Banner Movi

Về cố đô thăm làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình

Thứ năm, 05/10/2023, 15:30 GMT+7
Ở Ninh Bình có một làng nghề đã tồn tại từ lâu đời và đến nay vẫn được giữ gìn, phát triển. Đó là làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình. Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công, sản phẩm cói Kim Sơn vẫn luôn được yêu thích, ưa chuộng. 
quảng cáo

Với những người yêu thích các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chắc hẳn không xa lạ với làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình. Đến nay, sản phẩm cói của làng nghề truyền thống này đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trong và cả nước ngoài. 
 

1. Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình – làng nghề hơn 100 năm tuổi của cố đô

1.1. Địa chỉ làng cói Kim Sơn

Làng cói Kim Sơn ở đâu có lẽ đang là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về làng nghề truyền thống này. Địa chỉ cụ thể của làng cói ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nằm ngay gần Nhà thờ đá Phát Diệm – một điểm thăm quan nổi tiếng của tỉnh. 

 

Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình cách trung tâm thành phố hơn 33 kmLàng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình cách trung tâm thành phố hơn 33 km. Ảnh: thông tin đối ngoại

Hiện nay, hầu hết các làng, xã ở Kim Sơn đều tham gia chế biến cói và có 20 làng nghề cói đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề. Trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử, làng nghề cói Kim Sơn ngày càng khẳng định được vị thế của mình và phát triển cho tới tận ngày nay.

 

Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình đã tồn tại hàng trăm năm quaHầu hết các làng ở Kim Sơn đều gắn bó với nghề làm cói. Ảnh: Bazzan travel

Như vậy, sau khi nắm được địa chỉ làng cói Kim Sơn ở đâu, còn chần chừ gì nữa mà không lên lịch ngay cho chuyến đi khám phá làng nghề độc đáo, nổi danh vùng đất cố đô này thôi nào. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển

Theo kinh nghiệm đi Ninh Bình, Kim Sơn chỉ cách trung tâm thành phố hơn 33km, thời gian di chuyển chỉ tầm 45 phút theo đường Quốc lộ 10. Đường xá đẹp, rất dễ đi và nếu không biết đường có thể hỏi người dân bởi làng cói này rất nổi tiếng, hầu như ai cũng biết và sẵn sàng chỉ đường cho bạn. 

 

Bạn có thể dễ dàng tới thăm làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình bằng bất kể phương tiện nàoBạn có thể dễ dàng tới thăm làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình bằng bất kể phương tiện nào. Ảnh: Mia

Với các khách du lịch xuất phát từ Hà Nội, việc di chuyển cũng không hề khó khăn với khoảng cách hơn 100km. Đặc biệt, quãng đường từ Hà Nội đến Ninh Bình đã có đường cao tốc nên việc thời gian đi lại được rút ngắn đi rất nhiều, chỉ mất khoảng 2 tiếng là bạn đã có mặt tại đây rồi. 

Từ Thủ đô, bạn đi đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình qua địa phận Hà Nam rồi rẽ trái vào Quốc lộ 10, đi tầm 30 cây số nữa là tới. Đường cao tốc đẹp nhưng cần chú ý biển báo và tốc độ. 

 

Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình là một trong những điểm thăm quan không thể bỏ qua.Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình là một trong những điểm thăm quan không thể bỏ qua. Ảnh: st

Ninh Bình là vùng đất du lịch với nhiều điểm đến lịch sử, danh lam thắng cảnh mê hoặc lòng người. Các lữ khách ở xa như miền Trung, miền Nam có thể nhân chuyến đi về làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình kết hợp ghé thăm các địa điểm nổi tiếng như cố đô Hoa Lư, danh thắng Tràng An... với thời gian 3 ngày 2 đêm. Còn khách ở gần như Hà Nội, Hải Phòng... có thể đi về trong ngày nếu muốn. 
 

1.3. Độc đáo làng cói Kim Sơn Ninh Bình 


1.3.1. Lịch sử hình thành 

Trước kia, Kim Sơn là vùng đất hoang nhưng đã được tạo hóa ban tặng một loại cây chính là cây cói. Trải qua hàng trăm năm lấn biển, mở đất canh tác, người dân Kim Sơn đã tạo nên nhiều diện tích mênh mông để trồng cói, các xã mới cùng được thành lập. 

 

Cói tươi được thu hoạch, phơi khô... từ đó dệt thành sản phẩm cói tại làng nghề cói Kim Sơn Ninh BìnhCói tươi được thu hoạch, phơi khô... từ đó dệt thành sản phẩm cói tại làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình. Ảnh: Báo Ninh Bình

Giống cói mọc hoang, phần ngọn vót nhọn, phần gốc thì phình to, đưa ra ba hướng, thích hợp để làm thảm cói, chiếu cói. Còn cói được trồng trên đồng ruộng lại có phần thân tròn, thon dài từ trên xuống dưới, thích hợp để chế tạo thành các sản phẩm cao cấp hơn. 

 

Cây cói mềm mại nhưng chắc chắn là biểu tượng của làng nghề cói Kim Sơn Ninh BìnhCây cói mềm mại nhưng chắc chắn là biểu tượng của người dân huyện Kim Sơn. Ảnh: Báo Ninh Bình

Một điểm đặc biệt là cây cói có chu kỳ sinh trưởng như cây lúa. Cói chiêm thu hoạch vào dịp tháng 5 còn cói mùa vào tháng 10 âm lịch hàng năm. Do đó, nếu có dịp du lịch Ninh Bình vào đúng thời gian này, bạn sẽ được chứng kiến cảnh người dân Kim Sơn đang tấp bật thu hoạch cói. Hoa cói khi chín sẽ chuyển màu nâu, phảng phất hương thơm khắp làng xóm. Một bức tranh đồng quê bình dị, thanh bình đến lạ kỳ, là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp lao động và vẻ đẹp thiên nhiên. 

 

Rất nhiều người thợ đã cao tuổi nhưng vẫn gắn bó với nghề tại làng nghề cói Kim Sơn Ninh BìnhRất nhiều người thợ đã cao tuổi nhưng vẫn gắn bó với nghề tại làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình. Ản: Dân trí

Quy trình trồng cói trải qua nhiều công đoạn như trồng lúa, nào là cày, xới, phơi ải, đến tháo nước, bón phần... Công đoạn nào cũng phải thật chỉn chu, cẩn thận vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cói. Có thể nói, hệ thống thuỷ lợi canh tác cây cói cũng quan trọng không kém gì canh tác lúa. 

Ở vùng đất Kim Sơn này, cây cói óng ả, mềm mại, như một cầu nối giữa biển với bờ, giữa con người với thiên nhiên suốt hàng trăm năm qua. Đến ngày nay, cây cói còn là sợi dây kết nối giữa trong nước với thế giới, góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa, du lịch cho tỉnh Ninh Bình. 

>>Xem thêm: Lịch trình du lịch Ninh Bình 2 ngày cho các du khách lười đi xa

1.3.2. Quy trình tạo nên sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn 

Thế mạnh của cói Kim Sơn chính là sản xuất ra được các sản phẩm cần thiết với nhu cầu đời sống của người dân. Sản phẩm đầu tiên và được biết đến nhiều nhất ở làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình chính là chiếu cói, sau được người dân sáng tạo nên giỏ, dép, túi xách cói, hộp đựng đồ trang điểm... Nhiều sản phẩm được trưng bày bán ở điểm du lịch tại nhà thờ đá Phát Diệm.

 

Để tạo nên được một sản phẩm cói chất lượng không phải điều đơn giản với làng nghề cói Kim Sơn Ninh BìnhĐể tạo nên được một sản phẩm cói chất lượng không phải điều đơn giản. Ảnh: Mia

Những đôi dép làm từ cói với nhiều mẫu mã rất bắt mắt như dép lê, dép xỏ ngón, dép tông… cũng rất thu hút khách du lịch vì họ có thể đi ở trong nhà rất nhẹ nhàng, không phát ra tiếng động hoặc họ dùng để trang trí giúp cho căn nhà giản gị và đậm chất nông thôn.

Sở dĩ các sản phẩm cói mỹ nghệ Ninh Bình được ưa chuộng bởi thân thiện với môi trường khi được làm bằng nguyên liệu thiên nhiên, bền bỉ theo thời gian, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc mà giá thành lại phải chăng. 

 

Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình tạo công việc cho nhiều người lao độngLàng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình tạo công việc cho nhiều người lao động. Ảnh: Báo Ninh Bình

Từ cây cói mọc ngoài tự nhiên, qua bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của người thợ lại trở thành những sản phẩm đẹp và chất lượng đến vậy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây lại là cả một quá trình chuẩn bị công phu, đòi hỏi nhiều kỹ năng của người thợ. Dệt nên chiếu cói, người thợ phải cẩn trọng tất cả các khâu, đặt biệt là khâu dệt hoa cải cho chiếu yêu cầu phải uyển chuyển, mắt phải tinh, tay phải nhanh không được để lỗi. 

 

Những sản phẩm cói đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng của làng nghề cói Kim Sơn Ninh BìnhNhững sản phẩm cói đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng của làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình. Ảnh: st

Để có được sản phẩm cói đảm bảo chất lượng, từ lúc trồng cói, đến khi thu hoạch, chọn cói, chẻ rồi đem phơi và nhuộm cói… tới bước cuối cùng là đan và hoàn thiện sản phẩm đều cần phải chú ý. Chẳng hạn kĩ thuật sử dụng keo polyascera để phun lên bề mặt sản phẩm giúp định hình kiểu dáng và chống mốc, ẩm cho sản phẩm cói rất được chú trọng. Nhờ vậy mà sản phẩm cói mỹ nghệ Ninh Bình đảm bảo chất lượng tới người sử dụng, dù vận chuyển xa hàng nghìn cây số ra nước ngoài. 

 

Chiếu cói là sản phẩm độc đáo nhất của làng nghề cói Kim Sơn Ninh BìnhChiếu cói là sản phẩm độc đáo nhất của làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình. Ảnh: dulichninhbinh

Đến nay, dù nghề làm cói có vất vả nhưng vẫn luôn được giữ gìn và phát huy. Các sản phẩm cói Kim Sơn còn được xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Người dân Kim Sơn từ thế hệ trước cứ truyền tiếp tới thế hệ sau có đầy đủ tố chất của một người thợ chân chính với tính linh hoạt, sự sáng tạo, sự nhanh nhạy, bàn tay khéo léo và đam mê nghề nghiệp.  
 

2. Các làng nghề truyền thống khác ở Ninh Bình 

Ngoài làng cói Kim Sơn, ở vùng đất cố đô cũng có nhiều làng nghề truyền thống đáng tự hào khác. Trong chuyến ghé thăm làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình, bạn đừng quên khám phá các làng nghề dưới đây. 
 

2.1. Làng nghề thêu ren Văn Lâm

Nằm ngay trong quần thể khu du lịch Tam Cốc Bích Động, làng nghề thêu ren Văn Lâm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư đến nay đã tồn tại hơn 700 năm, từ thời nhà Trần. Làng nghề truyền thống ở Ninh Bình này còn được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận là một trong 12 làng nghề tiêu biểu của nước ta. 

 

Làng nghề thêu ren Văn Lâm cách làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình không xaLàng nghề thêu ren Văn Lâm cách làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình không xa. Ảnh: Mia

Các họa tiết, hoa văn được thêu trên phẩm của làng nghề Văn Lâm thường hoa mỹ và đòi hỏi kỹ thuật cao như Tứ quý, long, phụng chầu nguyệt, phong cảnh làng quê hay hổ, rồng, chim công,.. Đáng chú ý nhất là các kỹ thuật cổ như thêu đâm xôi, thêu bó hạt, thâu nối đầu, …là cách thêu mà hầu như chỉ làng Văn Lâm mới có.

Nhờ chất lượng, uy tín và sự đa dạng về mẫu mã, hàng thêu của Văn Lâm được lòng tin với khách hàng khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Anh, Mỹ, Pháp, Đức,...


2.2. Chạm khắc đá Ninh Vân

Một làng nghề truyền thống ở Ninh Bình khác nữa chính là làng chạm khắc đá ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư. Theo tư liệu, làng nghề này đã tồn tại khoảng 400 năm nay. Đây không phải nghề dễ dàng, yêu cầu người thợ phải có tay nghề, sức khỏe tốt, thích nghi được với môi trường làm việc khó khăn như chịu nắng, bụi và tiếng ồn.

 

Nghề chạm khắc đá Ninh Vân đòi hỏi kỹ thuật và sức khỏe tốt cũng nổi danh không kém làng nghề cói Kim Sơn Ninh BìnhNghề chạm khắc đá Ninh Vân đòi hỏi kỹ thuật và sức khỏe tốt. Ảnh: Báo Nông nghiệp

Rất nhiều tác phẩm khắc đá trên cả nước đều có sự hiện diện của thợ làng nghề Ninh Vân như Nhà thờ đá Phát Diệm, Lăng Bà Chúa Liễu, Lăng Khải Định, tượng đài mẹ Suốt (Quảng Bình), tượng đài mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)...

Trước đây, mọi công đoạn từ khai thác, vận chuyển đá, xẻ đá, mài, đục… đều do bàn tay con người trực tiếp nên sản lượng ít và vất vả. Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của máy móc nên năng suất lao động tăng đáng kể. 

Làng nghề cói Kim Sơn Ninh Bình trở nên điểm đến đầy thú vị cho khách du lịch trong và ngoài nước. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm các điểm thăm quan mới và kinh nghiệm vi vu hữu ích nhé. 

Yến Yến

Theo Báo Thể Thao Việt Nam 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)