Xứ Huế là nơi nổi tiếng với những ngôi chùa cổ linh thiêng cùng vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng và chùa Huyền Không Sơn Trung là một trong số những điểm đến hấp dẫn, nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách tìm đến chiêm bái, lễ Phật mà còn là một không gian check in ấn tượng để du khách tận hưởng vẻ đẹp bình yên và tĩnh tại.
Chùa Huyền Không Sơn Trung Huế còn được gọi là chùa Huyền Không 1, đây là một trong hai ngôi chùa Phật giáo mang tên Huyền Không của Huế cùng với chùa Huyền Không 2 (Huyền Không Sơn Thượng). Có dịp về với xứ Huế, nếu như muốn ngắm nhìn vẻ đẹp ấn tượng của một ngôi chùa mang sự pha trộn về kiến trúc độc đáo giữa các nền văn hóa thì chùa Huyền Không Sơn Trung chính là điểm đến hấp dẫn.
Chùa Huyền không Sơn Trung ở xứ Huế đã có lịch sử từ rất lâu đời, tính đến nay đã hàng trăm năm. Chùa được xây dựng bởi nhà sư Viên Minh cùng các sư huynh đệ, ban đầu chỉ là một ngôi chùa được dựng từ tre nứa vào năm 1973 tại vùng đất Phú Lộc ngay phía Bắc của ngọn đèo Hải Vân. Năm năm sau, tức năm 1978 thì ngôi chùa được sư Giới Đức chuyển về dưới chân núi Chằm Thôn Nham Biển, nay ngôi chùa thuộc tổ DP Nham Biều – Lựu Bảo của phường Hương Hồ, thành phố Huế.
Trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1995, chùa Huyền Không Sơn Trung Huế đã trải qua một đợt tu sửa và mở rộng tương đối lớn, khu vực chính điện sau đợt tu sửa này đã có khuôn viên gần 6.000 mét vuông. Chánh điện được xây dựng và hoàn thiện trong thời gian 2 năm, mang diện mạo đầy ấn tượng trang nghiêm và khang trang hơn.
Nhắc đến chùa Huyền Không Sơn Trung ở Huế, người ta sẽ nhớ tới nét tinh xảo và ấn tượng về kiến trúc với sự giao thoa độc đáo của kiến trúc Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam. Cũng chính vì thế mà theo thời gian, nơi đây đã trở thành một trong những điểm check in nổi tiếng được nhiều du khách ưa thích tại xứ Huế. Chụp Huyền không Sơn Trung đã trải qua các đời trụ trì như hòa thượng Viên Minh (1973 - 1975), hoà thượng Giới Đức (1975-1989), hoà thượng Pháp Tông (1989 đến hiện tại).
Chùa Huyền không Sơn Trung Huế là ngôi chùa Phật giáo thuộc hệ phái Nam Tông, có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ phát triển đồng thời lan tỏa những nét đẹp văn hóa Phật giáo của xứ Huế cũng như Việt Nam đến với nhiều người hơn.
>> Xem thêm: Khám phá hồ Truồi thắng cảnh vạn người mê ở xứ Huế
Chùa Huyền Không Sơn Trung Huế có diện tích 8.000 mét vuông với không gian rất thơ mộng, được bao phủ bởi cây xanh hoa cỏ và những công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Check-in tại đây, du khách sẽ được khám phá lần lượt các điểm nhấn kiến trúc độc đáo từ cổng chùa cho đến chánh điện và các hạng mục công trình khác.
Ngay từ khi đến cổng vào của chùa Huyền Không Sơn Trung du khách hẳn sẽ cảm thấy vô cùng choáng ngợp bởi thiết kế ấn tượng. Cổng chùa được sơn màu vàng kim, chiều cao 15m, rộng 13m với 13 tầng mái. Điểm nhấn ở cổng chùa chính là các linh vật trang trí như chim khổng tước ở khu vực giữa mái hoặc góc mái cùng với các hoạt tiết trang trí cầu kỳ quanh thân cổng hay trụ tường hai bên, những phù điêu được lấy cảm hứng từ thánh địa Mỹ Sơn, văn hoá Champa.
Trong chánh điện của chùa Huyền Không Sơn Trung Huế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích ca được tôn trí tại vị trí trung tâm. Bức tượng này được làm từ chất liệu ciment có màu sẫm như vỏ trứng, bản tượng có chiều cao 1,54m, tòa sen cao 1,5m. Đường nét bức tượng được làm rất thanh thoát, nét mặt từ ái. tay trái đặt ở trên lòng bàn chân, tay phải đưa lên tựa như Đức Phật đang đàm đạo với các đệ tử. Hình dáng của bức tượng mang những đường nét của mô típ tượng Phật phái Nam tông, tuy vậy tính truyền thống vẫn được giữ gìn trọn vẹn. Ở chánh điện của chùa, người ta đã dựng một lan can ngăn cách khu vực thờ phụng và lễ bái nhằm tạo nên một không gian tôn tráng và đầy trang nghiêm.
Phong cách bài trí bên trong chánh điện rất giản đơn, thanh định đúng chất Phật giáo, chính vì vậy du khách hay các Phật tử dừng chân hẳn cùng đều có cảm tưởng như tâm hồn được nhẹ nhõm hơn, thảnh thơi và bình yên. Nếu đến vời khoảnh khắc chư tăng đọc kinh với âm điệu Pāli vang vọng thân tâm sẽ càng thêm hoan hỷ.
Thanh Tâm Viên
Thanh Tâm viên nằm ở bên phải của Phật điện, đây là một khu vườn cảnh được bài trí với bố cục tự nhiên. Cảnh quan ở đây tuyệt đẹp với đồi cỏ lúp xúp, những cây dương liễu rủ cổ kính, tán lá xanh rì, những bụi sim dại hay cây lạc thạch nằm rải rác chạy theo những lối đi, mái lương đình được lợp ngói đỏ nằm sau mấy gốc hoa sứ hay những cột thiên tuế cùng với cặp thạch đăng từ Nhật Bản xa xôi, mang đến một dáng vẻ rất bình yên và trữ tình.
Bên phải của vật điện là Yên Hà Các, đây là một công trình kiến trúc nhỏ nhưng lại vô cùng độc đáo thu hút du khách tìm đến. Tòa nhà này mang những đường nét vô cùng uyển chuyển với các tầng mái được sắp xếp hài hòa. Liên Hà Các được xây dựng từ chất liệu gỗ và bê tông, điểm nhấn ở đây là những kiểu trang trí độc đáo trên chất liệu gỗ. Yên Hà Các được xây dựng từ năm 1999 đến năm 2000, ban đầu nơi đây chỉ là một tòa gác gỗ với mái tranh và vách nứa, tuy nhiên sau khi hư hỏng thì đã được thay thế bằng công trình Yên Hà Các với diện mạo như hiện tại.
Nơi đây được sử dụng làm nơi làm việc của Hòa thượng chủ trì, phía sau khu vực này là pháp đường và tăng xá. Ngoài Yên Hà Các, ở bên phải Phật điện thì phía bên trái là một gác vuông hai tầng, tại đây có một tấm bia ghi lại về lịch sử hình thành xây dựng của chùa Huyền Không Sơn Trung Huế từ lúc còn ở Lăng Cô cho đến hiện tại, chiếc Đại Hồng Chung lớn với tải trọng 1 tấn nằm ở tầng trên. Du khách khi đến đây tham quan còn có thể bắt gặp những bức tường gắn bia đá điêu khắc các bài thơ.
Bảo tháp Đại Giác là một trong những điểm nhấn chính về kiến trúc của chùa Huyền Không Sơn Trung Huế. Toà bảo tháp này được xây dựng từ năm 2007 và hoàn thành vào năm 2014, đến mùa hè năm 2015 thì mới chính thức được khánh thành.
Bảo tháp tọa lạc ở khu trung tâm của ngôi chùa, gồm tháp chính cao 37m, bốn tháp phụ cao 24m, các cạnh ngang đáy dài 15,4m và cạnh đáy dọc 9,4m. Bảo tháp Đại Giác chính là phiên bản thu nhỏ của đại tháp Mahābodhi Gāya tại Ấn Độ với kết cấu rất vững chắc. Tháp chính được bố trí thành 6 tầng, không gian tương đối rộng, chóp tháp được sơn màu vàng rực rỡ, thân màu trắng rất nổi bật, hoa văn trang trí mang đậm phong cách Ấn Độ tạo nên sự giao thoa kiến trúc ấn tượng giữa lòng cố đô. Phía sau hậu cảnh của bảo tháp chính là một vườn cây trái tuyệt đẹp và lối đi dài khoảng 1.000 mét vuông, càng mang đến khung cảnh bình yên thơ mộng.
Hà Nguyệt Trì cũng là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn ở chùa Huyền không Sơn Trung Huế. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí bình yên của sân vườn tịch mịch, mang đến cảm giác thư thái nhẹ nhàng trong tiếng chuông chùa vang vọng.
Chùa Huyền Không Sơn Trung xứ Huế là một điểm đến tâm linh tuyệt đẹp, kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp kiến trúc của các nền văn hóa Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam. Sự kết hợp này mang đến vẻ đẹp vừa ấn tượng vừa huyền bí, đồng thời cũng thể hiện sự giao thoa văn hóa độc đáo.
Theo kinh nghiệm đi chùa Huyền Không Sơn Trung Huế hiện tại nằm cách trung tâm thành phố và chùa Thiên Mụ khoảng 3km về phía Tây. Nếu như di chuyển từ thành phố Huế, du khách chỉ cần đi theo dòng sông Hương, khi đi qua chùa Thiên Mụ thêm 2km thì sẽ gặp cây cầu Long Hồ, từ đây hãy rẽ phải theo biển hướng dẫn đến chùa Huyền không nằm ở cuối cầu.
Tiếp đó, đi thêm 500 m, du khách sẽ bắt gặp cây cầu Huyền Không nhỏ xinh. Đúng từ đây đã có thể nhìn thấy chùa Huyền Không Sơn Trung với vẻ đẹp đầy ấn tượng, đặc biệt là ngôi bảo tháp sừng sững giữa cảnh sắc tuyệt vời. Khi đi qua cầu Huyền Không, tiếp tục rẽ trái khoảng 100m là sẽ bắt gặp cổng chùa với kiến trúc độc đáo hiện hiện ngay trước mắt.
>> Xem thêm: Khám phá tour du lịch Huế HOT nhất hiện nay
Chùa Huyền Không Sơn Trung Huế với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và kiến trúc ấn tượng là điểm dừng chân tuyệt vời, để bạn cảm nhận được sự an yên và tĩnh tại trong tâm hồn. Ngoài vẻ đẹp của tòa bảo tháp, chánh điện cùng các khu vực sân vườn thì khi đến với ngôi chùa này, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng những giỏ phong lan quý tuyệt đẹp. được các sư thầy ở đây chăm sóc tỉ mỉ. Đi dạo theo khu vực triền núi trên con đường dẫn vào chùa du khách sẽ được ngắm nhìn những bức thư pháp tuyệt đẹp, thấm đẫm triết lý nhân sinh và đạo lý làm người.
Chùa Huyền Không Sơn Trung là một ngôi chùa Phật giáo Nam Tông, chính vì vậy ở đây chư tăng mỗi ngày đều đi khất thực, du khách khi đến đây cũng có thể cúng dường chư tăng. Theo đó, bạn có thể chuẩn bị các loại thực phẩm để cúng dường hoặc mang đến chùa viện sớt bát cúng dường trước giờ thọ trai. Ở chùa Huyền Không Sơn Trung, chư tăng vẫn đang duy trì hạnh tu khất thực, thông thường họ sẽ đi theo đoàn đồng thời sẽ chỉ nhận thực phẩm chứ không nhận tiền và trở về chùa trước 12:00. Với các phật tử muốn cúng dường thì chỉ cần giữ tâm cung kính.
Với kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Huyền Không Sơn Trung Huế, du khách khi tới đây chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội được chụp ảnh check in. Đặc biệt, cảnh quan thơ mộng của ngôi chùa với bảo tháp Đại Giác mang đến vẻ đẹp vừa độc đáo vừa ấn tượng, background là bảo tháp vẫn luôn là vị trí check in ưa thích của nhiều du khách khi đến với ngôi chùa. Đồng thời khu vườn và kiến trúc cổ kính của chùa Huyền Không 1 cũng là không gian tuyệt đẹp để thả dáng.
Hiện tại ở chùa Huyền Không Sơn Trung cũng có tổ chức các khóa tu học rất ý nghĩa, thu hút nhiều người tham gia. Với trẻ em thì có thể tham gia các khóa tu học mùa hè để được giảng dạy Phật học các nghi lễ Phật giáo và kiến thức hữu ích.
Với du khách và các phật tử, khi đến chùa Huyền Không Sơn Trung có thể tham gia các khóa xuất gia gieo duyên trong năm, thường sẽ có hai khóa vào mùa xuân và mùa hè. Nội dung các khóa học rất phong phú , ở đây bạn có thể học Kinh Pali, các bài kinh lớn Phật giáo nguyên thuỷ, tham gia các buổi trà đàm hoặc các buổi giảng dạy của thầy chủ trì hay các vị giảng sư có kiến thức, đã được tu học từ nước ngoài để tiếp thu các kiến thức Phật học chất lượng.
Chùa Huyền Không Sơn Trung, cùng với những ngôi chùa khác ở Huế vẫn luôn là điểm đến độc đáo, mang đến cho du khách cơ hội được tận hưởng vẻ đẹp tâm linh giữa một không gian bình yên, cùng với đó là nét đẹp về văn hóa, kiến trúc và nhiếp ảnh đầy ấn tượng. Đặc biệt hơn nữa, chùa Huyền không Sơn Trung Huế còn có điểm nhấn là sự giao thoa hài hòa giữa vẻ đẹp kiến trúc Việt Nam Ấn Độ và Nhật Bản là điểm check-in và khám phá tuyệt đẹp cho những ai yêu thích không gian Phật giáo, tâm linh.
Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn
Ảnh: Internet