Các lễ hội ở Quảng Ngãi đều thể hiện rất rõ nét đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán, lối sống từ lâu đời của người dân miền biển. Khám phá những lễ hội của nơi đây, du khách có thể hiểu sâu hơn về nét đẹp đặc trưng của vùng miền rất độc đáo và hấp dẫn.
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh miền Trung có những nét văn hóa truyền thống độc đáo và sở hữu nhiều di tích lịch sử cách mạng, cùng với đó là những danh lam thắng cảnh đẹp như sông Trà, núi Ấn, Cổ Lũy cô thôn hay hòn đảo Lý Sơn thơ mộng. Quảng Ngãi cũng được biết đến là một mảnh đất có truyền thống cách mạng, là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc anh em đa dạng từ bao đời. Người dân nơi đây vẫn giữ được lối sống truyền thống, văn hóa, phong tục và lễ hội rất đặc sắc và khám phá những lễ hội Quảng Ngãi. Chính vì vậy khám phá các lễ hội ở Quảng Ngãi là một trong những trải nghiệm hấp dẫn để du khách hiểu sâu hơn về vẻ đẹp của đất và người nơi đây.
Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội truyền thống phổ biến ở các vùng biển ở miền Trung. Đây là một lễ hội truyền thống của các ngư dân, còn được gọi là “lễ ra quân đánh bắt thủy sản” hoặc “lễ ra quân nghề cá”. Lễ hội Cầu Ngư sẽ được tổ chức vào dịp đầu năm mới nhằm mong cầu cho một năm yên bình và những chuyến đi biển thật bội thu.
Lễ cầu ngư Sa Huỳnh Quảng Ngãi được tổ chức vào ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán với nhiều nghi thức như tế cáo thần linh, lễ ra nghề và các trò diễn. Theo đó, các nghi thức được thực hiện rất quan trọng với đại diện là ban tế tự của làng hay đại diện chủ thuyền tế cáo ở khu vực lăng ông miếu Bà miếu thổ thần để khai lệnh ra khơi.
Một phần rất quan trọng ở trong lễ này đó là lễ ra nghề vào ngày mùng 3 Tết. Tất cả các thuyền ở trong vạn sẽ tập trung ngay tại khu vực cửa biển cùng chăng đèn, kết hoa soạn lễ vật với các loại ngư cụ để tổng kết một năm hoạt động, cũng như kế hoạch cho năm mới. Chủ vạn sẽ gióng trống ra hiệu, lễ bắt đầu và những chiếc thuyền sẽ ra khơi nối tiếp nhau, cách bờ 17 hải lý tiếp tục thực hiện các nghi thức tế cáo thần linh, đánh mẻ cá đầu tiên sau đó quay lại bờ.
Các trò diễn trong lễ hội ở Quảng Ngãi này cũng rất thú vị, khi thuyền quay vào bờ thì các hoạt động như đánh bóng chuyền, đua thuyền, hát bội, múa hát bả trạo, hát sắc bùa sẽ diễn ra rất sôi động.
Lễ cầu ngư Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi ngoài ý nghĩa mong cầu một mùa biển bội thu cá mực đầy thuyền, thì còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn để tưởng nhớ công ơn của các vị hiền tế đã có công dựng nghề lập làng từ ngày xưa.
Nói đến các lễ hội ở Quảng Ngãi đặc sắc thì không thể không kể đến lễ hội điện trường Bà được tổ chức vào các ngày 25 và 26/ 5 tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Điện trường Bà chính là nơi để thờ Thánh Mẫu Thiên YANA, người đã có công giúp người dân mở đất, khai hoang tại khu vực huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Chuyện này còn thờ Đại Càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị, Thánh nương, cùng quan thần các vị nhân thần, thiên thần khác. Ý nghĩa của lễ hội này được tổ chức nhằm để ghi nhớ công ơn của Thánh Mẫu Thiên YANA và lưu giữ bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa cho các thế hệ sau.
Du khách khi tham gia lễ hội, ngoài được tận hưởng bầu không khí sôi động với các hoạt động truyền thống đặc sắc, thì còn có thể hiểu hơn về những nét đặc trưng văn hóa của mảnh đất Trà Bồng. Một số nghi lễ quan trọng trong lễ hội này như lễ hoa đăng, lễ mộc dục, tế ngoại đàn, lễ dâng hương , lễ đâm trâu hát bội… Hay các hoạt động vui chơi giải trí sôi động như hát múa, trò chơi dân gian…
Lễ hội ở Quảng Ngãi này còn được biết đến với tên gọi là lễ hội tế cá ông, thường được các ngư dân ở Quảng Ngãi tổ chức hai lần vào mùa xuân và mùa thu nên còn được gọi là xuân thu nhị kỳ. Theo đó, lễ hội kỳ xuân sẽ được tổ chức vào tháng giêng hoặc tháng 2 và lễ hội kỳ Thu, sẽ được tổ chức vào tháng 7 hoặc tháng 8 Âm lịch. Vào dịp tiết thu thì ngư dân sẽ làm nghi lễ lớn hơn so với kỳ xuân để tỏ lòng biết ơn đức Ngư ông, đã phù hộ cho một mùa đi biển bình an với sự xuất hiện của đông đảo các thành viên trong làng, vạn hoặc các vạn chài nằm ở lân cận.
Chánh thức của lễ hội này sẽ bao gồm các nghi lễ quan trọng như lễ túc yết, lễ nghinh Ông, chánh lễ và các trò diễn. Ngoài các nghi lễ thì trong khuôn khổ lễ hội, còn có các hoạt động trò diễn như lắc thúng, hát bội, đua thuyền…
Hiện tại, ở nhiều nơi tại Quảng Ngãi vẫn có tổ chức lễ hội cúng cá ông, nhưng lễ hội tiêu biểu nhất vẫn là lễ hội cúng cá ông của các vạn chài Như Đông Yên, lăng Chánh, lăng Thứ và lăng Tân… (Lý Sơn), Cù Lao – Mỹ Tân, Thạch Bi (Sa Huỳnh, Đức Phổ), lăng Cổ Luỹ Nam (Nghĩa Phú, Tư Nghĩa).
>> Xem thêm: Lễ hội Miếu Bà Yên Phú - Tín ngưỡng dân gian độc đáo của xứ Quảng
Lễ hội đua thuyền Tịnh Long được tổ chức tại xã Tịnh Long của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở tả ngạn của dòng sông Trà Khúc. Trước đây thì nơi này gần với Đại Cổ Luỹ vốn là một thương cảm rất sầm uất. Chính vì vậy, bên cạnh nghề nông thì người dân ở Tịnh Long còn làm các nghề trên sông biển. Cũng chính vì vậy, lễ hội đua thuyền ở đây đã được tổ chức và duy trì từ nhiều thế kỷ trước cho đến nay.
Lễ hội ở Quảng Ngãi này sẽ được tổ chức vào các ngày mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng Âm lịch với sự tham gia của người dân và đông đảo các cư dân ở khu vực lân cận. Ngay từ giữa tháng Chạp, người dân ở đây đã bận rộn tổ chức quyên góp, tập dược các hoạt động để chuẩn bị cho lễ hội đua thuyền được tổ chức vào đầu xuân.
Các đội đua thuyền ở các thôn như An Đạo, Gia Hòa, An Lộc, Thăng Long sẽ hình thành đội đua được nuôi ăn tập và chấp hành các nội quy cũng như các quy định, cấm kỵ. Những chiếc thuyền đua cũng rất đặc biệt, dáng thon dài, khi đóng thuyền người ta cũng cần chọn ngày lành tháng tốt, đồng thời thuyền sẽ được trang trí rất đẹp theo hình của các con vật trong tứ Linh.
Khu vực trường đua thuyền sẽ có diện tích 60.000 mét vuông, dài 500 m và chiều rộng là 120m, với 4 ô cho 4 đội thuyền đua. Hình ảnh các đội đua thuyền với các thủy thủ mặt trang phục nổi bật, chích khăn màu đỏ, lao trên dòng sông trong tiếng trống giục liên hồi và tiếng cổ vũ hò reo ở hai bên bờ, tạo nên một không khí vô cùng tưng bừng và náo nhiệt. Lễ hội đua thuyền Tịnh Long là một trong những hoạt động đầu xuân vô cùng hấp dẫn, lành mạnh thể hiện văn hóa truyền thống, cũng như đời sống tinh thần đa dạng của người dân địa phương.
Mặc dù cùng là lễ hội đua thuyền nhưng so với lễ hội ở Tịnh Long, thì lễ hội đua thuyền Lý Sơn sẽ có nhiều nét khác biệt. Lễ hội này được tổ chức từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 8 tháng giêng Âm lịch hoặc các ngày rằm tháng 7, người dân địa phương cũng có thể tổ chức đua thuyền.
Các đội đua thuyền cũng hình thành từ các xã, ngay khi những chiếc ghe được đưa đi hạ thủy, thì người dân địa phương cũng tổ chức cầu cúng vào đêm hôm trước, sáng sớm hôm sau sẽ tiến hành các nghi lễ tạ ơn tổ tiên, thần linh trước khi thực hiện đua thuyền.
Mỗi đội đua sẽ có từ 18 đến 20 người diện trang phục với các màu khác nhau, để phân biệt các đội cũng như chích khăn đỏ ở trên đầu. Dù không thu hút được nhiều người đến tham dự như lễ hội đua thuyền Tịnh Long, nhưng lễ hội ở Quảng Ngãi này vẫn thể hiện những nét đặc trưng rất riêng và được coi là một ngày hội của người dân toàn đảo Lý Sơn.
Lễ hội làng An Hải được tổ chức ở đình làng thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào các ngày mùng 1 cho đến mùng 7 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội này sẽ được tổ chức với hai phần, đó là phần nghi lễ tại đình diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng Giêng và các hoạt động lễ hội diễn ra từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 7.
Các nghi lễ trong lễ hội ở Quảng Ngãi này được thực hiện rất nghiêm trang như lễ động thổ, lễ tế thần, lễ tỉnh sinh, lễ khai hạ, lễ ra trò…Với ý nghĩa thể hiện sự biết ơn và tâm thức cầu mong các thế lực siêu nhiên có thể phù hộ cho người dân một năm mới thật bình an, no đủ. Người dân địa phương quy định khi chưa làm lễ động thổ vào đầu năm, thì chắc chắn các hoạt động liên quan đến việc cày xới đất đai sẽ bị cấm, để tránh mang động đến Thổ thần.
Trong khuôn khổ của lễ hội đình làng An Hải còn có các hoạt động rất độc đáo khác như lễ tỉnh sinh (giết vật hiến tế), lễ ra trò (xin phép thần tổ chức hội hè), và lễ khai hạ (lễ hạ nêu và kết thúc lễ hội). Đây là một hội làng đầu năm thể hiện sắc thái văn hóa truyền thống rất đặc ấn tượng ở Quảng Ngãi, thút đông đảo người dân và du khách .
>> Xem thêm: Tour du lịch Quảng Ngãi - Lý Sơn siêu HOT
Lễ hội ở Quảng Ngãi này được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 15/7 Âm lịch ở xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa. Chùa Ông ở đây được xây dựng bởi cộng đồng người Hoa Quảng Ngãi từ năm 1821. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa mang kiến trúc vô cùng độc đáo là điểm đến tâm linh đặc sắc của người Hoa. Nội dung của lễ hội sẽ bao gồm nhiều hoạt động như trưng và rước xe hoa múa lân phóng sinh thả hoa đăng diễu hành xe hoa…
Các hoạt động và nghi thức của lễ hội này rất độc đáo và thể hiện rất đặc trưng văn hóa của người Hoa ở Quảng Ngãi. Đặc biệt ,khung cảnh các thuyền chở hoa đăng và thả hàng trăm ngọn đèn nối đuôi nhau lững lờ, trôi trên dòng sông gửi gắm những lời nguyện cầu là hình ảnh rất đẹp, ẩn chứa nét văn hóa tâm linh và nhân văn.
Một trong những lễ hội ở Quảng Ngãi nổi tiếng nhất là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, diễn ra vào ngày 16/3 Âm lịch trên đảo Lý Sơn. Theo đó 13 tộc họ tiền hiền và hậu hiền trên đảo Lý Sơn sẽ tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa rất đặc sắc do sở văn hóa thể thao và du lịch là đơn vị đứng ra làm chủ tế. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì đây còn được gọi là lễ hội nhân dân.
Những ngư dân trên đảo Lý Sơn và đội hùng binh Hoàng Sa xưa chỉ bằng những con thuyền mong nanh đã chinh phục quần đảo Hoàng Sa. Đội quân này luôn phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt của biển khơi và nhiều người trong số họ đã anh dũng ngã xuống hòa vào lòng biển của tổ quốc. Để tưởng nhớ đến những con người anh dũng không bao giờ trở lại ấy, người dân trên đảo tri ân bằng một nghi lễ có tên là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Ngày 16/3 Âm lịch chính là thời điểm các hùng binh của Lý Sơn tạm biệt người thân để dong buồm ra Hoàng Sa và 13 tổng kho trên đảo tổ chức lễ khao lề như một nhu cầu tự thân. Trong buổi lễ này, các thế hệ con em của người dân Lý Sơn sẽ được nghe cha ông kể lại về hành trình chinh phục Hoàng Sa bằng những con thuyền mỏng manh, từ đó giáo dục về lòng yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ trẻ.
Các lễ hội ở Quảng Ngãi luôn thể hiện nét đặc sắc và văn hóa truyền thống độc đáo, có dịp về với Quảng Ngãi và tham gia những lễ hội này và tận hưởng bầu không khí náo nhiệt, các hoạt động đặc sắc tại đây, du khách sẽ có thể cảm nhận rõ nét hơn những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống, đã được người dân nơi đây lưu giữ qua hàng trăm năm, đồng thời thêm tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn