Banner Movi

Chùa Láng Hà Nội – chốn tâm linh cổ kính giữa lòng Thủ đô

Thứ bảy, 24/02/2024, 15:32 GMT+7
Hà Nội không thiếu những ngôi chùa cổ, trong đó chắc chắn phải điểm tên chùa Láng. Nằm ngay giữa trung tâm thành phố, chùa Láng Hà Nội như một nét chấm phá bình dị cho Thủ đô. 
quảng cáo

Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, chùa Láng Hà Nội vẫn uy nghi sừng sững. Đây là điểm đến tâm linh quen thuộc của biết bao thế hệ người dân Hà thành, đặc biệt mỗi dịp xuân sang. 
 

1. Khám phá nét đẹp cổ kính của chùa Láng Hà Nội 


1.1. Địa chỉ chùa Láng, hướng dẫn di chuyển 

Địa chỉ chùa Láng Hà Nội hay chùa Láng ở đâu là điều mà nhiều người thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, chùa Láng nằm ở số 116, đường Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Chùa mở cửa từ 8h30 đến 20h00 hàng ngày.

 

Chùa Láng Hà Nội nằm trên con phố cùng tênChùa Láng Hà Nội nằm trên con phố cùng tên. Ảnh: Afamily

Chùa Láng còn được biết đến với tên Chiêu Thiền Tự với ý nghĩa "Đất phúc cõi thiêng duy có chùa Chiêu Thiền bậc nhất. Vì có điềm tốt rõ rệt, nên gọi là "Chiêu". Nơi đây cũng là nơi sinh ra Thiền sư Từ Đạo Hạnh nên gọi là "Thiền"".

Có thể thấy, địa chỉ chùa Láng Hà Nội rất cụ thể và dễ tìm. Với vị trí nằm ở ngay trong lòng thành phố nên việc di chuyển cũng vô cùng thuận lợi. Tùy theo điểm xuất phát mà bạn lựa chọn cung đường di chuyển cho hợp lý. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, vì đường chùa Láng khá nhỏ nên thuận tiện nhất để tới chùa Láng Hà Nội vẫn là bằng xe máy. 

 

Bạn có thể tới chùa Láng Hà Nội bằng nhiều phương tiện khác nhauBạn có thể tới chùa Láng Hà Nội bằng nhiều phương tiện khác nhau. Ảnh: Vietnamnet

Từ Hồ Gươm, bạn có thể đi theo lối Tràng Thi => Trần Phú => Kim Mã => Nguyễn Chí Thanh => Chùa Láng. Khoảng cách không xa nhưng nếu đi vào giờ cao điểm sẽ dễ tắc đường. Nếu lo sợ lạc đường, khách du lịch nên chọn đi taxi hoặc xe ôm công nghệ. Tại khu vực quanh chùa Láng có nhiều tuyến xe bus đi qua như 09B, 09BCT, 20A, 55A, 90, CNG05. 


1.2. Lịch sử, kiến trúc độc đáo của chùa Láng 

Cái tên chùa Láng chẳng còn xa lạ với những người Hà Nội bởi nơi đây từng được xem là “Đệ nhất tùng lâm” của thành Thăng Long xưa. Theo lịch sử ghi chép, Chiêu Thiền Tự Hà Nội được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138 – 1175). Chùa Láng Hà Nội được xây dựng trên nền nhà cũ của cha mẹ Thiền sư Đạo Hành, xưa thuộc xã Yên Lãng, huyện Vĩnh Thuận, sau này là làng Láng gần sông Tô Lịch. 

 

Chùa Láng Hà Nội được xây dựng từ thời vua Lý Anh TôngChùa Láng Hà Nội được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông. Ảnh: Traveloka

Không chỉ thờ Phật, Chiêu Thiền Tự Hà Nội còn thờ Từ Đạo Hành và vua Lý Thần Tông bởi gắn với truyền thuyết thiền sư đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu – em vua Lý Nhân Tông. Do nhà vua không có con nên đã chọn con của em trai làm thái tử, nối ngôi vua, hiệu Lý Thần Tông (1128 – 1138). 

 

Toàn cảnh chùa Láng Hà Nội khi nhìn từ trên caoToàn cảnh chùa Láng Hà Nội khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Vương Lộc

Vua Lý Thần Tông chính là người đặt nền móng cho Phật học mang tính dân gian, mở đầu cho môn phái Mật Tông và phát triển diễn xuất nghệ thuật Chèo. Dưới thời Lý, Phật giáo phát triển khắp Đại Việt, nhiều chùa chiền được xây dựng như Chùa Kim Liên, Chùa Hòe Nhai... Lúc bấy giờ, vua Lý Anh Tông đã cho xây dựng chùa Láng Hà Nội.  

 

Nhiều người chọn chùa Láng Hà Nội làm nơi du xuân đầu nămNhiều người chọn chùa Láng Hà Nội làm nơi du xuân đầu năm. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Do những biến động của lịch sử, chùa Láng được trùng tu nhiều lần, đại trùng tu vào năm Thịnh Đức thứ tư (Bính Thân 1656). Trải qua nhiều đợt tu sửa là vậy nhưng Chùa Láng vẫn giữ được kiến trúc thưở sơ khai, uy nghi, hài hòa với không gian xung quanh. Ngôi chùa cổ đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia từ năm 1962.

 

Mọi chi tiết trong chùa Láng Hà Nội đều đã nhuốm màu rêu phongMọi chi tiết trong chùa Láng Hà Nội đều đã nhuốm màu rêu phong. Ảnh: Vương Lộc

Chùa Láng nằm trên khuôn viên rộng lớn tới 18.000m2. Giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp lại có ngôi chùa khang trang, được bao bọc bởi hàng cây cổ thụ lâu năm nên không gian cực mát mẻ và thoáng đãng. 

Ngay từ khi đặt chân vào chùa Láng Hà Nội, du khách sẽ cảm nhận được vẻ bình yên, thư thái bởi quanh vườn tháp hay ao chùa đều có cây xanh che mát. Cũng bởi lẽ đó mà nhiều người tới đây vãn cảnh, cúng lễ hay dạo bộ, nhiều sinh viên trường Đại học gần đó còn xem nơi này như thư viện ngoài trời để học tập.  

 

Thăm quan chùa Láng Hà Nội cảm nhận không gian thanh tịnhThăm quan chùa Láng Hà Nội cảm nhận không gian thanh tịnh. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống 

Để vào chùa Láng, bạn sẽ đi qua tam quan ngoại, giáp với đường. Cổng này có bốn cột vuông, ba mái cong gắn liền vào sườn cột. Có thể nói, kiến trúc cổ này thuộc hàng độc đáo bậc nhất Việt Nam. Phần mái ở giữa cao hơn hai bên, dưới tấm hoành phi có đề chữ “Thiền Thiên Khải Thánh”. 

 

Chùa Láng Hà Nội cổ kính giữa lòng phố thịChùa Láng Hà Nội cổ kính giữa lòng phố thị. Ảnh: hoaithuim

Qua cổng tam quan ngoại, bước vào một khoảng sân sẽ đưa bạn đến một nghi môn tường hồi bít đốc, mái hai tầng. Lối đi ở giữa lát gạch đỏ đã in hằn dấu vết thời gian. Con đường dẫn đến tam quan nội. Sau đó là con đường lát gạch, hai bên là hàng muỗm cổ thủ hàng trăm năm tuổi. Một trong những điểm ấn tượng bên trong chùa Láng là nhà Bát giác với hai tầng mái, chính là nơi đặt tượng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Dù ngoài kia, phố xá có tấp nập, hiện đại thế nào đi chăng nữa, chỉ cần vào tới chùa Láng Hà Nội, bạn sẽ thấy như đưa quay trở lại quá khứ, tâm hồn bỗng bình lặng và nhẹ nhàng.

 

Vườn tháp mộ khang trang tại chùa Làng Hà NộiVườn tháp mộ khang trang tại chùa Làng Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet

Sau nhà Bát giác là đến ngay Thượng điện, nhà thiêu hương, nhà Tổ và nhiều hạng mục khác. Tiền đường của chùa Láng có 9 gian kéo dài nối liền dãy hành lang Thập điện Diêm vương. 

 

Ghé thăm chùa Láng Hà Nội để khám phá kiến trúc chùa cổ nước taGhé thăm chùa Láng Hà Nội để khám phá kiến trúc chùa cổ nước ta. Ảnh: _trugn

Đi ra phía sau chùa, khách du lịch sẽ thấy vườn tháp mộ của nhiều đời sư tăng trụ trì. Hiếm có ngôi chùa nào ở Hà thành mà có số lượng pho tượng nhiều đến vậy lên tới 198 pho. Đặc biệt, trong chùa có nhiều tấm bia cổ kiệt tác của thế hệ cha ông, tấm cổ nhất được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) nhà Hậu Lê do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc soạn.

>>Xem thêmNhững thông tin cần biết về Lễ hội chùa Hương Hà Nội

1.3. Hòa mình vào lễ hội chùa Láng 

Lễ hội chùa Láng thường được tổ chức vào ngày 7 tháng Ba Âm lịch. Đây cũng chính là là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trước đây, hội chùa Láng Hà Nội là lễ hội rất lớn, thu hút người dân và khách khứa của cả một vùng và không phải năm nào cũng tổ chức. Hội diễn ra cả tháng nhưng ngày nay chỉ còn 3 ngày. 

 

Lễ hội chùa Láng Hà Nội diễn ra vào tháng Ba Âm lịchLễ hội chùa Láng Hà Nội diễn ra vào tháng Ba Âm lịch. Ảnh: Môi trường & Cuộc sống

Lễ hội chùa Láng có nghi thức rước kiệu Từ Đạo Hạnh đến chùa Hoa Lăng (thuộc phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy) - nơi thờ song thân của thiền sư. Một đoàn rước kiệu sẽ gồm 4 ông thủ kiệu, 24 chàng trai cường tráng để vào hàng đô ngoại, 16 trai tráng để vào hàng đô nội, 6 ông cai đám, đội tế, đội cờ, còn có đội nữ múa sênh tiền, đội bát bửu, đội sư tử, đội rồng, đội trống, phường bát âm… tương tự lễ hội trước đây. Lễ vật dâng cúng có mâm cỗ chay với gam màu vàng là chủ đạo, bánh khảo, bốn cặp bánh chưng, bánh dày... 

 

Lễ hội chùa Láng Hà Nội thu hút rất đông người tham giaLễ hội thu hút rất đông người tham gia. Ảnh: Kinh tế đô thị 

Đoàn rước có nhiều loại cờ, chiêng, trống, voi bành, lọng che, siêu đao, ngựa gỗ, họa kích, tàn vàng, chấp kích, đội sênh tiền… rất long trọng và sôi động. Đoàn rước đi đến đâu thu hút sự chú ý đến đó. Trước lễ hội chùa Láng Hà Nội cả tháng, thanh niên đã tập dượt rước kiệu quanh chùa. 

Ngoài phần lễ, phần hội cũng thu hút nhiều khách du lịch Hà Nội bởi các trò chơi dân gian truyền thống như thổi cơm thi, chọi gà, hội thơ, đập niêu, hội thư pháp, hát quan họ, chầu văn, cải lương, thi đấu cờ tướng, múa, ô ăn quan… Đặc sắc nhất là hội thổi cơm thi. Nồi cơm được chấm điểm ngon nhất sẽ dâng lên Đức Thánh. Kết thúc lễ hội chùa Láng là lễ tế hạ hội do các lão làng tiến hành vào lúc chiều tối.

 

Lễ hội chùa Láng Hà Nội được gìn giữ bao đời nayLễ hội chùa Láng được gìn giữ bao đời nay. Ảnh: Báo Quân đôi nhân dân

Lễ hội chùa Láng được người dân sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh đời sống tinh thần phong phú cũng như giá trị lịch sử bất biến nhiều đời nay. Chùa Láng Hà Nội là điểm du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc của Thủ đô. Năm 2019, Lễ hội chùa Láng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
 

2. Gần chùa Láng còn gì thú vị?

Xung quanh khu vực chùa Láng có rất nhiều hàng quán ngon cũng như khu vui chơi. Trong chuyến đi tới đây, bạn đừng quên những trải nghiệm sau: 

+ Vincom Nguyễn Chí Thanh: Trung tâm thương mại này là địa điểm ăn chơi tẹt ga cho du khách cả ngày không biết chán. Sau khi mua sắm với các thương hiệu nổi tiếng như Pandora, H&M, Charles & Keith... bạn còn có thể nạp năng lượng với vô số các món ăn ngon, nào là trà sữa Phúc Long, Gogi, Nét Huế... Trong Vincom Nguyễn Chí Thanh còn có rạp chiếu phim CGV cho bạn và người thân thưởng thức bữa tiệc phim ảnh hoành tráng nữa đấy. 

 

Gần chùa Láng Hà Nội là thiên đường ăn uống ngon và phải chăng.Gần chùa Láng Hà Nội là thiên đường ăn uống ngon và phải chăng. Ảnh: Riviu

+ Các quán cà phê, quán ăn ngon bổ rẻ: Chùa Láng có các trường Đại học lớn nên dọc con phố này cũng có rất nhiều quán ăn ngon cũng như quán cà phê đủ mọi phong cách. Nếu muốn không gian thoáng đãng, bạn có thể ngồi cà phê dọc bờ hồ Láng Thượng vừa ngắm cảnh chill chill vừa trò chuyện với bạn bè. Một số quán ăn ngon gần chùa Láng là Ốc, thịt xiên Hoàng Đức, bánh tráng trộn, đồ ăn Hàn Quốc, bánh mì chảo... 

Trên đây là thông tin về chùa Láng Hà Nội cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi tiếp theo của mình nhé. 

Yến Yến

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)