Banner Movi

Độc đáo lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận di sản văn hoá quốc gia 

Thứ năm, 03/10/2024, 20:00 GMT+7

Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận là một trong các lễ hội truyền thống đặc sắc vẫn còn giữ nguyên được những nét đặc trưng về nghi lễ, không gian, trình tự đến phần hội với các hoạt động vô cùng đặc sắc. 

quảng cáo

Mảnh đất Bình Thuận là một trong những nơi hội tụ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo, phản ánh truyền thống sinh hoạt từ lâu đời của người dân địa phương và các lễ hội chính là nơi phản ánh rõ nét nhất những nét đẹp ấy. Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận là một trong những lễ hội văn hóa tiêu biểu nhất đã được tỉnh Bình Thuận lựa chọn để phục vụ cho việc phát triển du lịch ở địa phương. 

Không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt về lịch sử và văn hóa, mà lễ hội này còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ghi khắc công đức của các bậc tiền nhân đi trước với lịch sử hơn 130 năm. Trải qua thời gian, đây là một trong những lễ hội độc đáo bậc nhất ở Bình Thuận khi vẫn giữ gìn và bảo tồn đầy đủ các nghi thức về không gian, thời gian, trình tự cũng như cách thức để thực hiện các nghi lễ, tạo một không gian văn hóa tín ngưỡng linh thiêng, tích hợp với đó là các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn theo phong tục tập quán lâu đời của đồng bào người địa phương. 

 

lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận
Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận thể hiện tín ngưỡng dân gian độc đáo. Ảnh: Báo Bình Thuận

 

Tổng quan về lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận 

Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận được tổ chức tại Dinh Thầy Thím trong khu rừng dầu Bàu Cái, thuộc địa phận của thôn Tam Tân, xã Tân Tiến, cách trung tâm thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận 12km về hướng Tây Bắc. Đây được biết đến là một trong những lễ hội độc đáo kết hợp giữa nét đẹp văn hóa tâm linh và lịch sử của người dân địa phương. Lễ hội là một phần quan trọng của tín ngưỡng thờ thầy Thím Thầy, bày tỏ sự ghi nhận công lao và lòng kính trọng đối với bậc tiền nhân đã có công mở mang vùng đất. 

Theo đó, đến hẹn lại lên, vào dịp tháng 1 Âm lịch và tháng 9 Âm lịch người dân địa phương sẽ tổ chức hai kỳ lễ lớn tại Dinh Thầy Thím, đó chính là lễ Tảo Mộ diễn ra vào mùng 05/01 Âm lịch và lễ Tế Thu sẽ diễn ra vào 14/9 đến 16/9 Âm lịch. 

 

lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận
Lễ hội diễn ra từ 14-16/9 Âm lịch. Ảnh: ST

Lễ hội là một sự kiện vô cùng độc đáo và đậm đà bản sắc của địa phương, với ý nghĩa tâm linh đặc biệt gắn kết cộng đồng. Lễ hội được tổ chức không chỉ là một sự kiện để tưởng nhớ về Thầy Thím, mà còn là minh chứng cho ước vọng hướng tới một xã hội công bằng, văn minh và đề cao giá trị về đạo đức, nhân cách. Từ đó sẽ góp phần giáo dục và lưu giữ truyền thống lối sống tốt đẹp cho các thế hệ sau. 

Với người dân địa phương, lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận còn là một cơ hội để củng cố mối quan hệ tương thân tương ái của cộng đồng, gia tăng sự đoàn kết và ý thức về cội nguồn dân tộc, tạo thành một nền tảng văn hóa gắn kết và hòa hợp. 

Đầu năm 2022, Lễ hội  dinh Thầy Thím Bình Thuận cũng đã chính thức được Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. 
 

Lịch sử của lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận 

Theo các bậc cao niên ở La Gi thì lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận được bắt nguồn từ sự tích đề cập đến một người thầy là đạo sĩ rất hiền đức, xuất thân từ làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Khi đến Bình Thuận thì đã chọn vùng đất Tam Tân để sinh sống ẩn dật khi đã thoát được án “tam ban triều điển” vì tội dời đình. Sau này, Hội Tam Quý của dân làng Tam Tân đã đứng ra lập nên Dinh thờ và xây mộ Thầy Thím và coi đó là thần Thành Hoàng, cứu độ cho người dân địa phương. Tên gọi hội Tam Quý cũng mang ý nghĩa rất đẹp của ba ngôi làng xưa đối với thầy thím.

Hiện tại, dinh thờ xưa đã trở thành một quần thể di tích Dinh Thầy Thím bao gồm cả khu vực dinh thự và khu mộ ở khu vực rừng Bàu Thông, cách đó khoảng 3 km. Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận được duy trì hằng năm với các nghi thức trang trọng để cúng bái và tưởng nhớ đến Thầy Thím. 

 

lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận
Lễ hội đã có lịch sử hơn 140 năm. Ảnh: ST

 

Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận với những nghi thức độc đáo

Tương tự như các lễ hội dân gian khác ở khu vực ven biển miền Trung, lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận cũng bao gồm một chuỗi các sự kiện đậm tính truyền thống và tâm linh. Theo đó, lễ hội sẽ được diễn ra với hai phần chính là phần nghi thức và phần hội, trong đó phần nghi thức sẽ bao gồm rất nhiều những hoạt động truyền thống như lễ nghinh thần, lễ rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, dâng cỗ cúng Thầy Thím, lễ giỗ tiền hiền, cúng binh gia… 
 

Phần nghi thức truyền thống trang trọng 

Phần nghi thức của lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận sẽ được bắt đầu với nghi lễ nghi thần diễn ra vào rạng sáng ngày 14 tháng 9 Âm lịch, đoàn lễ sẽ xuất hiện trong trang phục truyền thống và đi từ dinh đến mộ của Thầy Thím, nhằm thỉnh thần về dinh để chuẩn bị cho các hoạt động của lễ hội. Ở mộ của Thầy Thím, đoàn lễ sẽ thỉnh các vật phẩm như sắc phong, kiệu lễ, bằng xếp hạng di tích trở về dinh. 

Tiếp đến là nghi lễ nhập điện, khi đã rước thầy thím về đến dinh thì nghi lễ nhập điện sẽ đánh dấu sự trở về của thần vào chính điện với không khí vô cùng trang trọng, trong tiếng trống, tiếng chiêng và sự kính cẩn của vị Chánh bái. 

Trước khi diễn ra lễ hội, người dân địa phương sẽ tổ chức thi làm cộ bánh, sau đó vào sáng ngày 15/9 thì sẽ diễn ra nghi lễ dâng cộ bánh vào trong chính điện của dinh. Khi đã tiến hành cúng bái xong, các cộ bánh sẽ được phân phát cho người dân và du khách về tham dự lễ hội, với ý nghĩa như một phần lộc của Thầy và Thím dành tặng cho mọi người. 

 

lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận
Lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức trang trong. Ảnh: Địa danh Bình Thuận

Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận sẽ được tiếp tục với nghi lễ Cúng Ngọ, lễ vật được dâng sẽ là các món chay nhằm, thể hiện sự thanh tịnh và kính cẩn những người tham gia vào nghi lễ này cũng sẽ thể hiện sự tĩnh tâm và hướng về tác giá trị tâm linh. 

Vào sáng ngày 16/9 Âm lịch thì sẽ diễn ra nghi lễ Thỉnh Sanh và tế Tiền Hiền, lễ vật được sử dụng sẽ là một con heo đực toàn sắc, toàn sinh nhằm tạo ơn và cầu mong phúc lành đến từ các vị thần linh. Đồng thời, nghi lễ tiền hiền được diễn ra nhằm tôn vinh các bậc tiền nhân thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người dân. 

 

lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận
Lễ hội chính diễn ra ở chánh điện dinh Thầy Thím. Ảnh: VietnamPlus

Nghi lễ cuối cùng trong lễ hội chính là lễ Chánh Tế Thần, đây cũng là điểm nhấn rất quan trọng của lễ hội diễn ra tại chính điện và nhà Võ Ca. Nghi lễ này là lúc mà cộng đồng có thể chia sẻ niềm vui về sự hòa thuận. Các lễ vật sau khi được dâng cúng sẽ được đem ra ngoài chế biến và sử dụng để tiếp đãi dân làng về dự hội. 

>> Xem thêm: Check list tour du lịch Phan Thiết siêu HOT

Phần hội gồm nhiều hoạt động hấp dẫn 

Bên cạnh những nghi lễ trang trọng và mang ý nghĩa tâm linh độc đáo thì lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận còn có phần hội vô cùng đặc sắc. Khi lễ hội này được đưa vào là một trong những lễ hội phát triển du lịch địa phương, thì chương trình nghệ thuật diễn ra tại buổi lễ khai mạc vẫn luôn là một điểm nhấn thu hút du khách. Trong chương trình nghệ thuật này, các diễn viên sẽ sân khấu hoá lại sự tích về Thầy Thím, nhằm thể hiện sự tôn vinh công đức của Thầy Thím, đồng thời trình diễn các tiết mục văn hóa, nghệ thuật đặc sắc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. 

Trong phần hội cũng sẽ diễn ra rất nhiều các trò chơi dân gian, hoạt động hấp dẫn đặc trưng của người dân miền biển như khiêng thúng ra khơi, kéo co, thi đấu cờ người, hội làm bánh, hội thi gánh cá, thi đan lưới… 

 

lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận
Phần hội cũng diễn ra khá sôi động. Ảnh: Nguyễn Văn An

 

Bỏ túi kinh nghiệm đi lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận 


Di chuyển 

Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận diễn ra ở thôn Tam Tân của xã Tân Tiến, chỉ cách trung tâm của thị xã La Gi 12km. Chính vì vậy, du khách có thể di chuyển đến thị xã La Gi lưu trú, sau đó về Dinh Thầy ở thôn Tam Tân để dự lễ hoặc lựa chọn lưu trú ở trung tâm thành phố Phan Thiết để thoải mái hơn khi kết hợp tham quan các địa điểm khác. Sau đó, có thể về thị xã La Gi và đến Dinh Thầy Thím của thôn Tam Tân dự lễ. 
 

Thời gian diễn ra lễ hội 

Một trong những kinh nghiệm mà du khách khi muốn tham gia lễ hội Thầy Thím ở Bình Thuận cần phải biết, đó chính là cần phải đến đúng vào thời điểm diễn ra lễ hội. Đa số du khách sẽ ưa thích tham gia lễ Tế Thu diễn ra từ ngày 14 -16/9 Âm lịch, bởi lúc này các sự kiện lễ hội sẽ được tổ chức lớn hơn với nhiều nghi thức đặc sắc. 

 

lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận
Du khách nên chọn đúng ngày hội chính để check-in. Ảnh: ST

 

Lưu ý 

Khi tham gia lễ hội, ngoài khám phá những hoạt động văn hóa, tâm linh đặc sắc và tận hưởng bầu không khí lễ hội tưng bừng, du khách cũng có thể lựa chọn cúng dường ở Dinh Thầy Thím. Tùy thuộc nhu cầu và khả năng kinh tế, du khách có thể chuẩn bị các lễ vật đơn giản như trái cây, mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh, kẹo, gạo, muối nhằm dâng cúng. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là lòng thành và thể hiện sự biết ơn. 

Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận vẫn luôn là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc không chỉ trong cộng đồng của người dân địa phương, mà còn là một di sản văn hóa chung của cư dân miền biển. Lễ hội không chỉ nhắc nhở về ý thức uống nước nhớ nguồn, gợi nhớ giá trị đạo đức, nhân cách sống và tinh thần hòa hợp, gắn kết mà còn thể hiện sự kết nối về một nếp sống cao đẹp, ngày càng bền chặt trong cộng đồng cư dân miền biển. 

>> Xem thêm: Dinh Vạn Thuỷ Tú - Nơi thờ Thuỷ tổ nghề biển ở Bình Thuận 

Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)