Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Đến chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi nghe huyền tích 'chuông thần giếng Phật'

Thứ tư, 28/08/2024, 08:20 GMT+7

Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi là điểm đến tâm linh hấp dẫn và mê hoặc du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và thanh tịnh, cảnh đẹp hút hồn với kiến trúc độc đáo. Đây chính là điểm dừng chân hấp dẫn để du khách thẻ hồ giữa khung cảnh bình yên chốn cửa Phật. 

test

Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi nằm trên núi Thiên Ấn ở phía Đông của thành phố Quảng Ngãi. Đây là điểm đến tâm linh vô cùng hấp dẫn và nổi tiếng với khung cảnh tuyệt sắc của núi non hùng vỹ. Ngôi chùa được xây dựng từ thời của vua Lê Dụ Tông và đã được chúa Nguyễn Phúc chu ban ngạch "Sắc Tứ Thiên Ấn Tự".

Ngôi chùa nổi tiếng này còn là tổ đình rất quan trọng của dòng Thiền Lâm Tế. Vốn vang danh bởi sự linh thiêng, khung cảnh tuyệt đẹp và cả những huyền tích linh thiêng, chùa Thiên Ấn còn được mệnh danh là Đệ nhất thắng cảnh, thuộc top những cảnh đẹp nổi tiếng nhất của Quảng Ngãi. 

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Chùa Thiên Ấn là điểm đến hấp dẫn của Quảng Ngãi. Ảnh: @hyenyg

 

Lịch sử chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi 

Chùa Thiên Ấn nằm ở xã Tịnh Án của huyện Sơn Tịnh, chỉ cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Ngôi chùa này được xây dựng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1694 và hoàn thành vào năm 1695, tính đến nay đã có hơn 300 năm tuổi và cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở xứ Quảng này. Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi có địa thế rất đẹp, xung quanh là cánh rừng xanh mướt lại nằm trên đỉnh núi Thiên Ấn, là một địa thế đất rất linh thiên trong tâm thức của người Quảng Ngãi. 

Theo truyền thuyết thì ngọn núi Thiên Ấn Quảng Ngãi xưa kia chính là một nơi rất hiểm trở, rừng núi rậm rạp, có nhiều thú dữ trần giữ như hùm, beo... Người dân xưa kia nếu muốn lên núi đều sẽ đi thành đoàn để thuận tiện bảo vệ nhau tránh thú dữ ăn thịt. Đặc biệt, họ thường không dám lên trên núi mà chỉ thường quanh quẩn ở khu vực rìa hoặc tìm kiếm các sản vật ở dưới chân núi. 

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Chùa Thiên Ấn gắn liền với nhiều huyền tích, câu chuyện lịch sử độc đáo. Ảnh: @yennhi0710

Một ngày, đoàn người đi rằng bỗng dưng thấy xuất hiện một con đường dân lên núi Thiên Ấn và cảm thấy trên núi có người sinh sống. Họ tò mò đi theo đường mòn lên núi và đã bắt gặp một vị thiền sư. Cuối cùng người dân biết rằng, vị thiền sư đã ẩn mình trên ní nhiều năm, chỉ dùng hoa trái trong rừng và nước suối trong lành để tĩnh tâm tu tập.

Vị sư đó chính là thiền sư Pháp Hoá, tổ sư đã xây dựng thảo am trên đỉnh núi Thiên Ấn để tu tập. Nhà sư đã giảng cho người dân về đạo Phật, sự thông tuệ của ngãi đã thu hút ngày càng nhiều người dân đến thảo am của ngày nghe giảng, danh tiếng của thiền sư và ngôi chùa đã dần lan truyền và đến tai của chúa Nguyễn Phúc Chu, năm 1717 nhà vua đã ban biển ngạch " Sắc Tứ Thiên Ấn tự". Ngôi chùa Thiên Ấn ngày nay chính là được tôn tạo trên nền của ngôi cổ tự xưa kia sư Pháp Hoa đã tu hành. 

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Chùa Thiên Ấn ngày nay được tôn tạo trên chính nền móng của ngôi cổ tự xưa sư Pháp Hoá tu hành. Ảnh: @imanhken

 

Huyền tích “chuông thần giếng Phật” chùa Thiên Ấn 

Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng với địa thế, cảnh quan tuyệt đẹp mà còn được biết đến với huyền tích “chuông thần giếng Phật”. Ở chùa Thiên Ấn có một quẻ đại hồng chung, còn được gọi là chuông thần treo ở phía bên trái của chính điện. Quả chuông này được đúc ở làng Chí Thượng nay thuộc xã Đức Hiệp của huyện Mộ Đức. Điều kỳ lạ là khi đã đúc chuông xong thì đánh không kêu. Năm 1845, thiền sư Bảo Ấn, vị tổ sư thế ba của chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi khi đang thiền thì có một vị hỗ pháp đã bảo hãy tới làng Chí Thượng để thỉnh chiếc chuông này về. Kỳ lạ là sau khi chuông được thỉnh về chùa và cầu nguyện, thiền sư Bảo Ấn gióng thì chuông lại kêu vang vọng khắp vùng. 

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Đại hồng chum nổi tiếng của chùa Thiên Ấn. Ảnh: Trân Trung

Ngoài Chuông Phật thì ở chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi còn có giếng Phật nằm ở phía Đông của chính điện. Theo tích xưa kể lại, giếng Phật chính là chiếc giếng mở nguồn cho sự sống của vùng núi này và phải mất đến 20 năm để hoàn thành. Theo đó, khi nhà sư đào giếng, phải đào rất lâu, đến khi sắp có được nước thì lại gặp một tảng đá lớn chắn ngang.

Một đêm khi vị sư nằm ngủ đã được báo mộng và dưới tảng đá có nguồn nước, hôm sau vi sự cố gắng để cạy tảng đá, sau đó từ dưới tảng đá này đã có một nguồn nước phun lên, lúc giếng được đào thành công thì các vị sự cũng tan biến vào dòng nước. Ngoài ra còn có một truyền thuyết khác về giếng Phật ở chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi về một vị sư trụ trì khi đào giếng lấy nước dùng thì đã gặp một lớp đá rất khó khăn. 

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Giếng nước cổ ở chùa Thiên Ấn. Ảnh: vancamluu

Một ngày có một nhà sư trẻ đến chùa xin được giúp sắc, theo thời gian, hai nhà sư một già một trẻ cứ miệt mài đào, đục đá, cuối cùng đã đến được mạch nước của giếng. Vị sư già mừng rỡ vội vục mặt vào mạch nước để uống thoả thích, đến khi bình tâm thì không còn nhìn thấy vị sự trẻ nữa. Vào một đêm vị sư già đã được báo mộng rằng có Phật giúp đỡ đào giếng, từ đó mới có tên là giếng Phật. 

Ngày nay, giếng Phật của chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi vẫn là điểm thăm quan hấp dẫn trong mắt du khách. Giếng có độ sâu 21m, đường kính giếng 2m được xây bằng đá ong cổ kính và đẹp mắt.

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Lòng giếng sâu 21m, nước trong vắt, không bao giờ cạn. Ảnh: phuocnguyen

 

Hướng dẫn thăm quan chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi 


Đường lên chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi 

Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi nằm tương đối gần trung tâm thành phố, thuộc địa phận của núi Thiên Ấn, huyện Sơn Tịnh. Đường lên chùa có hình xoắn ốc, độ dốc không quá cao, đã được trải nhựa nên khá an toàn để di chuyển. 

Du khách khi đến chùa cũng có thể ngắm nhìn cảnh đẹp trên đường đi vô cùng thơ mộng, ngắm toàn cảnh của thành phố Quảng Ngãi với con sông Trà Khúc uốn lượn êm đềm. 

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Đường lên chùa Thiên Ấn rợp bóng cây. Ảnh: @manhtranart

Nếu di chuyển từ trung tâm của TP Quảng Ngãi, du khách hãy di chuyển về phía Đông đi lên đường Nguyễn Nghiêm rồi về Quang Trung đi tiếp 1,4km qua vòng xuyến. Tiếp tục đi theo lối ra thứ 2 về hướng cầu 800m sau đó rẽ vào đường Trần Văn Trà, đi thêm 90m thì rẽ phải sau đó đi thêm một đoạn gặp vòng xuyến thì theo lối ra thứ 2 để vào quốc lộ 24B rồi di chuyển thêm 1,1km thì rẽ trái đi thêm 1,8km là sẽ thấy chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi. 
 

Khám phá không gian và kiến trúc chùa Thiên Ấn 

Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi có không gian xanh mướt, đường lên chùa ngập tràn bóng cây mát rượi. Ngay khi đến cổng chùa du khách sẽ bắt gặp cổng trị được đúc bằng xi măng với hai cánh cổng lớn dưới bóng khóm trúc. 

Di chuyển tiếp du khách sẽ bắt gặp cổng tam quan được thiết kế vô cùng kỳ ấn tượng và đẹp mắt, đầy tính nghệ thuật như chạm khắc rồng chầu mặt nguyệt, cửa mái vòm, thần Hộ Pháp… Bước qua tâm quan, du khách sẽ được tận hưởng không gian tâm linh đầy thanh tịnh. 

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Tam quan của chùa Thiên Ấn được làm rất nghệ thuật. Ảnh: sosi_dlac.
 
lăng chùa Thiên Ấn phía trong
Khu vực cổng phía trong của chùa Thiên Ấn. Ảnh: @yennhi0710

Khuôn viên của chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi rất rộng rãi và thoáng đãng, vì nằm trên núi cao nên tầm nhìn rộng mở, có nhiều cây cổ thụ. Lối kiến trúc của chùa theo kiểu nhà Rường làm bằng gỗ, phía trước là chính điện và phía sau là khu vực nhà tổ. Xung quanh khu vực tổ đình có vườn hoa rất đẹp, thu hút du khách dừng chân, tiếp đến là bức tượng Phật Quan Thế Âm, các bức tượng Phật được đặt trang nghiêm dưới bóng cây cổ thụ hoặc giữa không gian thanh tịnh, đẹp đẽ. 

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Vì nằm trên núi nên xung quanh chùa ngập tràn cây lá xanh mướt. Ảnh: nomane
 
lăng chùa Thiên Ấn phía trong
Tượng Phật linh thiêng dưới bóng cây trong khuôn viên chùa.. Ảnh: giangla
 
lăng chùa Thiên Ấn phía trong
Không gian thờ Phật trong khu vực chính. Ảnh: mr_freedom

Khu vực phía sau của chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi còn có một vườn mộ tháp, chính là nơi an táng của các vị sư tổ, thiền sư trụ trì. Nổi bật nhất ở đây là bửu tháp có hình hoa sen nằm ở phía Đông, đây cũng là nơi được nhiều du khách ghé thăm, thành tâm tưởng nhớ về các bậc thiền sư đã tu tập và dày công gây dựng nên ngôi chùa linh thiêng này. 

 

chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi
Khu vực vườn Mộ Tháp của chùa Thiên Ấn. Ảnh: Vệ Giang

Đi về phía Nam của khuôn viên chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi, du khách sẽ bắt gặp khu lăng mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, vị anh hùng của dân tộc, du khách có thể dâng hương, tưởng lễ để tri ân bậc hiền danh xưa. Phía Bắc của ngôi chùa có một hồ sen rộng hoa toả hương sắc thơm ngát, giữa hồ có hòn non bộ. Đi thẳng từ hồ sen du khách sẽ bắt gặp lăng mộ sư tổ cùng tượng hoa sen và tòa bảo tháp. 

 

lăng chùa Thiên Ấn phía trong
Khu lăng mộ Huỳnh Thúc Khánh trong khuôn viên chùa Thiên Ấn. Ảnh: nguyenthanhnghia.

Ngoài ra, khi ghé thăm chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi, du khách hẳn cũng không thể bỏ qua giếng Phật, giếng nướng sâu gắn liền với huyền tích kỳ bí, dòng nước mát rượu quanh năm, không bao giờ cạn Người dân còn tin rằng nếu như uống nước trong giếng có thể chữa bách bệnh. 
 

Lưu ý cần biết 

Du lịch chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi bạn nên đi vào buổi sáng để có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp hơn và check-in được nhiều nơi. Trước khi đi nên xem dự báo thời tiết để tránh những ngày mưa to hay nắng gắt, hãy chuẩn bị ô, mũ nón để che nắng khi thăm quan. 

 

lăng chùa Thiên Ấn phía trong
Du khách nên đến chùa vào buổi sáng để có thời gian thăm quan. Ảnh: @phungbaochi2022

Sau khi thăm quan chùa Thiên Ấn, nếu muốn tìm chỗ nghỉ chân hoặc ăn uống bạn có thể ghé các quán ngay dưới chân núi. Tại đây có rất nhiều quán ngon trong đó có quán nướng Gió Đồi là địa chỉ ưa thích của nhiều tín đồ ẩm thực và nổi tiếng với các món từ gà. 

Chùa Thiên Ấn là không gian văn hoá tâm linh nên hãy ăn mặc lịch sử, kín đáo. Trong quá trình thăm quan, du khách không nên gây ồn ào, không tự ý hái hoa, bẻ cành hoặc leo trèo  tượng Phật, hãy giữ gìn cảnh quan chùa thật sạch đẹp. 

Với lịch sử hơn 300 năm, chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi là ngôi cổ tự có giá trị văn hoá tâm linh đặc biệt. Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp cổ xưa, bình yên, là nơi chốn tuyệt vời để du khách dừng chân thăm quan khi đến với Sơn Tịnh. Với bề dày lịch sử và những giá trị văn hoá, tâm linh không thể thay thế, chùa cũng đã được Bộ Văn Hoá chính thức công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia từ  năm 1990. 

Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn 

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)