Banner Movi

Cột cờ Lũng Pô Lào Cai: Nơi bắt đầu của sông Hồng chảy vào đất Việt

Thứ tư, 18/09/2024, 10:00 GMT+7
Cột cờ Lũng Pô Lào Cai khẳng định chủ quyền Tổ quốc nơi biên giới, đồng thời cũng giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn. Trong chuyến du lịch Lào Cai, bạn có thể ghé thăm công trình thanh niên này. 
quảng cáo

Cột cờ Lũng Pô Lào Cai được xem là niềm tự hào của người dân địa phương, biểu tượng của chủ quyền dân tộc bất khả xâm phạm. Cùng Du lịch Việt Nam khám phá cột cờ này trong hành trình du lịch Lào Cai nhé. 
 

1. Cột cờ Lũng Pô Lào Cai – nơi thiêng liêng của vùng Tây Bắc


1.1. Cột cờ Lũng Pô ở đâu?

Cột cờ Lũng Pô ở đâu hay địa chỉ chính xác của Cột cờ Lũng Pô là điều mà nhiều người thắc mắc khi lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, cột cờ này được đặt tại Trạm biên phòng Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Công trình được xây dựng từ ngày 26/3/2016 và hoàn thành ngày 16/12/2017.

 

Cột cờ Lũng Pô Lào Cai nằm ở xã A Mú Sung, huyện Bát XátCột cờ Lũng Pô nằm ở xã A Mú Sung, huyện Bát Xát. Ảnh: luongthianhminhbvhn

Lũng Pô là tên dòng suối, phân chia đường thủy 2 nước Việt Nam và Trung Quốc. Suối Lũng Pô chảy ra đổ vào sông Hồng tại cột mốc 92, là điểm đầu tiên con sông Hồng chảy vào với đất nước Việt Nam. Bởi vậy, câu hát “Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Ở trên anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ” cũng hình thành từ đây. 

 

Cột cờ Lũng Pô Lào Cai – nơi con sông Hồng chảy vào đất ViệtCột cờ Lũng Pô Lào Cai – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Ảnh: Thanh Luyện

Như vậy, sau khi biết Cột cờ Lũng Pô ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không lập team tới đây khám phá ngay thôi nào. Chắc chắn Cột cờ Lũng Pô Lào Cai không khiến bạn phải thất vọng đâu nhé. 
 

1.2. Đường đi Cột cờ Lũng Pô

Cột cờ Lũng Pô cách trung tâm TP Hà Nội hơn 360km, thời gian di chuyển tầm 6-7 tiếng đồng hồ. Nhìn chung, đường đi Cột cờ Lũng Pô tương đối xa xôi nhưng không ngăn được bươc chân của những người ham khám phá. 

 

Bạn có thể chọn đi xe máy hay ô tô lên Cột cờ Lũng Pô Lào Cai đều đượcBạn có thể chọn đi xe máy hay ô tô lên Cột cờ Lũng Pô Lào Cai đều được. Ảnh: Thanh Luyện

Ngày nay, nhờ tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, thời gian đi đã rút ngắn nhiều so với trước đây. Đường đi cũng đẹp và khang trang hơn. Tuy nhiên, vẫn có những đoạn quanh co, đường đèo khi vào sâu trong huyện. 

Khách du lịch đi theo cao tốc Nôi Bài – Lào Cai, qua TP Lào Cai, đâm theo ĐT156 rồi ĐT158 là tới được Cột cờ Lũng Pô Lào Cai. Đoạn từ xã A Mú Sung để vào cột cờ, đường khúc khuỷu và có phần gập ghềnh hơn.

 

Đường đi Cột cờ Lũng Pô Lào Cai không quá khó đi nhưng có nhiều đoạn đèo khúc khuỷuĐường đi Cột cờ Lũng Pô Lào Cai không quá khó đi nhưng có nhiều đoạn đèo khúc khuỷu. Ảnh: kpforever83

Từ TP Lào Cai, với khoảng cách 80km, bạn sẽ mất tầm 2,5 tiếng đi lại. Du khách đi theo cung đường như trên. Dọc đường đi Cột cờ Lũng Pô, thiên nhiên đất trời Tây Bắc đẹp rực rỡ và hùng vỹ. Giữa màu xanh của cây cối, màu trắng của mây trời, cột cờ Lũng Pô hiện ra hiên ngan giữa miền biên cương đầy nắng và gió. 

>>Xem thêm: Du lịch Sapa tiết kiệm không khó như bạn nghĩ

1.3. Cột cờ Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt 


1.3.1. Ý nghĩa Cột cờ Lũng Pô

Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Vân Nam của Trung Quốc, chảy vào lãnh thổ nước ta với chiều dài hơn 500 km. Dòng sông này đã chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm trong lịch sử giữ nước hào hùng của nhân dân Việt Nam. 

 

Cột cờ Lũng Pô Lào Cai là nơi bắt đầu dòng sông Hồng chảy vào nước taCột cờ Lũng Pô Lào Cai là nơi bắt đầu dòng sông Hồng chảy vào nước ta. Ảnh: limerence_color

Năm 1979, nhà thờ Dương Soái – phóng viên Đài phát thanh Hoàng Liên Sơn lúc bấy giờ, sau khi đi công tác trên vùng biên giới phía Bắc đã sáng tác bài thơ “ Gửi em ở cuối sông Hồng”. Sau đó, năm 1980, bài thơ đã được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, ngay lập tức trở nên nổi tiếng, được nhiều người yêu thích. 

Trong ca khúc này có câu hát “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” nhắc tới địa điểm rất cụ thể ở địa phận huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, đó chính là A Mú Sung với Cột cờ Lũng Pô Lào Cai và cột mốc 92.

 

Cột cờ Lũng Pô Lào Cai là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổCột cờ Lũng Pô Lào Cai là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ảnh: _dxt_

Trước khi cột cờ Lũng Pô được xây dựng, khu vực này là trạm biên phòng A Mú Sung. Sau đó, cột cờ cùng các hạng mục đi kèm được xây dựng trên diện tích 2.100 mét vuông. Công trình này do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lào Cai phát động, với kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

 

Cột mốc 92 ở gần Cột cờ Lũng Pô Lào Cai, nơi đánh dấu dòng suối Lũng Pô chảy vào sông HồngCột mốc 92 ở gần Cột cờ Lũng Pô, nơi đánh dấu dòng suối Lũng Pô chảy vào sông Hồng. Ảnh: luongthianhminhbvhn

Cột cờ Lũng Pô trở thành biểu tượng cho tinh thần, cho nhiệt huyết và quyết tâm của tuổi trẻ Lào Cai trong quá trình xây dựng quê hương, góp phần khẳng định chủ quyền của biên giới, giáo dục lòng tự hào, yêu nước, tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn cho thế hệ trẻ. Không chỉ vậy, Cột cờ Lũng Pô còn góp phần tô đắp cho hình ảnh mới về quê hương Lào Cai, góp phần vào việc phát triển du lịch Lào Cai. 
 

1.3.2. Thiêng liêng nơi biên ải 

Quá trình xây cột cờ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 xây phần cột cờ chính cao 31,43m. Giai đoạn 2 hoàn thành khu vực ngoại cảnh gồm sân cỏ, kè đá hộc, bãi đỗ xe, tường rào quanh cột cờ. Chi phí xây dựng Cột cờ Lũng Pô Lào Cai lên tới 17 tỷ đồng và bằng 100% vốn xã hội hóa.

 

Ghé thăm Cột cờ Lũng Pô Lào Cai, niềm tự hào trào dâng trong lồng ngựcGhé thăm Cột cờ Lũng Pô Lào Cai, niềm tự hào trào dâng trong lồng ngực. Ảnh: 1tandao9

Một điều đặc biệt là Cột cờ Lũng Pô có nhiều chi tiết thú vị. Điển hình như chiều cao cột biểu tượng cho độ cao 3.143m của đỉnh Fansipan so với mực nước biển. Hàng cầu thang đi lên tương tự cột cờ Lũng Cú. Nếu lá cờ trên Cột cờ Lũng Cú có diện tích 54 mét vuông như 54 dân tộc anh em của Việt Nam thì lá cờ trên đỉnh Cột cờ Lũng Pô là 25 mét vuông, chính là biểu tượng cho 25 dân tộc đang sinh sống tại Lào Cai. 

 

Leo lên vị trí cao nhất của Cột cờ Lũng Pô Lào Cai, bạn sẽ được ngắm nhìn giang sơn rộng lớnLeo lên vị trí cao nhất của Cột cờ Lũng Pô Lào Cai, bạn sẽ được ngắm nhìn giang sơn rộng lớn. Ảnh: huyennguyen1811

Để lên đỉnh cột cờ, khách du lịch Lào Cai phải đi qua 125 bậc thang hình xoắn ốc. Lên tới đỉnh cột, từ nơi cao nhất, khung cảnh hùng vỹ của huyện Bát Xát thu vào trong tầm mắt. Xa xa là con sông Hồng hiền hào đang chảy ngày đêm, bản làng của bà con lấp ló bên sườn núi, rừng cây xanh bao la, quang cảnh thật hùng vỹ và thân thương. Từ vị trí này, du khách cũng có thể ngắm nhìn ngã ba suối Lũng Pô giao với sông Hồng ngay tại cột mốc 92. 

 

Cùng ngắm nhìn khung cảnh hùng vỹ của núi rừng Tây Bắc từ Cột cờ Lũng Pô Lào CaiCùng ngắm nhìn khung cảnh hùng vỹ của núi rừng Tây Bắc từ Cột cờ Lũng Pô Lào Cai. Ảnh: chiphuong19

Nhìn từ xa, lá cờ tung bay trên Cột cờ Lũng Pô Lào Cai như chính ý chí bất khuất của người dân nơi biên cương. Lá cười đỏ thắm dưới nền trời xanh biếc, như chạm vào trái tim mỗi du khách. Ai tới đây cũng trào dâng một niềm tự hào, một sự thiêng liêng trong lồng ngực. 

Là công trình tưởng nhớ sự hy sinh của các người lính biên phòng xã A Mú Sung, tại cột cờ Lũng Pô cũng có 1 gian thờ Bác Hồ và các chiến sĩ trong chiến tranh biên giới vào năm 1979. Bạn đừng quên mua hoa quả thắp hương khi tới đây nhé. 

 

Thôn Lũng Pô xinh đẹp nằm gần Cột cờ Lũng Pô Lào CaiThôn Lũng Pô xinh đẹp nằm gần Cột cờ Lũng Pô Lào Cai. Ảnh: Báo Lào Cai

Tới Cột cờ Lũng Pô là tới với vùng núi Tây Bắc. Tuyệt tác thiên nhiên của mảnh đất Lào Cai với ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, với mùa lúa chín vàng óng ả ở A Lù, Y Tý... đã làm bao người bị mê hoặc. Khi mô hình du lịch cộng đồng đang phát triển, trong hành trình khám phá Cột cờ Lũng Pô, du khách đừng quên trải nghiệm nhiều hoạt động tại bản làng ở huyện Bát Xát. 

 

Du lịch Lào Cai đừng quên bỏ qua Cột cờ Lũng Pô Lào CaiDu lịch Lào Cai đừng quên bỏ qua Cột cờ Lũng Pô. Ảnh: laocaitourism

Sau khi đi vào sử dụng, Cột cờ Lũng Pô Lào Cai đã đón không biết bao nhiêu lượt khách ghé thăm. Ai cũng mang trong mình một niềm tự hào dân tộc. Bởi vậy, khi du lịch Lào Cai, du lịch vùng biên giới, bạn đừng ghé thăm nơi này. Tin rằng, Lũng Pô sẽ ngày càng được biết đến hơn nữa. Tới vùng đất này, du khách gần xa sẽ cảm nhận được vẻ đẹp, sự mến khách cũng như khí phách hiên ngang của đất và người nơi đây.

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Lào Cai từ A-Z

2. Các điểm du lịch khác gần Cột cờ Lũng Pô


2.1. Núi Lảo Thần

Núi Lảo Thần được biết đến là điểm săn mây cực đỉnh của vùng núi phía Bắc. Nơi đây đã thu hút không biết bao nhiêu các bạn trẻ đam mê leo núi và khám phá thiên nhiên. Núi cao 2.860m so với mực nước biển, đứng thứ 14 trong danh sách các ngọn núi cao nhất nước ta. 

 

Núi Lảo Thần – điểm check in tuyệt đẹp gần Cột cờ Lũng Pô Lào CaiNúi Lảo Thần – điểm check in tuyệt đẹp của Lào Cai. Ảnh: Wetrek

Trong hành trình trekking Lảo Thần, 2 tiếng đầu tiên được đánh giá là khó khăn nhất vì đường dốc. Cả đi cả vễ, đường lên núi khoảng 16km. Với người đã có kinh nghiệm thì chỉ tầm 2-3 tiếng là đã có thể leo tới đỉnh và xuống núi trong ngày. Tốt nhất, 2 ngày 1 đêm sẽ là khoảng thời gian lý tưởng để tìm hiểu và ngắm nhìn thiên nhiên trên đỉnh núi. 

Trên suốt hành trình leo núi có rất nhiều điểm đẹp để bạn chụp ảnh như: mỏm câu cá; mỏm “mặt quỷ”; cánh đồng hoa trắng; cây đầu rồng, cây phong ba... Mỗi góc độ lại cho bạn cảnh sắc khác nhau. Khách du lịch Cột cờ Lũng Pô Lào Cai nhất định không thể bỏ qua núi Lảo Thần. 


2.2. Công viên Choản Thèn

Công viên Choản Thèn nằm ở xã Y Tý, huyện Bát Xát. Từ trung tâm xã, bạn đi xe tầm 3 phút theo con đường liên thông, tới cuối đường sẽ thấy một công viên rộng nghìn m2 ở đấy. Đây là nơi vui chơi, sinh hoạt tâm linh của bà con địa phương. Vào dịp năm mới, lễ, tết, cầu mùa... người dân sẽ tụ họp về Choản Thèn thực hiện nghi lễ tín ngưỡng, trò chuyện và tham gia các trò chơi dân gian. 

 

Công viên Choản Thèn cũng khá gần Cột cờ Lũng Pô Lào CaiCông viên Choản Thèn cũng khá gần Cột cờ Lũng Pô Lào Cai. Ảnh: Dulichdemen

So với các công viên ở thành phố, công viên Choản Thèn giản dị lạ kỳ nhưng chính điều này đã giúp nó trở thành điểm đến khó lòng bỏ qua của khách du lịch. Giữa không gian khoáng đạt, 2 cây dẻ “a gừ” mọc cạnh nhau rất đẹp. Nhiều người yêu mến đặt biệt danh cho 2 cây ấy là cây hạnh phúc, cây tình yêu... 

Trên đây là thông tin về Cột cờ Lũng Pô Lào Cai cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)