Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Quảng Ngãi

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa: Nghi lễ truyền thống đầy nhăn văn của người dân Lý Sơn

Thứ tư, 15/11/2023, 08:00 GMT+7
test

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thu hút đông đảo người dân huyện đảo Lý Sơn cũng như khách thập phương tham gia. Cùng Du lịch Việt Nam tìm hiểu nghi lễ độc đáo này nhé. 


1. Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa


1.1. Thời gian, địa điểm diễn ra Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào thời gian nào? Hay khi Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra khi nào? Đây có lẽ thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về nghi lễ này. Cụ thể, theo thông lệ hàng năm, lễ khao lề thế lính được tổ chức vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch, gắn liền với quá trình ra đời và hoạt động của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. 

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường được tổ chức vào tháng 2, tháng 3 âm lịchLễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường được tổ chức vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Ảnh: Sức khỏe đời sống

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa do người dân Lý Sơn tổ chứcLễ khao lề thế lính Hoàng Sa do người dân Lý Sơn tổ chức. Ảnh: VOV

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường được tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, sau khi đã biết về địa điểm tổ chức và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào thời gian thời gian nào, còn chần chờ gì nữa mà không lên ngay kế hoạch để chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới thôi nào. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển đến Lý Sơn

Từ Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh, du khách cần đặt vé máy bay tới Quảng Ngãi, sau đó đi tàu để ra đảo. Do Quảng Ngãi chưa có sân bay nên bạn cần bay tới sân bay Chu Lai (Quảng Nam) cách bến tàu Sa Kỳ 44km. 

 

Để ra đảo Lý Sơn tham gia Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa bạn cần đi tàu cao tốc từ cảng Sa KỳĐể ra đảo Lý Sơn bạn cần đi tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ. Ảnh: Dân Việt

Từ sân bay Chu Lai, khách du lịch Quảng Ngãi đi taxi với chi phí khoảng 350.000 đồng/chiều tới bến Sa Kỳ. Nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn có thể đi xe bus dừng chặng tại TP Quảng Ngãi, tuy nhiên, sẽ mất thời gian hơn. 

 

Nhìn chung bạn có thể ra đảo Lý Sơn tham gia Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa mà không gặp khó khăn gìNhìn chung bạn có thể ra đảo Lý Sơn tham gia Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa mà không gặp khó khăn gì. Ảnh: huyenlyson

Cảng Sa Kỳ có nhiều hãng tàu cao tốc đưa lữ khách tới Lý Sơn để tham gia Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Giờ xuất phát sớm nhất là 7h30, trễ nhất là 15 mỗi ngày. Các tàu hoạt động đều đặn hàng ngày, bạn có thể cập nhật chi tiết trên website cangsaky.com. Giá vé đi tàu khoảng 300.000 - 340.000 đồng/khứ hồi. Bạn nhớ mang theo căn cước công dân hoặc bằng lái xe để mua vé. Thời gian di chuyển từ cảng Sa Kỳ ra đến đảo chỉ khoảng 35 phút.

 

1.3. Nguồn gốc Lễ khai lề thế lính Hoàng Sa

“Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đì thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa”

Đây là câu văn tế hùng binh Hoàng Sa - Trường Sa trong lễ khao lề thế lính, không chỉ là tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo đất nước mà còn như thể hiện số phận của những người đi lính ở Hoàng Sa năm xưa. Đã đi là rất khó trở về. 

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã tồn hàng trăm năm quaLễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã tồn hàng trăm năm qua. Ảnh: Lao động

Về nguồn gốc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, đến nay, nghi lễ được duy trì tồn tại suốt hơn 400 năm qua. Dường như Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã thấm sâu vào trong tiềm thức của mỗi thế hệ người dân, thành một biểu tượng chứng minh cho lòng yêu nước, sự anh dũng hy sinh của ông cha ta. 

Vào khoảng những năm đầu thế kỷ 17, chúa Nguyễn đã thành lập đội Hoàng Sa gồm 70 thanh niên ưu tú, giỏi nghề đi biển ở các làng An Vĩnh và An Hải (nay thuộc huyện Sơn Tịnh và Bình Sơn) và làng An Vĩnh, An Hải (đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) giương buồm ra khơi tìm kiếm sản vật, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa mang ý nghĩa nhân văn to lớnLễ khao lề thế lính Hoàng Sa mang ý nghĩa nhân văn to lớn. Ảnh: VOV

Theo thông lệ, cứ vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, đội quân này sẽ nhận lệnh ra đi và tháng 8 âm lịch trở về cửa Eo (nay thuộc Thừa Thiên Huế) để nộp lại các sản vật quý cho triều đình. 

Trong suốt hàng thế kỷ hoạt động, biết bao nhiêu Thủy quân Hoàng Sa vượt sóng gió, bão tố nơi biển khơi để thực thi nhiệm vụ ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều người ra đi và không thể trở về mãi mãi như câu văn tế trên. Khi đã biết về nguồn gốc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa mang đậm tính nhân văn, ta càng cảm thấy trân trọng và thành kính hơn. 

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc giaLễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Để tưởng niệm, tỏ lòng biết ơn những người lính đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cũng như nguyện cầu bình an cho những người lính mới, cứ vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, người dân Lý Sơn lại tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Khao lề là lễ khao quân định kỳ, thế linh là nghi lễ cúng thế mạng cho người lính chuẩn bị đi làm nhiệm vụ. 

Có thể nói, lễ này có ý nghĩa rất to lớn đối với ngư dân, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước. Vào năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

>>Xem thêm: Rực rỡ sắc cờ Tổ quốc trên đường bơi vượt biển Lý Sơn

2. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra như thế nào?

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức như thế nào? Khi tiến hành Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, người chủ tế là tộc trưởng ở các tộc họ. Các tộc họ tiền hiền, hậu hiền hoặc trưởng các chi phái là bồi tế, thầy pháp sẽ là người điều hành lễ tế. Chủ tế đứng ở bàn thờ chính giữa, bồi tế đứng sau và hành lễ theo chủ tế. 

 

Tiếng ốc u tái hiện lễ tiễn đưa binh lính Hoàng Sa trong đội Hoàng Sa Bắc hải đi làm nhiệm vụ trong Lễ khao lề thế lính Hoàng SaTiếng ốc u tái hiện lễ tiễn đưa binh lính Hoàng Sa trong đội Hoàng Sa Bắc hải đi làm nhiệm vụ. Ảnh: VOV

Lễ khao lề thế lính diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính và thường được tổ chức kết hợp với các hội hoa đăng, hát bội, lễ rước, múa lân, lễ hội đua thuyền tứ linh truyền thống.

Lễ tế thần và lễ cầu an cho vong lĩnh các chiến sĩ sẽ được tổ chức vào đêm hôm trước lễ khao lề. Lễ vật được chuẩn bị trong lễ tế chính khá công phu đủ đầy, thường có: trầu, rượu, cá, gạo, hoa quả, thịt, muối, mắm, bánh khô, nếp nổ, …; và đặc biệt nhất định phải có chiếc thuyền tre có đế làm từ thân cây chuối gắn buồm, cờ, phướn; hình nộm hay hình nhân thế mạng làm bằng khung tre có dán giấy ngũ sắc và linh vị ghi đầy đủ tên tuổi của những người trong họ tộc đã hy sinh khi đi lính ngoài Hoàng Sa.

 

Nghi lễ rước hình nhân thế mạng và thuyền câu ra biển là một nghi lễ quan trọng trong Lễ khao lề thế lính Hoàng SaNghi lễ rước hình nhân thế mạng và thuyền câu ra biển là một nghi lễ quan trọng trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Báo Đà Nẵng 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức như thế nào? Sau khi thầy pháp thực hiện nghi thức làm phép, bắt ấn trừ tà để an vị những vong linh chiến sỹ Hoàng Sa sẽ tới nghi thức đọc văn tế, rồi nghi thức thả thuyền tế ra biển. Trong hương khói nghi ngút, lời phù chú lầm rầm vang lên trên nền nhạc bát âm, ngũ âm xen lẫn tiếng mõ của thầy pháp với... Không khí long trọng, trang nghiêm và tâm linh, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa kéo dài 2 ngày.  

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thu hút rất đông người tham giaLễ khao lề thế lính Hoàng Sa thu hút rất đông người tham gia. Ảnh: Dân Việt 

Thuyền tế được thả trồi ra ngoài biển khơi, cầu cho những vong linh chiến sỹ Hoàng Sa được sớm siêu thoát, cầu mong cuộc sống yên bình cho người dân. Tên tuổi, linh hồn người sắp đi lính cũng được gửi vào hình nộm, cúng. 

Đi đầu là các thanh niên mang phướn, cờ, theo sau là bốn thanh niên khiêng thuyền lễ; phía sau là thầy pháp, tộc trưởng, trưởng các chi phái và đoàn người gồm bà con trong tộc họ... Tại cửa biển trên đảo Lý Sơn, thầy pháp vái tạ tứ phương để làm lễ thế mạng, sinh mạng và tàu thuyền của lính Hoàng Sa đã được hiến tế cho thần linh qua các hình nhân, những người lính ra khơi sẽ trở về bình an. 

 

Các phẩm vật tế lễ, hình thế mạng... được chuẩn bị công phu tại Lễ khao lề thế lính Hoàng SaCác phẩm vật tế lễ, hình thế mạng... được chuẩn bị công phu. Ảnh: VOV

Tham dự buổi lễ, bạn mới cảm nhận hết được sự linh thiêng cũng như niềm mong cầu của người dân. Đó là sự tri ân đối với những bậc tiền nhân đã hy sinh trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo quốc gia. Du xét ở khía cạnh nào, buổi lễ cũng mang một tình yêu và trách nhiệm to lớn và cũng là dịp để các vị bô lão ôn lại cho thế hệ con cháu về cội nguồn xa xưa. 

 

Hội đua thuyền truyền thống trong Lễ khao lề thế lính Hoàng SaHội đua thuyền truyền thống trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Lễ khao lề thế thu hút không chỉ người dân Lý Sơn mà rất nhiều du khách phương xa tham dự, khắc họa sinh động một Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm xưa. 

Ngoài Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, đảo Lý Sơn có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón. Tới đây, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong trẻo của miền biển qua những địa danh nổi tiếng như Cổng Tò Vò, Hang Câu... Người dân Lý Sơn thật thà, đôn hậu, mến khách chắc chắn sẽ giúp chuyến đi của bạn thêm trọn vẹn. 

 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thể hiện mong muốn của người dân trên đảoLễ khao lề thế lính Hoàng Sa thể hiện mong muốn của người dân trên đảo. Ảnh: Thanh niên

Trên đây là thông tin về Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cho bạn trước khi lên kế hoạch tham gia. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi tiếp theo của mình nhé. 

Yến Yến

linhtranctv
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc