Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình: Nét văn hóa độc đáo của người Mường

Thứ hai, 29/07/2024, 10:35 GMT+7
Cứ vào mùa hè, ở Hòa Bình lại nhộn nhịp với lễ hội rửa lá lúa. Đây là một phong tục đặc sắc, đã tồn tại theo nhiều năm tháng. Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình mang giá trị văn hóa to lớn và cũng là dịp để khách du lịch ghé thăm. 
quảng cáo

Hòa Bình là vùng đất có nhiều lễ hội dân gian nổi tiếng mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình rất đặc sắc và thể hiện nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam tìm hiểu về lễ hội này nhé. 
 

1. Khám phá Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình độc đáo và đầy ý nghĩa


1.1. Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội 

Thời gian diễn ra Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình hay khi nào đến Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình là điều mà nhiều người quan tâm khi nghe thông tin về lễ hội này. Cụ thể, Lễ hội rửa lá lúa này được tổ chức vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, tại xã Mường Bi, huyện Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình. Thời gian này đúng kỳ lúa trổ đòng, khi lúa và ngô dễ bị mắc sâu bệnh nhất.

 

Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình diễn ra vào tháng 7, tháng 8 âm lịchLễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình diễn ra vào tháng 7, tháng 8 âm lịch. Ảnh: Báo dân tộc phát triển

Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình là lễ hội truyền thống đặc sắc của bà con dân tộc Mường ở Hòa Bình. Với nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội thu hút nhiều du khách ghé thăm và tìm hiểu. Như vậy, sau khi đã biết thời gian diễn ra Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình, còn chần chờ gì nữa mà không lên lịch với hội chị em bạn dì tới đây khám phá thôi nào. 


1.2. Hướng dẫn di chuyển đến huyện Tân Lạc Hoà Bình

Huyện Tân Lạc chỉ cách trung tâm TP Hà Nội hơn 100km, nên việc di chuyển vô cùng thuận lợi. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, bạn có thể tới đây dễ dàng bằng xe khách hoặc tự lái xe riêng và hoàn toàn có thể đi về trong ngày. Tuy nhiên, để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tham gia lễ hội rửa lá lúa, du khách nên dành thời gian 2 ngày 1 đêm trở lên. 

 

Bạn có thể ghé Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình bằng nhiều phương tiện khác nhauBạn có thể ghé Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình bằng nhiều phương tiện khác nhau. Ảnh: Kênh 14

Từ Hà Nội, bạn đi theo cao tốc Láng – Hòa Lạc rồi vào quốc lộ 6 là tới. Thời gian đi lại tầm 2 tiếng, đường đẹp, dễ đi, cần chú ý quan sát biển báo giao thông là được. Nếu không tiện đi xe, bạn có thể bắt xe khách đưa tới bến xe Tân Lạc sau đó bắt xe ôm, xe taxi để tham gia Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình. 

 

Rủ ngay team bạn thân tới Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình nàoRủ ngay team bạn thân tới Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình nào. Ảnh: luhanh

Huyện Tân Lạc cách trung tâm TP Hòa Bình chỉ 33km, mất chưa đầy 1 tiếng đi lại. Bạn đi theo Quốc lộ 6, qua thị trấn Cao Phong là tới. Du khách có thể tới đây bằng xe ôm, xe máy, xe ô tô đều được. 

>>Xem thêm: Mai Châu đã quá quen thuộc, du lịch Lương Sơn Hòa Bình cũng vui không kém

1.3. Ý nghĩa của lễ hội rửa lá lúa

Tỉnh Hòa Bình có khá nhiều lễ hội văn hóa mang tín ngưỡng dân gian tốt đẹp. Đây là dịp để bà con cùng nhau ôn lại lịch sử truyền thống với những tục lệ phong phú. Trên địa bàn Hòa Bình có 7 dân tộc anh em chung sống đoàn kết như Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Kinh và Hoa, thì người Mường chiếm đa số, tới hơn 60%. 

 

Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình để tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên cũng như mong cầu mùa màng tốt tươiLễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình để tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên cũng như mong cầu mùa màng tốt tươi. Ảnh: Báo Dân tộc phát triển

Tại đây, bản sắc người Mường được thể hiện rất rõ nét về ngôn ngữ, trang phục, tập quán, phong tục... tạo nên bức tranh văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng. Ngày nay, khi xã hội phát triển hơn, những nét văn hóa của người Mường vẫn được lan truyền và phát huy, trong đó, lễ hội chính là một trong những nét văn hóa đặc trưng nhất, tượng trưng cho tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật của người dân tộc Mường. 

 

Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình thu hút rất đông người tham giaLễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình thu hút rất đông người tham gia. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam

Người Mường ở Hòa Bình có nhiều lễ hội liên quan tới nông nghiệp như lễ hội xuống đồng, cầu mưa, đi săn, đánh cá, lễ nhóm lửa, lễ nạ mạ... rồi cả Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình. Điều đặc biệt là lễ hội dân tộc Mường trên địa phận tỉnh Hoà Bình thường chủ yếu hướng vào phần lễ nghi hơn là phần hội. 

 

Ghé thăm Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình để tìm hiểu những phong tục tốt đẹp của bà con địa phươngGhé thăm Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình để tìm hiểu những phong tục tốt đẹp của bà con địa phương. Ảnh: Người đưa tin

Cũng như các lễ hội khác, lễ hội rửa lá lúa này có ý nghĩa sâu sắc, nhằm tưởng nhớ công ơn người mở mang đất đai cho người dân bản Mường và cầu mong mùa màng tốt tươi, ít sâu bệnh. Bởi lễ rửa lá lúa diễn ra đúng vào kỳ lúa trên đồng và ngô trên nương vào kỳ trổ đòng, dễ mắc sâu bệnh nhất.
 

1.4. Tìm hiểu về lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình 

Lễ hội rửa lá lúa của người Mường là lễ hội đặc sản, được tổ chức thường niên và là biểu tượng cho phong tục tập quán tốt đẹp, đầy ý nghĩa của người dân địa phương. Qua lễ hội, ta hiểu về truyền thống cũng như trau dồi tinh thần uống nước nhớ nguồn. 

 

Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình diễn ra qua nhiều bước, chủ yếu tập trung cho phần lễLễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình diễn ra qua nhiều bước, chủ yếu tập trung cho phần lễ. Ảnh: YK

Theo truyền thuyết xưa, khi vùng đất này còn cằn cỗi, chưa có lúa để trồng trọt, Vua Dịt Dàng đã sai các con vật đi săn tìm hạt giống. Sau một thời gian, chuột tìm bà Chu mường trên trời cao xin ban phát hạt lúa đỏ cùng với 40 giống lúa ruộng, 30 giống lúa nương. Con chuột giao kèo với bà Chu mường rằng người nhận được số giống lúa đó khi gieo trồng đến ngay ra hạt, chuột sẽ được tự quyền tới ăn. Bà Chu mường đồng ý, liền cho giống lúa và dạy cách trồng trọt. 

 

Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình có nhiều món ăn truyền thống địa phươngLễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình có nhiều món ăn truyền thống địa phương. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam 

Do đó, trong lời cúng khấn tại Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình đều sẽ có lời kể về thời tiền sử, thời đất đai chưa có lúa để trồng, sự tích tìm ra hạt lúa rồi tên người có công... khai hoang mở đất từ xưa. Theo lời truyền miệng thì đó là ông Ỏ, bà Ỏ, ông Rạng, bà Rạng. Tất cả người tham dự đều với tâm ý hướng về tổ tiên, một lòng biết ơn tới thế hệ trước và hướng thiện mong muốn một mùa màng bội thu. 

Đến dịp lễ hội rửa lá lúa của người Mường, người dân sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn, đầy đặn, có lợn, gà và mâm cỗ chay có trái cây, bánh, oản để tế lễ. Mâm lễ được đặt ở đầu ruộng để thầy cúng đọc khấn, cầu mong thần linh ban cho phép diệt trừ sâu bệnh, giúp bà con dân làng có mùa màng tốt tươi. 

 

Bạn có thể tới Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình để tìm hiểu những phong tục tập quán thú vị của bà con địa phươngBạn có thể tới Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình để tìm hiểu những phong tục tập quán thú vị của bà con địa phương. Ảnh: Petrotimes

Trong lễ hội này, các gia đình sẽ đan sẵn sọt tre cao hơn 1m, phần ngọn có cắm lông gà giả làm đôi cánh, cắm ở đầu bờ ruộng, nhằm để xua đuổi sâu bọ, dịch bệnh. Buổi lễ trải qua nhiều bước, cũng như nhiều nghi lễ khác, người dân sẽ đóng góp như nhau để mua vật phẩm, rồi chuẩn bị lễ cúng cần thiết. Sau khi kết thúc, bà con trong làng sẽ tổ chức ăn uống tại sân đình, những ai không tham gia cũng được chia phần gửivề nhà. 

Không chỉ có Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình, văn hóa Mường còn có rất nhiều điều đặc sắc khác điển hình là không gian sinh sống với văn hóa ở nhà sàn. Họ sống trong những căn nhà sàn mang kiến trúc truyền thống, làm từ gỗ, tre nứa, có những căn đã tồn tại hàng trăm năm, trở thành điểm đến khám phá cho khách du lịch Hòa Bình. 

 

Tới Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình đừng quên thưởng thức các món ăn ngonTới Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình đừng quên thưởng thức các món ăn ngon. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam

Tới với không gian lễ hội của bà con người Mường, du khách gần xa hiểu hơn về tập quán, tín ngưỡng truyền thống, khám phá kiến trúc nhà cửa cũng như thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên trù phú của vùng đất Tây Bắc. 

Vào dịp tháng 7, tháng 8 âm lịch, Hòa Bình là nơi thích hợp để tránh nắng nóng. Với khí hậu dễ chịu, mát mẻ, có núi đồi và sông suối mát lành, bạn có thể tới đây tham gia lễ hội, kết hợp xả nhiệt, thăm quan nhiều địa danh khác. 

 

Người Mường có rất nhiều lễ hội độc đáo gắn liền với lúa nước, điển hình là Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa BìnhNgười Mường ở Hòa Bình có rất nhiều lễ hội độc đáo gắn liền với lúa nước. Ảnh: Báo Nhân dân

Đặc biệt, bản làng ở Hòa Bình đều còn hoang sơ, chưa chịu nhiều tác động của du khách nên mang vẻ đẹp rất đỗi bình yên, mộc mạc. Bạn có thể thuê xe đạp vi vu quanh các con đường làng, ngắm cảnh xung quanh, hít hà hương thơm của lúa, của bầu không khí trong lành, khác biệt hẳn so với chốn thành thị xô bồ, bon chen thường ngày. 

>>Xem thêm: Mách bạn cẩm nang du lịch Hòa Bình với đầy đủ thông tin gợi ý chơi gì – ăn gì - ở đâu

2. Các lễ hội đặc sắc khác của Hòa Bình 


2.1. Lễ hội đánh cá Lỗ Sơn

Ngoài Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình, Lễ hội đánh cá ở Lỗ Sơn cũng nổi tiếng không kém. Theo thông lệ hàng năm, cứ vào trung tuần tháng 3 âm lịch, người dân trong xã Lỗ Sơn và huyện Tân Lạc lại tất bật tham gia lễ hội đánh cá suối bao đời nay. 

 

Lễ hội đánh cá Lỗ Sơn có ý nghĩa tốt đẹp như Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa BìnhLễ hội đánh cá Lỗ Sơn diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Ảnh: Sở tài chính Hòa Bình

Lễ hội này gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người Mường TLó Lỗ Sơn. Sau khi xong mùa vụ cấy, lúa cứng cáp, người dân tổ chức đánh cá, những con cá to nhất được dâng lên cúng thờ Thành hoàng tại miếu thờ nhằm mong cầu mưa thuận gió hòa, người dân khỏe mạnh, mùa màng bội thu... Hoạt động được yêu thích nhất trong khuôn khổ Lễ hội đánh cá Lỗ Sơn là thi chèo bè mảng. Trong tiếng hò reo cổ vũ của bà con, các tay chèo thi nhau dồn sức điều khiển bè đi nhanh nhất. Phần thi quăng chài cũng sôi động, thu hút khán giả không kém. 
 

2.2. Lễ hội Khai hạ Mường Vang

Hàng năm, Lễ Khai Hạ hay còn gọi là lễ xuống đồng của người Mường ở Hòa Bình đều được tổ chức long trọng, thường rơi vào ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng mỗi năm. Cũng như Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình, lễ Khai Hạ là dịp để bà con cầu mong một năm mới mùa màng bội thu, đồng thời thể hiện lòng biết ơn với thế hệ đi trước đã khai khẩn đất hoang, mở mang đất đai. 

Lễ hội xuống đồng này được chia thành hai phần, là phần lễ và phần hội. Phần lễ có các nghi thức cúng trang nghiêm với vật cúng là xôi, gà, bánh chưng... Còn phần hội sẽ có các cuộc thi hát giao duyên, múa, tung còn, thi đánh cồng chiêng... 

 

Lễ hội khai hạ được tổ chức hoàng tráng và đặc sắc không kém Lễ hội rửa lá lúa ở Hòa BìnhLễ hội khai hạ được tổ chức hoàng tráng và đặc sắc. Ảnh: Báo Lao động

Trên đây là thông tin về lễ hội rửa lá lúa ở Hòa Bình cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới, lễ hội mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)