Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Quảng Ngãi

Lễ hội Miếu Bà Yên Phú - Tín ngưỡng dân gian độc đáo của xứ Quảng

Thứ sáu, 26/07/2024, 13:30 GMT+7

Đến hẹn lại lên, hàng năm vào các ngày 14 -15 tháng 7 Âm lịch, lễ hội miếu Bà Yên Phú lại được tổ chức náo nhiệt với rất nhiều nghi thức và hoạt động độc đáo tại sông Phú Thọ - Nghĩa Phú, Quảng Ngãi. 

test

Những làng quê Việt ở Quảng Ngãi vẫn luôn lưu giữ những nét đẹp văn hóa lễ hội cổ truyền đặc sắc, mang tính ngưỡng đặc trưng của các cư dân miền biển. Bên cạnh những lễ hội tiêu biểu như lễ thờ cúng cá Ông, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình Làng thì lễ hội miếu Bà Yên Phú cũng là một trong những sự kiện tín ngưỡng dân gian vô cùng độc đáo. Lễ hội không chỉ thể hiện đặc trưng của tục thờ Bà, một tín ngưỡng dân gian rất đặc sắc có nguồn gốc từ đạo thờ mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ xưa kia, được lưu giữ bởi những thế hệ sau sinh sống tại Quảng Ngãi. 

 

Lễ hội Miếu Bà Yên PhúLễ hội Miếu Bà Yên Phú là biểu trưng cho tín ngưỡng thờ Bà ở Quảng Ngãi. Ảnh: Nhật ký Nghĩa An

 

Độc đáo tín ngưỡng thờ Bà ở Quảng Ngãi 

 Lễ hội miếu Bà Yên Phú chính là một trong những biểu trưng độc đáo của đạo thờ Mẫu tại Quảng Ngãi. Khi theo bước chân của dòng người di dân vào Đàng Trong, những người Việt Bắc Bộ vẫn lưu giữ được tín ngưỡng thờ mẫu đặc trưng và lưu truyền cho thế hệ sau. 

Nữ thần mẹ xứ sở của người Chăm đã trở thành một trong những biểu tượng Bà của các cư dân Việt Khi đến vùng đất mới. Với họ, “Bà” chính là vị thần bản mệnh sẽ phù trợ, che chở cho cuộc sống, ngăn ngừa dịch bệnh, thú dữ hay răn đe những kẻ phá hoại và giúp cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc. 

 

Lễ hội Miếu Bà Yên Phú Quảng Ngãi Tín ngưỡng thờ Bà ở Quảng Ngãi có nét độc đáo rất riêng. Ảnh: Thăng Long Đạo Quán

Hình ảnh “Bà” với cộng đồng người dân ở Quảng Ngãi còn là một biểu tượng của sự kết nối, khuyến khích mọi người đoàn kết, cùng nhau gánh vác trách nhiệm với cộng đồng. Cũng chính vì thế, hiện tại ở Quảng Ngãi có rất nhiều miếu thờ Bà với kiến trúc đặc trưng, quy mô từ giản đơn cho đến bề thế. Hầu hết các miếu thờ Bà sẽ đều được xây dựng ở đầu các ngôi làng, với hướng mặt quay ra bên ngoài và các lễ hội cũng được duy trì tổ chức với rất nhiều phong tục tín ngưỡng độc đáo như lễ hội Miếu Bà Yên Phú

Các miếu Bà ở Quảng Ngãi thường sẽ có thờ thần Bạch Hổ là một vị thần linh với hình hài là một con hổ trắng, thường được tôn xưng là Bạch Hổ đại tướng quân. Đây là vị thần có sức mạnh vô song,  sẽ hàng phục các thế lực hung hãn, bảo vệ đời sống của người dân. 
 

Lễ hội Miếu Bà Yên Phú - đặc trưng cho tín ngưỡng thờ bà ở Quảng Ngãi 

Miếu Bà ở Yên Phú là điểm đến tâm linh rất quen thuộc với người dân địa phương. Miếu này được xây dựng từ lâu đời gắn liền với đạo thờ Mẫu của người dân địa phương. 

Trong miếu Bà có thờ bài vị của chánh thần là Ngũ Hành Thượng Giới và các thần phối thờ bao gồm Linh Sơn Thánh Mẫu, Tây Vương Mẫu, đây đều là những mẫu được du nhập từ văn hóa Trung Hoa được mang theo bởi tín ngưỡng của những người Hoa ở vùng Phúc Kiến, Triều Châu hay Quảng Đông đến với Quảng Ngãi từ nhiều thế kỷ trước . 

Theo cách sắc phong còn lưu lại, thì miếu khi mới được lập thì thờ Đại Càn Quốc gia Nam Hải Tứ Vị thánh Nương, hiện tại tại miếu Bà vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật như sắc phong thần, chang tóc phụ nữ hay một chiếc ấn.

 

Lễ hội Miếu Bà Yên Phú Quảng Ngãi Lễ hội Miếu Bà Yên Phú được tổ chức rất long trọng. Ảnh: Nhật ký Nghĩa An

>> Xem thêm: Tour du lịch Quảng Ngãi - Lý Sơn siêu HOT 

Lễ hội Miếu Bà Yên Phú tổ chức ở Miếu Bà thuộc Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa vào các ngày 14 - 15 tháng 7 âm lịch. Hàng năm người dân sẽ tổ chức lễ hội tế bào Xuân Thu nhị kỳ ở miếu Bà, đây là hoạt động tâm linh truyền thống đã được lưu truyền từ bao đời. Với lễ hội Tế Bà Kỳ Xuân người dân thường tổ chức đơn giản, chỉ cúng trầm, trà hoa quả, tuy nhiên lễ hội Tế Bà Kỳ Thu tức Lễ hội Miếu Bà Yên Phú thì sẽ được tổ chức với quy mô lớn với rất nhiều hoạt động vào đúng rằm tháng 7 Âm lịch. 

 

Lễ hội Miếu Bà Yên Phú Quảng Ngãi Các nghi thức lễ cúng cổ xưa vẫn lưu truyền đến ngày nay. Ảnh: Nhật Ký Nghĩa An

Trong lễ hội Miếu Bà Yên Phú, người dân địa phương sẽ tổ chức lễ hội với nghi thức cúng tế các vị nữ thần, các vị thần phối thờ và các âm hồn. Trong hai ngày diễn ra lễ hội sẽ có rất nhiều hoạt động được tổ chức mang màu sắc tâm linh độc đáo. Tiêu biểu người dân sẽ làm hàng trăm linh vị để làm lễ, chuẩn bị hàng trăm cỗ xôi bánh dâng lễ và thực hiện các nghi thức cúng tế ngoài trời. 

 

Lễ hội Miếu Bà Yên Phú Quảng Ngãi Người dân địa phương sẽ tổ chức các nghi thức tâm linh độc đáo. Ảnh: Nhật Ký Nghĩa An

Lễ tế được thực hiện rất trang nghiêm bởi những vị chức sắc có uy tín, hiểu biết và có tiếng nói trong cộng đồng. Sau lễ tế, người dân sẽ làm lễ thả thuyền, phóng đăng trên dòng sông Cổ Lũy và dòng sông Phú Thọ. Khung cảnh hàng ngàn chiếc đèn ngũ sắc và tuần lễ được thả trôi dọc con sông từ khu vực miếu Bà cho đến tận khu vực Cửa Đại, Cổ Lũy mang đến một không khí lễ hội vô cùng đặc sắc, trang nghiêm. Dòng sông trở nên lung linh huyền ảo bởi những ánh đèn lấp lánh. Với quy mô và ý nghĩa đặc biệt, hàng năm lễ hội Miếu Bà Yên Phú Quảng Ngãi luôn là sự kiện nổi bật thu hút hàng ngàn người về tham dự. 

 

Lễ hội Miếu Bà Yên Phú Quảng Ngãi Thả thuyền, phóng đăng là một hoạt động rất độc đáo ở lễ hội Miếu Bà Yên Phú. Ảnh: Nhật Ký Nghĩa An

Một điều khá thú vị ở Lễ hội Miếu Bà Yên Phú đó chính là người dân trong vùng sẽ quyên góp công sức, tiền của để duy trì việc tổ chức lễ hội hàng năm. Bên cạnh là một tín ngưỡng nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc mang tính nhân văn, thì việc tổ chức lễ hội còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các giá trị truyền thống của vùng đất, dân tộc. Đồng thời lễ hội cũng là sự kết nối cộng đồng của các cư dân vùng đất Phú Thọ cũng như cư dân Quảng Ngãi. 

 

Lễ hội Miếu Bà Yên Phú Quảng Ngãi Lễ hội kết đèn lộng lẫy trên sông. Ảnh: Nhật Ký Nghĩa An

Về tham dự lễ hội Miếu Bà Yên Phú, du khách sẽ được tìm hiểu về những tín ngưỡng dân gian độc đáo, tục thờ Bà rất đặc trưng của người dân Quảng Ngãi và đắm chìm trong không khí náo nhiệt sôi động với các hoạt động vui chơi đặc sắc, chiêm ngưỡng dòng sông lấp lánh ánh đèn trong màn đêm hyền ảo. 

>> Xem thêm: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa: Nghi lễ truyền thống đầy nhân văn của người dân Lý Sơn

Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn