh HoáTrò đi bừa được diễn lại trong Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá. Ảnh: Làng Văn hóa Việt Nam

Người đảm nhiệm vai trò Máy Tắng dù đã cao tuổi nhưng vẫn nhớ rõ các chi tiết của Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá với 48 trò chơi, trò diễn, nào là chia đất, chia nước, phát rẫy, cày, bừa, ném còn, mời bản ăn cơm, uống rượu.... mọi thứ liên kết với nhau thành một câu chuyện dài thâu đêm suốt sáng bên cây Bông.

Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường cuốn hút du khách bởi sự khéo léo, tinh tế cùng ý nghĩa nhân văn. Qua dịp lễ hội, người ta còn hiểu hơn về lịch sử hào hùng với người Mường, một trong 54 dân tộc anh em góp phần xây dựng đất nước phồn hoa, hạnh phúc. 

 

Nhiều trò khác cũng được mô phỏng trong Lễ hội Pôồn Pôông Thanh HoáNhiều trò khác cũng được mô phỏng trong Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá. Ảnh: Làng Văn hóa Việt Nam

Lễ hội Pôồn Pôông sẽ sống mãi trong đời sống văn hóa người Mường và trở thành nét đẹp thu hút khách du lịch thập phương. Trong chuyến đi của mình về vời Thanh Hóa trong lễ hội, bạn cũng đừng quên tranh thủ ghé thăm các điểm đến nổi tiếng khác cũng như thưởng thức các món ăn ngon địa phương nhé. 

>>Xem thêmCẩm nang du lịch Thanh Hóa: Giải đáp đi đâu, ăn gì mới là ‘chuẩn chỉnh’

2. Các lễ hội đặc sắc khác của Thanh Hóa


2.1. Lễ hội đền Lê Hoàn

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn gắn với vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn, người đã lập nên nhà Tiền Lê. Nổi danh là vùng đất sinh ra vua nên đời sống tín ngưỡng của người dân làng Trung Lập, huyện Thọ Xuân cũng gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của nhà vua.

 

Lễ hội đền Lê Hoàn cũng là nét đẹp trong văn hóa người dân như Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá Lễ hội đền Lê Hoàn cũng là nét đẹp trong văn hóa người dân Thanh Hóa. Ảnh: Công lý

Sau khi vua lê Hoàn qua đời, người dân đã lập nên đền thờ để ghi nhớ công ơn của ngài. Đền thờ vua được lập trên mảnh đất mà gia đình vua đã ở. Hàng năm, vào ngày 8/3 âm lịch, người dân khắp nơi lại đổ về đền để tưởng nhớ công đức và bày tỏ lòng biết ơn. 

Cũng như Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá, Lễ hội Lê Hoàn có nhiều nghi lễ truyền thống mang đặc trưng văn hóa địa phương, phải kể đến như lễ Mộc dục, lễ Tiến gỏi cá, tục Bồi tường... 
 

2.2. Lễ hội Bà Triệu

Lễ hội Bà Triệu được tổ chức từ ngày 20 - 23/02 âm lịch tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội này được hình thành từ lịch sử chống giặc ngoại xâm của bà Triệu Thị Trinh, làm sống dậy tinh thần yêu nước, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. 

 

Lễ hội Bà Triệu được tổ chức hoành tráng, thu hút nhiều người tham dự như Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá Lễ hội Bà Triệu được tổ chức hoành tráng, thu hút nhiều người tham dự. Ảnh: Người lao động

Trong ngày lễ, họ sẽ dâng thức ăn, sản vật ngon nhất như một cách để tạ ơn thần. Sau đó, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như thi đánh bài điếm, thi nấu cơm, đánh cờ người, hội trận Ngô – Triệu giao quân... thu hút rất đông người tham gia. Lễ hội đền Bà Triệu đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2023. 

Trên đây là thông tin về Lễ hội Pôồn Pôông Thanh Hoá cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)