Banner Movi

Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai – Ngày lễ lớn tháng 7 âm lịch

Thứ ba, 06/08/2024, 08:00 GMT+7
Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai là một trong những lễ hội lớn thu hút đông đáo du khách thập phương ghé thăm. Lễ hội được tổ chức long trọng và có ý nghĩa to lớn với người dân Lào Cai. 
quảng cáo

Ở Lào Cai có khá nhiều lễ hội hoành tráng, trong đó nhất định phải kể tới Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai. Lễ hội là dịp giới thiệu với lữ khách thập phương về nét đẹp văn hóa địa phương. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam khám phá và tìm hiểu về lễ hội này nhé. 
 

1. Khám phá những điều đặc sắc trong Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai 

 

1.1. Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai khi nào?

Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai khi nào hay thời gian diễn ra lễ hội Đền Bảo Hà là điều mà nhiều người thắc mắc khi lên đang kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, sự kiện này được tổ chức đều đặn hàng năm vào ngày 17/7 âm lịch. 

 

Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng nămLễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển

Cũng như mọi năm, năm nay, trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động và sự kiện tiêu biểu. Trong đó, Hầu khai hội vào lúc 20h00’ ngày 04/8/2024 (ngày 01/7 Âm lịch). Lễ hội chính diễn ra từ 8h00’ ngày 20/8/2024 (ngày 17/7 Âm lịch). Địa điểm diễn ra là sân lễ hội Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Bảo Hà.

 

Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai được tổ chức tại ngôi đền Bảo Hà nổi tiếng linh thiêngLễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai được tổ chức tại ngôi đền Bảo Hà nổi tiếng linh thiêng. Ảnh: Vietsense

Như vậy, sau khi biết Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai khi nào, còn chần chờ gì nữa mà không lên lịch với hội bạn thân tới đây trải nghiệm thôi nào. Chắc chắn Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai sẽ không khiến bạn phải thất vọng. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển

Đền Bảo Hà nằm bên sông Hồng, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đây là nơi diễn ra lễ hội đền hàng năm vào dịp tháng 7 âm lịch. Đền cách trung tâm TP Hà Nội hơn 230km, thời gian di chuyển khoảng 3,5 -4 tiếng đồng hồ. 

 

Bạn có tới tham gia Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai một cách thuận tiệnBạn có tới tham gia Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai một cách thuận tiện. Ảnh: Du lịch Lào Cai

Từ Hà Nội, khách du lịch Lào Cai cứ đi thẳng theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đến địa phận Lào Cai rồi vào Quốc lộ 279 là tới được đền Bảo Hà. Đường đi đẹp, không có gì khó khăn, bạn chỉ cần chú ý biển báo, quan sát và điều chỉnh tốc độ là được. 

 

Lập team tham gia Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai ngay thôi nàoLập team tham gia Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai ngay thôi nào. Ảnh: Báo Pháp luật

Đền Bảo Hà cách TP Lào Cai 60km, thời gian di chuyển hơn 1 tiếng đồng hồ. Bạn cũng cứ đi theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai rồi rẽ trái vào Quốc lộ 279 là được. Nhìn chung, để tới được Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai không hề khó khăn. Đền dễ tìm, có thể tra cứu đường đi trên google maps dễ dàng. 

>>Xem thêm: Du lịch Sapa tiết kiệm không khó như bạn nghĩ

1.3. Tìm hiểu về Lễ hội Đền Bảo Hà 


1.3.1. Lịch sử đền Bảo Hà 

Lịch sử đền Bảo Hà Lào Cai là điều đáng tự hào với người dân địa phương. Đền Bảo Hà nằm trong Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy, là Di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng và điểm du lịch tâm linh của mỗi du khách khi đặt chân tới Lào Cai. 

 

Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai gắn liền với sự tích về tướng Hoàng BảyĐền Bảo Hà Lào Cai gắn liền với sự tích về tướng Hoàng Bảy. Ảnh: Truyền thông Bảo Yên

Tọa lạc ở vị trí đắc địa, ngay bên dòng sông Hồng thơ mộng, cuồn cuộn chảy, hữu ngan lại là khu đồi cao, tạo nên cảnh quan sơn thủy hữu tình, tĩnh lặng cho ngôi đền. Vào những buổi sáng sớm, khi màn sương còn vương vấn trên vùng cao, mặt trời dần ló rạng, đền hiện ra trước mắt du khách huyền ảo lạ thường. 
 

Lễ hội đền Bảo Hà Lào Cai được tổ chức chính tại ngôi đền này, nơi thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy. Ông là một anh hùng góp phần đánh giặc phương Bắc, gìn giữ bản làng. Vào năm 1997, đền Bảo Hà đã được Nhà nước chứng nhận là Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

 

Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai có công trong việc bảo vệ bờ cõi biên cương, gìn giữ bản làngTướng Hoàng Bảy có công trong việc bảo vệ bờ cõi biên cương, gìn giữ bản làng. Ảnh: Fanpage

Theo ghi chép, vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) khi vùng Quy Hóa (thuộc địa bàn Lào Cai ngày nay) bị giặc phương Bắc nhăm nhe, tràn xuống cướp phá. Trước tình hình này, tướng Nguyễn Hoàng Bảy được giao nhiệm vụ khởi binh dẹp loạn. Ông và quân tiến đánh dọc sông Hồng, giải phóng và củng cố Bảo Hà thành căn cứ lớn. 

Trong một trận chiến, tướng Hoàng Bảy hy sinh anh dũng, thi thể trôi tới Bảo Hà và được nhân dân vớt lên lập đền thờ nhằm tỏ lòng biết ơn, ghi nhận công đức. Tướng Nguyễn Hoàng Bảy đã được vua Minh Mạng và Thiệu Trị phong tặng danh hiệu Trấn an hiển liệt, đền thờ được phong là Thần vệ quốc. Ngày giỗ chính của ông chính là 17/7 âm lịch. Ngôi đền nổi tiếng linh thiêng không chỉ với nhân dân trong vùng và còn cả miền núi phía Bắc. 

 

Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai thờ tướng Hoàng Bảy thu hút rất nhiều du khách thập phươngĐền Bảo Hà thờ tướng Hoàng Bảy thu hút rất nhiều du khách thập phương. Ảnh: Luân Phương 

Theo lời kể của cao niên về lịch sử đền Bảo Hà Lào Cai, khi ông Hoàng Bảy bị sát hại, trời chuyển gió, mây kết lại thành hình thần mã. Từ thi thể của ông phát ra ánh hào quanh, lên ngựa phi đến khu núi Cấm, vùng trung tâm đất Bảo Hà thì dừng lại rồi trời quang, mây kết thành tứ linh chầu hội. Cùng nhiều câu chuyện truyền thuyết, Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai càng trở nên nổi tiếng, thu hút nhiều du khách. 

Trải qua nhiều lần trùng tu, đền Bảo Hà vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. Không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh, lịch sử, kiến trúc của đền thể hiện sự trang nghiêm, uy nghi tới muôn đời sau. Bước qua cổng tam quan sẽ tới sân đền, nhà khách, Toà đại bái, Phủ Chúa Sơn Trang, Cung cấm, Cung nhị và Cung công đồng. Trong các cung thờ chính của đền có nhiều pho tượng của ông Hoàng Bảy, Đức Vua Cha, Đức Thánh Trần, Quan Tuần Trang, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngàn, ông Hoàng quan Bơ phủ, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Nhãn.

 

Khung cảnh bình yên tại Lễ hội Đền Bảo Hà Lào CaiKhung cảnh bình yên tại Đền Bảo Hà Lào Cai. Ảnh: Dulichpro

Từ đền Bảo Hà, không chỉ là nơi để bạn ghé thăm, chiêm bái mà còn là nơi để bạn hít thở không khí trong lành, tận hưởng không gian tĩnh mịch, bình yên của núi đồi Tây Bắc. Tới đây, bạn như trút được mọi phiền muộn trong lòng, thư giãn và chữa lành. 
 

1.3.2. Lễ hội Đền Bảo Hà có gì?

Lễ hội Đền Bảo Hà có gì? Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai được tổ chức đều đặn hàng năm, để tưởng nhớ công ơn của danh tướng Hoàng Bảy cũng là dịp giới thiệu nét đẹp văn hóa dân tộc địa phương, quảng bá về du lịch văn hóa tâm linh của Lào Cai nói chung. Đặc biệt, hoạt động của lễ hội được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2016.

 

Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai được tổ chức đều đặn hàng năm, nhằm tưởng nhớ công ơn tướng Hoàng BảyLễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai được tổ chức đều đặn hàng năm, nhằm tưởng nhớ công ơn tướng Hoàng Bảy. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển

Lễ hội được tổ chức với 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức long trọng, quy mô với múa lân sư rồng và nhiều tiết mục nghệ thuật công phu. Ngay từ đêm ngày 16/7 âm lịch, trước khi chuyển sang ngày giỗ chính, tại đền đã diễn ra nghi thức dâng lễ vật tế có gà, lợn, trâu. Đây là những đồ hiến tế cho thánh Hoàng Bảy khao quân. 

 

Khai mạc Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai hoàng tráng và quy môKhai mạc Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai hoàng tráng và quy mô. Ảnh: Dangcongsan

Về phần lễ chay, hoa quả được bày biện với bảy loại, mùa nào thì quả đó. Số 7 mang ý nghĩa ứng với tên ông Hoàng Bảy. Lễ mặn ở các ban, các cung sẽ có gà, lợn, cháo, oản, xôi... Đặc biệt, vào ngày kỵ của ông Hoàng Bảy, lễ dâng lên nhất thiết phải có ba con vật, là một con trâu đực, một còn bò đực và một con lợn đực, tất cả ba con đều phải to khỏe. Lễ này nhằm nhắc nhở thế hệ sau tưởng nhớ tới công lao của các binh sĩ đã hy sinh trong việc giữ yên bờ cõi.

 

Mọi nghi lễ Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai đều được thực hiện và chuẩn bị kỹ càngMọi nghi lễ đều được thực hiện và chuẩn bị kỹ càng. Ảnh: Báo Pháp luật

Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai không thể thiếu dâng ngựa trong nghi lễ thờ cúng. Phần rước kiệu sẽ chọn các thanh đồng nhỏ tuổi, ăn chay 3 ngày trước khi tham gia nhiệm vụ này. Tới ngày lễ chính, ngay từ sáng sớm, lễ rước kiệu từ đền Cô Tân An (con gái ông Hoàng Bảy) sang đền Bảo Hà đã diễn ra. Đội hình rước kiệu do tám người phụ nữ đảm nhận, được tuyển chọn kỹ lưỡng, phải có gia đình êm ấm, con cái đề huề. 

Sau phần Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai sẽ là phần hội với những trò chơi và phần thi hấp dẫnSau phần lễ sẽ là phần hội với những trò chơi và phần thi hấp dẫn. Ảnh: Báo Pháp luật

Lễ hội Đền Bảo Hà có gì? Tại khu vực sân đền, chủ tế đọc chúc văn trong tiếng chiêng, trống linh đình. Sau đó là nghi thức dâng hương, dàn nhạc nổi 3 hồi 9 tiếng trống, mở nhạc lưu thủy trong quá trình dâng hương. Sau phần lễ là phần hội, các phần thi, trò chơi dân gian như kéo co, đánh cờ, chọi trâu, bắn nỏ, trình diễn nghệ thuật dân tộc diễn ra sôi nổi. Vào buổi tối từ ngày 15 - 17/7 âm lịch, đền Bảo Hà cũng tổ chức thả hoa đăng ngay trên sông Hồng để tưởng nhớ các anh hùng đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước. 
 

2. Các lễ hội lớn khác của Lào Cai 


2.1. Lễ hội Đền Thượng

Ngoài Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai, Lễ hội Đền Thượng cũng là lễ hội lớn, diễn ra vào ngày 13,14,15 tháng Giêng hàng năm, nhằm tưởng nhớ công ơn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – một vị anh hùng dân tộc trong những năm chống quân Nguyên Mông vào giữa thế kỷ XIII.

 

Lễ hội Đền Thượng diễn ra dịp đầu năm mới cũng trang trọng không kém Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai Lễ hội Đền Thượng diễn ra dịp đầu năm mới. Ảnh: Baotintuc

Đền Thượng nơi diễn ra lễ hội, thưở đầu chỉ là một ngôi đình nhỏ ở chân đồi Hỏa Hiệu. Về sau, đền được di chuyển lên đỉnh đồi, trải qua những lần trùng tu tôn tạo để có diện mạo khang trang như hiện nay. Lễ hội Đền Thượng được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2016.
 

2.2. Lễ hội Roóng poọc

Lễ hội Roóng Poọc hay còn gọi là Lễ hội Xuống đồng, một lễ hội thường niên của người Giáy ở xã Tả Van, Thị xã Sapa. Lễ hội diễn ra vào ngày Thìn của tháng Giêng để cầu mong thần linh phù hợp mùa màng tốt tươi, dân làng mạnh khỏe. Địa điểm tổ chức là ở cánh đồng trung tâm làng. 

 

Lễ hội Roóng poọc đậm đà bản sắc dân tộc thu hút du khách như Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai Lễ hội Roóng poọc đậm đà bản sắc dân tộc. Ảnh: Du lịch Sapa

Lễ hội Roóng Poọc phản ánh lịch sử sản xuất nông nghiệp lúa nước của bà con người Giáy. Trong phần hội, các hoạt động như hát dân ca, múa khèn... diễn ra sôi động. Đặc biệt, trò kéo co là trò không thể thiếu trong lễ hội Xuống đồng này. 

Trên đây là thông tin về Lễ hội Đền Bảo Hà Lào Cai cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)