Banner Movi

Kinh nghiệm tham quan các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh A-Z

Thứ hai, 12/05/2025, 11:37 GMT+7

Tham quan làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh và tìm hiểu về nét văn hóa dân gian độc đáo là trải nghiệm du lịch thú vị mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ nếu có cơ hội ghé thăm xứ Kinh Bắc.

quảng cáo

Bắc Ninh là mảnh đất nổi tiếng với các làng nghề truyền thống lâu đời như vẽ tranh, làm giấy, làm đồ gỗ mỹ nghệ, làm gốm…

Du khách có cơ hội tham quan các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh sẽ được trải nghiệm quán sát những người nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm tạo ra sản phẩm thủ công chất lượng, từ đó hiểu thêm về nét đẹp văn hóa dân gian độc đáo của xứ Kinh Bắc.

 

1. Bắc Ninh – Mảnh đất giàu văn hóa với những làng nghề truyền thống lâu đời

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những làn điệu dân ca Quan họ trữ tình sâu lắng mà còn gây ấn tượng bởi số lượng các làng nghề dân gian truyền thống. Mảnh đất Kinh Bắc sở hữu tới 62 làng nghề với đa dạng sản phẩm độc đáo, có tính nghệ thuật cao; trong đó nổi bật có thể kể đến như làng tranh dân gian Đông Hồ, làng làm gốm Phù Lãng, làng dệt lụa Tam Sơn…

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh thu hút đông du khách ghé thăm tham quanMảnh đất Kinh Bắc nổi tiếng với 62 làng nghề dân gian truyền thống. Ảnh: thebaoser

Ngày nay, các làng nghề đã trở thành điểm tham quan, khám phá không thể thiếu trong hành trình du lịch xứ Kinh Bắc của du khách. Tại mỗi làng nghề, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu những câu chuyện lịch sử - văn hóa lâu đời, đồng thời được trải nghiệm đồng thành cùng các nghệ nhân sáng tạo ra các sản phẩm thủ công độc đáo.

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh thu hút đông du khách ghé thăm tham quanNhiều du khách lựa chọn ghé thăm các làng nghề truyền thống trong chuyến du lịch Bắc Ninh. Ảnh: vivi.ng2312

 

2. Khám phá các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh nổi tiếng

 

2.1. Làng tranh dân gian Đông Hồ

Làng tranh dân gian Đông Hồ nằm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là điểm đến du lịch không còn xa lạ với nhiều du khách. Đây là làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm và có giá trị vô cùng quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.

Tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, nội dung thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán…Để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh trải qua rất nhiều công đoạn công phu như lên ý tưởng, lựa chọn đề tài, chuẩn bị giấy dó, tạo bản gỗ khắc in màu tương ứng…

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng tranh dân gian Đông HồLàng tranh dân gian Đông Hồ đã tồn tại hàng trăm năm tại mảnh đất Kinh Bắc. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh
 
 
Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng tranh dân gian Đông HồTranh Đông Hồ tái hiện hình ảnh cuộc sống của người nông dân, các phong tục, tập quán xưa...Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển

- Phương tiện di chuyển đến làng tranh dân gian Đông Hồ: Bạn có thể di chuyển đến làng tranh bằng phương tiện cá nhân hoặc xe bus.

  • Phương tiện cá nhân: Bạn đi theo đường 5 (Quốc lộ 5) đến gần ngã tư Phú Thị thì rẽ trái vào Quốc lộ 18B. Sau đó đi thẳng qua Phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu rồi rẽ trái xuống đường đê, tiếp tục rẽ phải đi thêm khoảng 3 km sẽ tới làng tranh Đông Hồ.
  • Xe bus tuyến 204 (Hà Nội - Thuận Thành, Bắc Ninh): Điểm trung chuyển Long Biên - Nguyễn Văn Long - Quốc lộ 5 - Ngã tư Phú Thị - Phố Sủi - Chùa Keo - Đức Hiệp - Thanh Hoài - Tám Á - Thị trấn Hồ (Thuận Thành). Từ thị trấn Hồ, bạn bắt xe ôm hoặc taxi đi thêm vài km là tới làng tranh Đông Hồ.

- Các hoạt động du lịch nổi bật ở làng tranh Đông Hồ:

  • Tại làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh sẽ tổ chức lễ hội vào ngày 14 - 16 tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút đông người dân, du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật.
  • Tham quan bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, chiêm ngưỡng hơn 100 hiện vật và bức tranh nổi tiếng của làng tranh Đông Hồ như Đám cưới chuột, Gà trống hoa hồng, Chăn trâu thổi sáo...
  • Gặp gỡ, giao lưu với các nhân vật ưu tú tại làng tranh Đông Hồ như nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế.
  • Trải nghiệm tự tay sản xuất một bức tranh Đông Hồ dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân.

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng tranh dân gian Đông HồLễ hội tranh Đông Hồ diễn ra vào ngày 14 - 16 tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Ảnh: VinWonders
 
 
Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng tranh dân gian Đông HồDu khách khi ghé thăm làng sẽ có cơ hội tự tay sản xuất ra một bức tranh dân gian Đông Hồ tuyệt đẹp. Ảnh: Thành cổ Quảng Ngãi

 

2.2. Làng gốm Phù Lãng

Du lịch Bắc Ninh nếu bạn mong muốn được ghé thăm khám phá một làng nghề truyền thống lâu đời thì có thể đến với Phù Lãng – làng gốm có tuổi đời hơn 700 năm ở xứ Kinh Bắc. Làng nghề này hiện đã được công nhận là Di sản văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2016.

Tại làng gốm Phù Lãng, các hiện vật như bát hương, bình hoa, con giống…có niên đại vào thời Lê Trung Hưng được đắp nổi với những họa tiết hoa văn như rồng, phượng, hoa, lá, mây và tráng men màu da lươn được đánh giá là có tính nghệ thuật cao; hiện đang được trưng bày và bảo tồn tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng gốm Phù LãngPhù Lãng là làng gốm đã tồn tại hơn 700 năm ở Bắc Ninh. Ảnh: MIA.vn


 
Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng gốm Phù LãngCác sản phẩm của làng gốm Phù Lãng được đánh giá rất cao về tính nghệ thuật. Ảnh: SinhTour

- Phương tiện di chuyển đến làng gốm Phù Lãng:

  • Xe máy: Bạn đi theo đường quốc lộ 5, sau đó rẽ lên đường 1A, đi qua vòng xoay rồi rẽ phải vào đường đi Phả Lại, sau đó rẽ phải xuống con đường nhỏ qua chợ Châu Cầu là đến làng gốm Phù Lãng.
  • Xe bus: Bạn có thể đi xe bus tuyến số 54 từ Long Biên về thành phố Bắc Ninh, sau đó bắt xe khách từ Bắc Ninh đi Sao Đỏ, tuyến này sẽ ghé qua khu vực làng gốm.

- Các hoạt động du lịch nổi bật ở làng gốm Phù Lãng:

  • Khi ghé thăm làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh, bạn sẽ có cơ hội tự tay trải nghiệm làm ra sản phẩm gốm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân.
  • Chiêm ngưỡng các tác phẩm gốm ấn tượng. Sản phẩm gốm tại Phù Lãng độc đáo nằm ở lớp men phủ có hoa văn màu da lươn kết hợp với phương pháp đắp nổi theo kiểu chạm kẹp.
  • Săn ảnh check-in “cháy máy” với những ngôi nhà với mái ngói nhấp nhô, các lò nung gốm, các sản phẩm gốm đẹp mắt…

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng gốm Phù LãngChiêm ngưỡng các sản phẩm gỗ độc đáo chỉ có tại làng Phù Lãng. Ảnh: camvan.04051999

 

2.3. Làng nghề giấy dó Dương Ổ

Làng nghề giấy dó Dương Ổ nằm ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong. Đây là nghề thủ công đã có từ lâu đời, giấy dó trước đây được sử dụng để in sách, in tranh, làm pháo…

Đúng như tên gọi của mình, nguyên liệu làm ra giấy dó là vỏ cây dó, cây dướng ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Quy trình làm ra giấy vô cùng công phu với nhiều công đoạn phức tạp như nấu phần trắng bên trong vỏ cây nấu cùng vôi trong 3 ngày, loại bỏ tạp chất bẩn, ngâm bột cây thêm 3 ngày cho mềm, dùng khuôn làm giấy chắt lọc tinh chất…

Trước kia, làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh chỉ sản xuất các loại giấy truyền thống để in sách, vẽ tranh, làm hàng mã, cuốn pháo thì ngày nay đã sản xuất thêm nhiều mặt hàng đa dạng hơn để phục vụ nhu cầu cuộc sống như giấy đóng gói bao bì, giấy ăn…

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng nghề giấy dó Dương ỔGiấy Dương Ổ được làm từ vỏ cây dó, cây dướng ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Ảnh: Thời Đại

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng nghề giấy dó Dương ỔQuy trình làm ra giấy dó vô cùng công phu. Ảnh: Tạp Chí Làng Nghề Việt Nam

- Phương tiện di chuyển đến làng nghề giấy dó Dương Ổ: Từ Thụy Khuê (Hà Nội) đến Phong Khê, bạn đi xe bus E05 từ 239-241 Hoàng Hoa Thám đến E1.4 điểm trung chuyển Long Biên. Tiếp theo, bạn b xe bus 54 từ E3.2 điểm trung chuyển Long Biên nhà ga đến Võ Cường (Trạm Cân) - Đối diện CH Xăng Dầu 150 - quốc Lộ 1 nhà ga.

- Các hoạt động du lịch nổi bật ở làng nghề giấy dó Dương Ổ:

  • Quan sát quy trình làm giấy dó công phu của người dân làng nghề.
  • Lựa chọn các sản phẩm giấy dó chất lượng làm quà kỷ niệm hoặc tặng người thân, bạn bè sau chuyến du lịch.

2.4. Làng dệt lụa Tam Sơn

Tam Sơn có lịch sử phát triển hơn một ngàn năm là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất tại xứ Kinh Bắc. Khu vực này nổi tiếng với nghề nuôi dâu, chăm tằm và dệt tơ lụa. Hoạt động này góp phần đẩy mạnh các hoạt động thương nghiệp tại Tam Sơn với trung tâm là khu chợ sầm uất họp ngay dưới chân chùa Cảm Ứng vào các ngày 2, 5, 7, 10 hàng tháng.

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng dệt lụa Tam SơnTam Sơn là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất tại xứ Kinh Bắc. Ảnh: Tạp Chí Làng Nghề Việt Nam

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng dệt lụa Tam SơnLàng nghề hơn 1000 năm tuổi nổi tiếng với hoạt động nuôi dâu, chăm tằm và dệt tơ lụa. Ảnh: mekongasean

- Phương tiện di chuyển đến làng dệt lụa Tam Sơn:

  • Tuyến BN04: Từ Sơn - Lim - Hiệp Hòa.
  • Tuyến bus kết nối Hà Nội 10A: Từ Sơn - Long Biên và 54: Thành phố Bắc Ninh - Từ Sơn - Long Biên.
  • Tuyến 203: Giáp Bát - Long Biên - Gia Lâm - Từ Sơn - Thành phố Bắc Ninh - Thành phố Bắc Giang.
  • Tuyến 210: Hiệp Hòa (Bắc Giang) - Từ Sơn - Gia Lâm - Long Biên.

- Các hoạt động du lịch nổi bật ở làng dệt lụa Tam Sơn:

  • Tham gia phiên chợ làng Tam Sơn đông vui họp ngay dưới chân chùa Cảm Ứng vào các ngày 2, 5, 7, 10 trong tháng.
  • Tham quan, mua sắm các sản phẩm lụa, vải chất lượng về làm quà tặng.

2.5. Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là làng nghề truyền thống thu hút nhiều du khách ghé thăm khám phá khi tham gia tour du lịch miền Bắc. Trải qua hơn bao nhiêu năm phát triển, đến nay làng Đồng Kỵ đã trở thành một điểm sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ lớn, không chỉ cung cấp đa dạng mặt hàng trong nước mà còn xuất khẩu ra quốc tế.

Vào tháng 01/2011, hội sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được thành lập và hiện tại đã có hơn 200 hội viên tham gia với mong muốn thúc đẩy việc sản xuất các mặt hàng thủ công chất lượng của địa phương.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh sản xuất ra thị trường vô cùng đa dạng như các loại tượng thờ, tượng nghệ thuật, hoành phi, câu đối, hương án, sập gụ, tủ chè, giường…

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng KỵLàng Đồng Kỵ trải qua hơn bao năm phát triển đã trở thành nơi sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ lớn được nhiều người tin dùng. Ảnh: langvietonline.vn

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng KỵNhững sản phẩm được chế tác công phu tại làng Đồng Kỵ. Ảnh: Về làng

- Phương tiện di chuyển đến làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ:

  • Đồng Kỵ năm bên Quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, cách thủ đô Hà Nội khoảng 18 km về phía Tây Nam và cách thành phố Bắc Ninh khoảng 12 km về phía Đông Bắc. Hiện có đường Nguyễn Văn Cừ nối từ trung tâm thành phố Từ Sơn đi huyện Yên Phong chạy qua nên du khách có thể di chuyển dễ dàng đến làng nghề bằng phương tiện cá nhân, xe khách.

- Các hoạt động du lịch nổi bật ở làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ:

  • Xem quy trình người nghệ nhân chế tác các sản phẩm thủ công bằng gỗ tinh xảo, đẹp mắt.
  • Lựa chọn các món đồ gỗ thủ công đẹp về làm quà tặng.

6. Nghề đúc đồng Đại Bái

Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, nếu bạn mong muốn được ghé thăm khám phá một làng nghề lâu đời tại mảnh đất Kinh Bắc thì nhất định đừng bỏ qua làng đúc đồng Đại Bái nằm ở huyện Gia Bình.

Nghề đúc đồng Đại Bái ban đầu khởi phát từ hoạt động đúc đồng thau, người dân thường làm các mặt hàng đơn giản như thau, chảo, nồi…Đến đầu thế kỷ XI nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền, dân làng dần dần biết sáng tạo mẫu đa dạng hơn và bắt đầu xây dựng khu vực sản xuất.

Sau này, làng nghề Đại Bái phát triển thịnh vượng và sản xuất rất nhiều mặt hàng ấn tượng như tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng…Hiện tại, bên cạnh chế tác các mặt hàng theo kiểu truyền thống thì làng nghề đã áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như chế tác họa tiết ăn mòn, dập khuôn hình, đánh bóng, phủ màu, phủ PU…nhằm tạo các các sản phẩm sáng tạo và hợp thời hơn.

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Nghề đúc đồng Đại BáiĐúc đồng là một trong những nghề truyền thống nổi tiếng của Bắc Ninh. Ảnh: iVIVU.com

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Nghề đúc đồng Đại BáiHiện nay, dân làng đã biết sáng tạo nhiều mẫu đa dạng hơn phục vụ cho nhu cầu thị trường. Ảnh: Báo Bắc Ninh điện tử

- Phương tiện di chuyển đến làng nghề đúc đồng Đại Bái:

  • Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến làng nghề bằng phương tiện cá nhân qua 3 hướng: Quốc lộ 17, qua đường cao tốc Hà Nội Bắc Giang/QL1A; quốc lộ 38 và quốc lộ 17.
  • Ngoài ra, có nhiều tuyến xe bus/xe khách đi từ thủ đô đến địa phận Bắc Ninh. Sau khi đến Bắc Ninh, bạn tiếp tục di chuyển đến huyện Gia Bình và kết hợp hỏi đường người dân đến làng nghề.

- Các hoạt động du lịch nổi bật ở làng nghề đúc đồng Đại Bái:

  • Tham quan các khu đúc đồng, xem quá trình sản xuất sản phẩm các xưởng sản xuất.
  • Trực tiếp tham gia vào công đoạn làm đồ đồng cùng các nghệ nhân.
  • Vào ngày 10/4 người dân trong làng nghề sẽ tổ chức lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động đặc sắc. Nếu bạn muốn khám phá nét văn hóa dân gian độc đáo này thì đừng quên note lại thông tin để lên kế hoạch ghé thăm phù hợp nhé.
  • Thưởng thức các món ăn địa phương hấp dẫn ở quán ăn bản địa và mua đặc sản như bánh phu thê, bánh khúc, chè lam…về làm quà.

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Nghề đúc đồng Đại BáiLễ hội truyền thống diễn ra vào ngày 10/4 hàng năm thu hút đông người dân, du khách tham gia. Ảnh: bacninh.gov

 

7. Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Xuân Lai được xem là “cái nôi” của nghề làm đồ tre, trúc tại miền Bắc. Từ xa xưa, người dân trong vùng đã dùng tre, trúc để làm nhà, giường, bàn ghế, vật dụng sinh hoạt…Sau này, do nhu cầu của thị trường tăng cao, người làm nghề ở Xuân Lai đã sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới như bình phong, xích đu, kệ để đồ và thâm chí là dựng nhà ở, quán xá theo yêu cầu của khách hàng.

Điểm khác biệt của sản phẩm tre, trúc ở Xuân Lai so với các địa phương khác là thành phẩm có nhiều sắc độ khác nhau, từ đen bóng đến nâu cánh gián, nâu nhạt, vàng…được tạo nên bằng kỹ thuật hoàn toàn tự nhiên chứ không sơn phết tạo màu.

 

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng nghề tre trúc Xuân LaiTừ xa xưa, người dân Xuân Lai đã biết sử dụng tre, trúc để làm ra các vật dụng sinh hoạt, nội thất. Ảnh: Về làng

 
Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh - Làng nghề tre trúc Xuân LaiCác sản phẩm tại Xuân Lai có nhiều sắc độ khác nhau được tạo nên bằng kỹ thuật hoàn toàn tự nhiên. Ảnh: Báo Bắc Ninh điện tử

- Phương tiện di chuyển đến làng nghề tre trúc Xuân Lai:

  • Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể di chuyển đến làng nghề Xuân Lai bằng phương tiện cá nhân qua 3 hướng: Quốc lộ 17, qua đường cao tốc Hà Nội Bắc Giang/QL1A; quốc lộ 38 và quốc lộ 17.
  • Ngoài ra, có nhiều tuyến xe bus/xe khách đi từ thủ đô đến địa phận Bắc Ninh. Sau khi đến Bắc Ninh, bạn tiếp tục di chuyển đến huyện Gia Bình và kết hợp hỏi đường người dân đến làng nghề Xuân Lai.

- Các hoạt động du lịch nổi bật ở làng nghề tre trúc Xuân Lai:

  • Lắng nghe câu chuyện về những người giữ “hồn tre” tại mảnh đất Kinh Bắc.
  • Quan sát quy trình người dân tạo ra các sản phẩm bằng tre, trúc đẹp mắt.
  • Mua sắm các sản phẩm đồ lưu niệm bằng tre, trúc.

>>Xem thêm: Nhà hát Quan họ Bắc Ninh: Công trình mang đậm dấu ấn Quan họ Kinh Bắc

Nếu bạn có dự định ghé thăm mảnh đất Kinh Bắc trong tương lai thì nhất định đừng bỏ lỡ trải nghiệm khám phá nét đẹp văn hóa dân gian tại các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh nhé.

Thu Hằng

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)