Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Thừa Thiên Huế

Đến lăng Tự Đức Huế đỉnh cao kiến trúc lăng mộ hoàng gia ở cố đô 

Thứ hai, 12/08/2024, 14:30 GMT+7

Lăng Tự Đức Huế hay còn được gọi là khiêm Lăng là một trong những công trình kiến trúc lăng mộ tiêu biểu của triều Nguyễn, đây cũng là điểm du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp thơ mộng, đầy lãng mạn ở cố đô. 

test

Các công trình kiến trúc quần thể lăng mộ nổi tiếng của vua triều Nguyễn luôn là điểm đến ưa thích với du khách, trong đó lăng Tự Đức Huế chính là kết tinh của vẻ đẹp kiến trúc, mỹ thuật, lịch sử, đồng thời cũng là điểm sáng trên bản đồ du lịch của cố đô. 

Với không gian sơn thủy hữu tình và nét kiến trúc lăng tẩm thơ mộng, đẹp bậc nhất trong các công trình kiến trúc lăng mộ của vua chúa triều Nguyễn, lăng Tự Đức Huế sẽ là điểm dừng chân bạn nhất định không được bỏ lỡ khi đến với xứ sở này. 

 

lăng Tự Đức Huế
Lăng Tự Đức Huế là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách. Ảnh: vyngan

 

Lịch sử xây dựng của lăng Tự Đức 

Lăng Tự Đức Huế được xây dựng để thờ vua Tự Đức, một trong những vị vua triều Nguyễn có thời gian tại vị lâu nhất. Theo đó, vua Tự Đức có tên khai sinh là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ông sinh ngày 22/9/1929 và mất vào ngày 19/7/1883 và là con của vua Thiệu Trị. Vua Tự Đức lên ngôi hoàng đế vào năm 19 tuổi, là vị vua thứ tư của triều nhà Nguyễn, ông có thời gian tại vị từ năm 1847 đến 1883. 

Sau khi lên ngôi vào năm 1848 thì 16 năm sau, tức năm Giáp Tý 1864 vua Tự Đức đã bắt đầu chính thức cho xây dựng lăng mộ của riêng mình như các vị vua triều Nguyễn khác. Vị trí được ông lựa chọn được cho là nơi có vạn niên cát địa, tức là miền đất có địa thế vô cùng tốt lành trong vạn năm, nằm ở làng Dương Xuân Thượng thuộc tổng cư Chánh. Ngày nay vị trí đặt lăng Tự Đức Huế nằm tại thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế

 

lăng Tự Đức Huế
Lăng được xây dựng năm 1864, 16 năm sau khi lên ngôi. Ảnh: Ngô Phương Trinh 

Vua Tự Đức tại vị trong một bối cảnh xã hội rất đặc biệt, khi bên ngoài là giặc ngoại xâm nhăm nhe tấn công, bên trong là huynh đệ lục đục với cuộc chiến tranh giành ngôi báu, nhà vua lại có tình trạng sức khỏe không ổn định thường hay đau ốm và không có con nối dõi, ông chính là một trong những vị vua có số phận vô cùng éo le. 

Cũng bởi hoàn cảnh đặc biệt ấy mà Vua Tự Đức đã cho xây dựng khu lăng tẩm của riêng mình, như một cách để trốn tránh sự khắc nghiệt của cuộc đời và coi nơi đây như một hành cung thứ hai, nhằm tiêu sầu và đề phòng lúc ông bất chợt tạ thế. 

Lúc mới xây dựng lăng Tự Đức Huế, nhà vua đã đặt tên là Vạn Niên Cơ, tuy nhiên sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi thì nhà vua đã chính thức đổi tên thành Khiêm Cung. Đến khi vua Tự Đức mất, lăng lại được đổi tên một lần nữa gọi là Khiêm Lăng. 

Việc xây dựng lăng Tự Đức Huế cũng trải qua nhiều giai đoạn, mặc dù được coi là hoàn tất vào tháng 9/1867. Nhưng trên thực tế, phải đến năm 1902 thì lăng Tự Đức mới chính thức được xây dựng hoàn chỉnh. Do đó, thời gian xây dựng của lăng kéo dài lên đến 38 năm và cần đến hơn 3.000 binh lính, thợ thuyền cùng nhau xây dựng. 

 

lăng Tự Đức Huế
Thời gian xây dựng của lăn lên đến 38 năm. Ảnh: @_khanhdung_

 

Lăng Tự Đức công trình kiến trúc đậm giá trị lịch sử và nghệ thuật 

Có thể nói lăng Tự Đức Huế chính là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất trong hệ thống các công trình kiến trúc triều Nguyễn. Theo đó, công trình này sở hữu tính truyền thống với sự cá biệt trong lịch sử hình thành phát triển của nhà Nguyễn và sự kết hợp nhuần nhuyễn của cảnh quan và kiến trúc lăng tẩm. Cũng chính vì vậy, giá trị lịch sử và nghệ thuật của công trình này luôn được đánh giá rất cao. 

Cảnh quan và kiến trúc của lăng Tự Đức Huế cũng phần nào thể hiện cá tính và sở thích của vị vua xây dựng nên công trình này. Theo đó, khi tự lên ý tưởng thiết kế và xây dựng lăng tẩm của mình, ông cũng thể hiện nét đẹp thơ mộng, đầy lãng mạn như chính tính cách của mình.

 

lăng Tự Đức Huế
Lăng Tự Đức mang giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật ấn tượng. Ảnh: TayLeVan

Thực tế, bản thân của vua Tự Đức có trình độ học vấn rất uyên thâm, lại có tâm hồn lãng mạn, là một nhà văn, nhà thơ nên khi xây dựng lăng tẩm của mình, ông đã lựa chọn địa thế của lăng rất đẹp, là một thung lũng hẹp, có đầy đủ cả núi và vùng đất bằng, từ đó theo ý chỉ của nhà vua thiết kế công trình và thiết kế không gian lăng tẩm được thực hiện rất hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên vốn có. 

Không gian của lăng Tự Đức không chỉ là những công trình cổ kính, mà còn có suối chảy, thông reo, có hồ nước, đình tọa… Tất cả tạo nên một bức tranh vừa bình yên trầm bổng, lại vừa lãng mạn tựa như một bài thơ thật đẹp. 

Giá trị kiến trúc của lăng Tự Đức Huế còn thể hiện ở các họa tiết hoa văn trang trí hay các hạng mục công trình được thể hiện qua nhiều chất liệu khác nhau, là sự thể hiện hoàn hảo của trình độ thẩm mỹ, quan niệm nhân sinh của các kiến trúc sư đương thời. Đồng thời, lăng Tự Đức Huế cũng như một bảo tàng  lưu trữ các vật dụng hay đồ khí tự của thời Nguyễn, thể hiện đời sống tinh thần, vật chất phong phú của tầng lớp quý tộc thời Nguyễn trong những năm cuối thế kỷ 19, khi mà tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước đang bước vào thời kỳ khủng hoảng. 

 

lăng Tự Đức Huế

Ở một khía cạnh khác, lăng Tự Đức Huế cũng là nơi để thể hiện quyền lực của nhà vua với những hàm lượng văn hóa được ẩn chứa với giá trị rất nổi bật. Cũng chính vì thế, công trình kiến trúc lăng vua Tự Đức Huế xứng đáng trở thành một di sản văn hóa của dân tộc, để các thế hệ sau hiểu và kế thừa những giá trị truyền thống của cha ông truyền lại cho thế hệ sau.
 

Khám phá không gian tuyệt đẹp của lăng Tự Đức Huế 

Lăng Tự Đức Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn và quy mô gồm 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Một điều rất đặc biệt là tất cả các công trình được xây dựng ở lăng này đều bắt đầu bằng chữ Khiêm. Dù vậy, theo thời gian thì kiến trúc cảnh quan ban đầu của lăng Tự Đức đã không còn nguyên vẹn, một số công trình đã bị hư hỏng và hiện chỉ còn lại những vết tích trên nền móng cũ. Khi khám phá kiến trúc không gian của lăng Tự Đức Huế, du khách có thể lần lượt ngắm nhìn và chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, không gian bên ngoài cho đến bên trong. 

 

lăng Tự Đức Huế
Tổng thể kiến trúc của lăng Tự Đức Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: @soydonpablo

 

Khu vực vòng ngoài của lăng Tự Đức 

Ở khu vực bên ngoài của lăng Tự Đức, du khách có thể khám phá Vụ Khiêm Môn và Trí Khiêm Đường, đây là nơi dùng để thờ tự phi tần của vua Tự Đức và các vị vua triều đại trước. Tiếp đến, du khách sẽ được đến với Hồ Lưu Khiêm và Đảo Tịnh Khiêm, Từ khiêm cung môn xuống hai tầng, sẽ là hồ Lưu Khiêm, hồ này được trồng sen vào mùa hè nhằm tạo cảnh quan thơ mộng, trên hồ có hai con thuyền là Ổn Khiêm và Thuận Khiêm , vua Tự Đức thi thoảng sẽ đi thuyền để ngắm cảnh quanh hồ. 

Khu vực giữa của hồ Lưu Khiêm là đảo Tịnh Khiêm trồng nhiều cây quý và có nuôi thú hiếm, trên đảo cũng sẽ có những ngã đình nhỏ. Trong quần thể kiến trúc lăng Tự Đức Huế thì hồ Lưu Khiêm và đảo Tịnh Khiêm chính là yếu tố “minh đường tụ thủy” để tích phúc cho các con cháu thế hệ sau. 

 

lăng Tự Đức Huế
Không gian vòng ngoài lăng Tự Đức mang nét thơ mộng ấn tượng. Ảnh: @xuanquang.

Khám phá khu vực bên ngoài của Lăng Tự Đức, du khách cũng sẽ đến với Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ. Theo đó, Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ đều nằm ở bên hồ  Lưu Khiêm. Đây chính là nơi mà nhà vua thường ngồi ngắm cảnh, làm thơ với nét kiến trúc vô cùng độc đáo, các họa tiết trang trí mỹ thuật rất tinh xảo, thanh thoát mang nét nét cổ điển, cuốn hút. 

 

Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ
Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ là điểm check-in rất được ưa thích ở Lăng Tự Đức. Ảnh: chitaqhg

Tất cả các công trình vòng ngoài của lăng Tự Đức Huế như Hồ Lưu Khiêm, đảo Tịnh Khiêm cùng với Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ đều có nét đẹp rất ấn tượng, mang đến cho Khiêm Lăng vẻ trữ tình đầy lãng mạn. 

 

lăng Tự Đức Huế

 >> Xem thêm: Khám phá tour du lịch Huế HOT nhất hiện nay 

 

Khu tẩm điện của Lăng Tự Đức 

Quần thể lăng Tự Đức Huế sẽ có hai khu vực chính là khu tẩm điện và khu lăng mộ được ngăn cách với nhau bằng một bức tường cao. Theo đó, khu tẩm điện sẽ có kiến trúc rất độc đáo và quy mô rất lớn, ở chính giữa của mặt tường này sẽ có Khiêm Cung Môn, bước qua khu vực này du khách sẽ bắt gặp một sân rất rộng được lát gạch Bát Tràng, ở hai bên sẽ có các tòa nhà là Lễ Khiêm Vu và Pháp Khiêm Vu, khu vực chính giữa là Hòa Khiêm Điện. Tiếp phía sau của Hòa Khiêm Điện chính là Lương Khiêm Điện, ngoài ra khu vực hai bên ở đây còn có Minh Khiêm Đường và Ôn Khiêm Điện được xây nối liền với nhau, tạo thành một khối kiến trúc có hình chữ khẩu. 

Nổi bật trong khu vực tẩm điện của lăng Tự Đức Huế chính là khi Khiêm Cung Môn, công trình kiến trúc này được xây dựng bằng gỗ theo kiểu cổ lâu với hai tầng, ở trên cửa có bức hoành phi sơn son thiếp vàng và chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt rất tinh xảo cùng với bảng tên gọi “ Khiêm Cung Môn”. 

Sau Khiêm Cung Môn có một sân gạch rất rộng, trên mặt sân có một đỉnh đồng hình chữ nhật thường được dùng cho việc cúng tế. Hai bên sân này sẽ có hai nhà là Lễ Khiêm Vu và Pháp Khiêm Vu.

 

Lăng Tự Đức Huế
Khiêm Cung Môn là công trình rất nổi bật trong quần thể lăng tâm. Ảnh: @nduyuyn_

Lễ Khiêm Vu – Pháp Khiêm Vu được xây dựng theo kiểu thức nhà 3 gian và không chạm trổ hay sơn thếp, bên trong nhà ở khu vực gian giữa có đặt các ban thờ các đồ tự khí và có nhiều bài vị, phần mái được lợp ngói liệt tráng men màu xanh. Đây chính là nơi để chuẩn bị kiều phục và tấu chương của các quan khi theo vua Tự Đức đến Khiêm Cung, đồng thời cũng là nơi thờ các vị quan khi họ đã qua đời 

Hòa Khiêm Điện là một trong những khu vực quan trọng của lăng Tự Đức Huế, đây chính là nơi để vua làm việc mỗi khi đến với Khiêm Cung, đồng thời sau khi nhà vua băng hà thì linh cữu cũng sẽ được quàn ở đây rồi mới đưa đi an táng. Hòa Khiêm Điện cũng là nơi làm điện thờ nhà vua và hoàng hậu sau này. Kiến trúc của điện này theo kiểu “trùng lương trùng thiềm” được thiết kế rất tinh xảo, chạm trổ hoa văn độc đáo, mái lợp ngói âm dương, hai đầu trang trí bằng chất liệu pháp lam nhiều màu, ở khu vực chính giữa của tiền doanh có treo tấm biển với chữ “ Hòa Khiêm Điện”.

 Nội thất của Hòa Khiêm Điện được sơn đen còn các đồ thờ tự sẽ được sơn son thiếp vàng, bài trí ở đây tương tự như các điện thờ của vua nhà Nguyễn khác, đồng thời nơi đây cũng còn lưu giữ rất nhiều kỷ vật của nhà vua cùng hoàng hậu và các vị phi tần. 

 

Lăng Tự Đức Huế
Điện Hòa Khiêm là nơi chính tẩm thờ vua Tự Đức. Ảnh: giaoducthoidai

Sau hòa Khiêm Điện là Lương Khiêm Điện, đây là nơi nhà vua Tự Đức sẽ nghỉ ngơi mỗi lần đến với Khiêm cung. Sau này được sử dụng để làm nơi thờ Thái Hậu Từ Dũ, tức mẹ của vua. Kiến trúc của điện này có 5 gian 2 chái với các họa tiết trang trí cùng không gian nội thất được bài trí cầu kỳ. 

Trong quần thể kiến trúc của lăng Tự Đức Huế thì Minh Khiêm Đường là một trong những công trình rất nổi bật. Đây được biết đến là một trong những nhà hát cổ nhất tại Việt Nam với chức năng chính là nơi để nhà vua xem diễn tuồng, diễn nhạc với không gian được thiết kế đầy sáng tạo, có tính thẩm mỹ rất cao. Minh Khiêm Đường nằm nối tiếp với Hòa Khiêm Điện, Lương Khiêm Điện, Ôn Khiêm Đường. Các công trình này đã tạo nên một lối kiến trúc chữ khẩu rất đặc trưng dưới thời nhà Nguyễn. Không gian và cách bài trí thiết kế của Minh Khiêm Đường cũng thể hiện phần nào tính cách của nhà vua Tự Đức với một tâm hồn đầy lãng mạn, yêu nghệ thuật. 

Ôn Khiêm Đường là một không gian nằm trong quần thể lăng vua Tự Đức với thiết kế 3 gian 2 chái,  đây là nơi để cất giữ các đồ vua Tự Đức ngự dụng, sau này hoàng hậu Lệ Thiên Anh đã đến đây ở và đổi tên thành Ôn Khiêm Điện.

Khu tẩm điện của lăng Tự Đức Huế còn có khu vực Viện và Ích Khương Các. Cùng với đó là các viện khác như Tòng Khiêm Viện, Dụng Khiêm Viện, Y Khiêm Viện và Trì Khiêm Viện, là nơi để các vị phi tần tam cung lục viện của vua Tự Đức ở. 
 

Khu vực Lăng trong quần thể Lăng Tự Đức Huế 

Khu vực lăng mộ ở trong lăng Tự Đức Huế có hướng quay về phía Đông Nam, phía trước là núi Khiêm Long Khiêm như một tiền án, dưới chân núi chính là khe nước hướng từ chùa Từ Hiếu chảy qua là minh đường. Theo phong thủy địa lý thì trước mặt của lăng có hồ Lưu Khiêm hình bán nguyệt để ngăn gió thổi vào mộ nhà vua. 

 

Lăng Tự Đức Huế
Phía sau tẩm điện chính là lăng mộ thờ vua Tự Đức. Ảnh:@tadxviii.

Khám phá khu vực này, du khách sẽ bắt gặp Bái Đình, là nơi làm sân chầu. Sân này được thiết kế theo thứ tự ba tầng, từ thấp lên cao. Ở  khu vực tầng thứ hai có các hàng tượng voi ngựa quan văn, quan võ. Khu vực chính giữa của tầng sân thứ ba chính là Bi Đình, phía trong cùng của sân có hai trụ biểu được gắn gạch hoa đúc rỗng trắng men vàng. Theo cách gi chép thì phải đến năm 1895 vua Thành Thái mới cho làm sân Bái Đình và đắp cát tượng voi bằng vôi vữa. 

Bi Đình có thiết kế trang trí rất độc đáo với các hình đắp nổi theo mô típ mây tảng, cùng với đó là các cột tròn đắp hình rồng cuộn. Mái của Bi Đình được lợp ngói ống tráng men vàng nền móng lát gạch Bát Tràng, khu vực trung tâm của Bi Đình có một tấm bia rất lớn đặt trên bệ đá, được chạm trổ vô cùng tinh xảo. 

Nổi bật nhất trong khu vực lăng mộ ở lăng Tự Đức Huế là bia Khiêm Cung Ký do chính vua Tự Đức soạn nội dung với 4.935 chữ Hán. Cho đến năm 1875 thì đã cho khắc vào hai mặt của tấm bia đá hiện dựng ở Bi Bình. Đây  là tấm bia đá lớn nhất Việt Nam và mang trong mình những giá trị quan trọng về lịch sử, văn học, kiến trúc và mỹ thuật. 

 

Lăng Tự Đức Huế
Bi Đình với tấm bia lớn khắc bài "Khiêm Cung Ký" do chính vua Tự Đức soạn. Ảnh: giaoducthoidai

Khu vực tiếp theo là Bửu Thành và Huyền Cung, đây chính là nơi để an táng thi hài của vua Tự Đức, tọa lạc trên một quả đồi nhỏ gối đầu lên Lý Khiêm Sơn và Cư Khiêm Sơn. Hai ngọn núi được coi là “hậu chẩm" của lăng vua.

 Cổng Bửu Thành xây bằng gạch với cửa vòm phía phía trên, trang trí các hình kỷ hà ngũ phúc, cửa có tầng mái lợp ngói ống. Cửa vào cổng Bửu Thanh được làm bằng đồng, ngày thường sẽ được khóa và niêm phong rất cẩn thận chỉ khi có lễ thì mới được bóc niêm phong, khi muốn mở khóa dưới sự có mặt đầy đủ của tam nha hội đồng. 

Đây cũng chính là khu vực quan trọng nhất của lăng Tự Đức Huế nên thường có lính hộ canh lăng. Khu vực Bửu Thành sẽ bao gồm hai lớp tường, bao bọc xung quanh mộ của vua Tự Đức và có một bức bình phong lớn gọi là Huyền Cung, che ở phía trước cửa phía trước Huyền Cung cũng có bức bình phong trang trí hình chữ Thọ ở giữa. 

 

Huyền Cung là Thạch Thất.
Trên Huyền Cung là Thạch Thất nơi đặt thi hài vua Tự Đức. Ảnh:giaoducthoidai
 
Lăng Tự Đức Huế
Tượng đá trong khuôn viên lăng Tự Đức. Ảnh: daphne_vd
 
Lăng Tự Đức Huế
Một góc lăng nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Lê

 

Hướng dẫn thăm quan lăng Tự Đức Huế 

Là một trong những lăng tẩm đẹp bậc nhất của các vị vua triều Nguyễn, lăng Tự Đức Huế sẽ là điểm tham quan hấp dẫn để bạn khám phá trọn vẹn kiến trúc, không gian và những giá trị lịch sử vẫn còn lưu giữ cho đến tận ngày nay. 

Đây là điểm du lịch có thu phí ở Huế, giá vé tham quan vào lăng Tự Đức dành cho người Việt Nam là 100.000 VNĐ/người lớn, 20.000 VNĐ/trẻ em. Giá vé tham quan lăng Tự Đức dành cho du khách nước ngoài là 150.000 VNĐ/người. 

Lăng sẽ mở cửa từ 6:30 đến 17:00 hàng ngày vào mùa hè và từ 7:00 đến 17:00 hàng ngày vào mùa đông. Chính vì vậy, du khách có thể dễ dàng phân bổ khoảng thời gian hợp lý để check in và khám phá không gian của lăng tẩm nổi tiếng này. 

 

Lăng Tự Đức Huế
Lăng Tự Đức là điểm đến có thu phí. Ảnh: Huỳnh Ngọc Duy Nguyên

Lăng Tự Đức là một công trình kiến trúc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa cũng là nơi trang nghiêm, chính vì vậy du khách khi tham quan thì nên lựa chọn những trang phục lịch sự kín đáo. Đặc biệt, một trong những trải nghiệm được ưa thích nhất với nhiều du khách khi đến lăng Tự Đức chính là mặc cổ phục Việt chụp ảnh sống ảo, trang phục không chỉ đẹp mà còn rất hài hòa trong không gian cổ kính ấn tượng của Lăng Tự Đức, hứa hẹn sẽ mang về cho bạn những bức ảnh check in thật đẹp. 

Lăng Tự Đức Huế rất rộng, chính vì vậy khi tham quan du khách cũng nên chuẩn bị trước nước uống, đồ ăn nhẹ để nạp năng lượng khi tham quan. Đặc biệt, đây là nơi có giá trị lịch sử lâu đời, nên trong quá trình tham quan khám phá du khách cũng nên có ý thức giữ gìn cảnh quan và môi trường. 

 

Lăng Tự Đức Huế

Vẫn luôn là một trong những công trình đỉnh cao của kiến trúc lăng mộ triều Nguyễn, lăng Tự Đức Huế được tôn vinh bởi nhiều danh hiệu và cũng là điểm tham quan hấp dẫn mà du khách nhất định phải ghé qua khi đến với cố đô chỉ sau Đại Nội. Nếu như có cơ hội đến với xứ Huế, hãy dành thời gian dừng chân tại lăng Tự Đức để tận hưởng không gian bình yên, cổ kính và khám phá những nét đẹp về kiến trúc, văn hóa, lịch sử đầy ấn tượng, gắn liền với công trình kiến trúc này nhé . 

>> Xem thêm: Du lịch Huế tháng 8 đi đâu? Gợi ý những cái tên siêu HOT tha hồ vi vu 

Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn