Làng Gò Cỏ là một ngôi làng cổ xưa, được đánh giá là một di sản nghìn năm, hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. Nơi đây không bị bão hòa bởi sự đô thị hóa mà vẫn giữ cho mình một nét hoang sơ, chân chất hiếm có.
Làng Gò Cỏ nằm cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 45 km về phía nam, làng Gò Cỏ (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) nằm sát bên đầm An Khê và bờ biển Sa Huỳnh.
Làng Gò Cỏ với diện tích vỏn vẹn 105ha, nằm giữa hai đồi núi cao, cách biệt với cư dân bên ngoài. Làng từng có lớp cư dân cổ, là chủ nhân nền văn hóa Sa Huỳnh, niên đại cách đây 2.500 - 3.000 năm. Rồi đến nền văn hóa Chămpa, những người dân tiếp tục sống nơi đây đã co cụm lại thành từng xóm nhỏ cho tới ngày nay.
Làng Gò Cỏ (hay Xóm Cỏ ) là một trong những điểm dừng chân khi đến tham quan Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh, thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, cực nam Quảng Ngãi. Gò Cỏ là nơi giao hòa của núi và biển, nằm sát những con sóng, khá tách biệt với các khu vực dân cư khác do vị trí địa lý khuất nẻo và đường tiếp cận chưa thuận tiện.
Công trình nào cũng vừa vững chãi vừa thẩm mỹ. “Thập loại chúng sinh” đá với đá lớn, đá nhỏ, đá vuông, đá tròn… khi đặt bên nhau đều kín kẽ, trùng khít, bằng phẳng một cách đáng kinh ngạc.
Đường đá dẫn về phía biển. Đường đá dẫn đến đền thờ, dinh xưa, miếu cổ rêu phong. Đường đá tìm mọi cách nối nhà nhau thành xóm thành làng. Nhiều du khách đã lặng người khi đứng trước những giếng cổ bằng đá có tuổi đời cả mấy trăm năm. Đây là những giếng khơi, phần nhiều không còn nước nhưng vẫn được người Gò Cỏ gìn giữ như những sản vật linh thiêng.
Không tàu to máy lớn, ngư dân Gò Cỏ sống bình lặng với những chiếc thuyền nhỏ đánh cá gần bờ. Tre làng tươi tốt quanh năm cho người làng nghề đan lát. Tre thành nan đan thuyền, đan thúng, đan nong nia, rổ rá... Tre thong dong nhàn rỗi “tám” với gió rì rào, tre “thả thính” mời gọi khách đường xa. Gò Cỏ có khoảng 80 nóc nhà. Nhà nào cũng cấp 4 thôi, nhỏ xinh, gọn gàng, sạch đẹp.
Nơi đây không có nhà lầu nhưng người ta vẫn ngước lên, chỉ là để ngắm những giàn hoa giấy rực rỡ đong đưa, những buồng dừa trĩu trái, những bóng tre già lả ngọn. Đường bê tông chỉ rộng hơn một mét, quanh co, ngoằn ngoèo, bất ngờ lên, đột ngột xuống rồi thình lình làm người đi dạo chững lại vì một gộp đá chắn gần hết lối đi.
Nếu cảnh quan làng cổ Gò Cỏ nguyên sơ, mộc mạc “đốn tim” du khách thì người Gò Cỏ cũng khiến du khách “phải lòng” bằng tính cách thuần hậu, thật thà của mình. Cuộc sống ở Gò Cỏ bình lặng, nhịp sống êm ả, đêm rỉ rả tiếng côn trùng, ngày trôi chầm chậm. Người đi biển hay làm vườn đều thư thả, không chút vội vàng.
Cơn lốc đô thị hóa khiến hàng nghìn ngôi làng đang mất dần cái chất thuần quê. Nhưng Gò Cỏ chẳng đua đòi, xưa giờ có sao chịu vậy. Làng không karaoke, không loa kẹo kéo xập xình, không tiệm cơm, tiệm nét, quán nhậu, không cả dịch vụ tiệc cưới, sinh nhật, spa. Nhà nghỉ, khách sạn cũng không luôn.
Những cái “không” ấy khiến Gò Cỏ như cô gái quê luôn e ấp, dịu dàng. Bởi vậy, du lịch làng cổ Gò Cỏ bạn sẽ tận hưởng được cảm giác quay về với tuổi thơ, với cảm giác bình yên mà hiếm cảm nhận được ở cuộc sống đô thị hiện nay.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH QUẢNG NGÃI KHUYẾN MÃI
>> HCM – Đà Nẵng – Hội An – Quảng Ngãi – Quy Nhơn – 5N6Đ + Vé Xe Lửa giá từ 6.890.000đ >> Du Lịch Đảo Lý Sơn 3 Ngày giá từ 2.390.000đ |
Vùng biển Gò Cỏ trong lành nên nhum, hàu, rạm, cua, tôm, cá mực ngon không đâu bằng. Vì thế, khi du lịch Quảng Ngãi, ghé thăm làng cổ Gò Cỏ bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về việc ăn uống vì đồ ăn ở đây rất tươi ngon và giá cả phải chăng.
Tuy cuộc sống còn khó khăn, người dân nơi đây đã xây dựng hợp tác xã, làm homestay phát triển du lịch cộng đồng, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản mà cha ông để lại, tạo thêm nguồn thu nhập.
Do đó, khi du lịch làng cổ Gò Cỏ bạn không thể tìm thấy những khách sạn xa hoa, đầy đủ vật chất mà sẽ được trải nghiệm thú vị bên trong những homestay “cây nhà lá vườn” để tìm hiểu thêm những nét đặc sắc trong văn hóa của người dân nơi đây.
Đến với làng du lịch cổ Gò Cỏ, tham quan những công trình đá lâu đời còn lưu lại, người ta có thể cảm nhận nếp gấp của trùng điệp thời gian, cảm nhận cả một hành trình văn hóa đá, kiến trúc đá bền bỉ, nhẫn nại, kiên gan, cứng cỏi để trường tồn và tìm về cho mình một chốn an yên trong tâm hồn.
Xem thêm: Du lịch Quảng Ngãi: Bạn có biết một rừng dừa nước tuyệt đẹp nằm ngay bờ biển Mỹ Khê? |
Hương Dương