Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Bắc Ninh

Tới Bắc Ninh thăm đền Cùng giếng Ngọc, nghe chuyện ly kỳ

Thứ hai, 01/07/2024, 13:30 GMT+7
Với những câu chuyện linh thiêng được truyền miệng khắp nơi từ bao đời nay, đền Cùng giếng Ngọc đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương của Bắc Ninh. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam khám phá chốn địa linh này nhé.
test

Ở Bắc Ninh có làng tranh Đông Hồ, có chùa Phật tích nổi tiếng và không thể bỏ qua đền Cùng giếng Ngọc. Tới đây, bạn sẽ được hòa mình vào không gian linh thiêng cũng như nguyện cầu những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình. 
 

1. Đền Cùng giếng Ngọc – điểm đến tâm linh xa xưa của chốn Kinh Bắc


1.1. Đền Cùng giếng Ngọc ở đâu?

Đền Cùng giếng Ngọc ở đâu hay địa chỉ chính xác của đền Cùng giếng Ngọc là điều mà nhiều người thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, đền Cùng Giếng Ngọc nằm ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, hay còn gọi là làng Diềm. Ngôi làng này nổi tiếng là cái nôi của quan họ Bắc Ninh, khi là một trong số 49 làng quan họ gốc, nơi duy nhất có cả đền thờ Vua Bà Thủy tổ quan họ.

 

Đền Cùng giếng Ngọc – cụm di tích nổi tiếng của Bắc NinhĐền Cùng giếng Ngọc – cụm di tích nổi tiếng của Bắc Ninh. Ảnh: Antamtour

Như vậy, sau khi đã biết đền Cùng giếng Ngọc ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không rủ ngay team bạn thân tới đây khám phá thôi nào. Chắc chắn đền Cùng giếng Ngọc không khiến bạn phải thất vọng đâu nhé. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển

Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, đền Cùng giếng Ngọc chỉ cách trung tâm TP Hà Nội hơn 50km nên cực thuận tiện di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào. Với khoảng cách gần như vậy, bạn chỉ mất tầm 1 tiếng để tới đây và hoàn toàn có thể đi về trong ngày. 

 

Bạn có thể dễ dàng tới đền Cùng giếng Ngọc thăm quan bằng nhiều phương tiện khác nhauBạn có thể dễ dàng tới đền Cùng giếng Ngọc thăm quan bằng nhiều phương tiện khác nhau. Ảnh: Thế giới combo

Từ Hà Nội, du khách cứ đi qua cầu Nhật Tân rồi vào đường 18, đường 286 là sẽ vào đến đường Vua Bà, đi tiếp đến gần cuối đường này là sẽ bắt gặp đền Cùng giếng Ngọc. Nhìn chung, đường đẹp, dễ đi, đường bê tông sạch sẽ. Nếu khó tìm, bạn cũng có thể hỏi người dân địa phương là được. 

 

Đền Cùng giếng Ngọc thu hút du khách tập phươngĐền Cùng giếng Ngọc thu hút du khách tập phương. Ảnh: Vẻ đẹp Bắc Ninh

Đền Cùng giếng Ngọc cách trung tâm TP Bắc Ninh chỉ 4km nên cũng rất dễ ghé thăm. Bạn có thể tra cứu đường đi trên Google maps thuận tiện. Đây là nơi tâm linh của rất nhiều người dân thành phố và khu vực lân cận đến để thăm quan và chiêm bái. 

>>Xem thêm: Về Bắc Ninh thăm Làng gốm Phù Lãng

1.3. Khám phá đền Cùng giếng Ngọc, nghe chuyện kì bí 

Đền Cùng Bắc Ninh là chốn linh thiêng, thờ Mẫu Tam Phủ từ bao đời nay. Sự thiêng liêng của Đền Cùng đã nổi tiếng khắp từ rất lâu, thậm chí là từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý. Lịch sử cho rằng trước đây, quan quân đánh giặc, có đến chốn này cầu đảo và được ứng nghiệm đánh thắng quân xâm lược. 

 

Đền Cùng giếng Ngọc đã có từ thời nhà LýĐền Cùng giếng Ngọc đã có từ thời nhà Lý. Ảnh: xinchao_tamday

Đến thời vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ hóa sói, đến đền Cùng Bắc Ninh cầu đảo cũng dần khỏi bệnh, tai qua nạn khỏi. Tại thời vua Bảo Thái đầu thế kỷ 17 cho dựng quy mô đền trên cột đá, dấu ấn vẫn còn để lại đến ngày nay. Tới các triều đại sau đều sắc phong tặng Mẫu được thờ ở đây.

Không ai biết chính xác đền Cùng giếng Ngọc có từ bao giờ nhưng theo phỏng đoán từ những dữ liệu trên, người ta cho rằng cụm di tích này phải có trên 1500 năm tuổi. Bạn có thể ghé thăm nơi này vào bất kể thời điểm nào trong năm, đặc biệt vào dịp đầu năm, mùng 1 hay rằm âm lịch, rất nhiều du khách thập phương kéo về đây để cầu tình duyên, công danh sự nghiệp, sức khỏe... 

 

Đền Cùng giếng Ngọc là điểm đến tâm linh cầu may, cầu duyên của du khách gần xaĐền Cùng giếng Ngọc là điểm đến tâm linh cầu may, cầu duyên của du khách gần xa. Ảnh: always_0605

Khuôn viên đền Cùng rất thoáng đãng nhờ những bóng cây cổ thụ lâu năm, lúc nào cũng xòe tán lá xanh biếc, mang lại cảm giác thư thái, trong lành cho khách ghé thăm. Bước qua cổng tam quan, trước mắt bạn sẽ là một quần thể kiến trúc hài hòa và cổ kính. Khám phá từng ngóc ngách đền Cùng, du khách hiểu hơn về đời sống văn hóa, kiến trúc của thế hệ ông cha. Ngoài ra, nhờ cảnh sắc hữu tình, không khí thoáng mát, nơi này cũng giúp bạn tịnh tâm, gạt bỏ mọi ưu phiền. 

 

Không gian cổ kính của đền Cùng giếng NgọcKhông gian cổ kính của đền Cùng giếng Ngọc. Ảnh: ngohue_01

Trước đây, đền Cùng vẫn còn đầy đủ bia đá, thần phả nhưng qua chiến tranh đã bị hư hại và thất lạc nhiều. Ngày nay, khu di tích còn lưu giữ được Hai pho tượng bà chúa Giếng và một số hoành phi câu đối quý giá. Để thuận tiện tiếp đón hành khách thập phương, đền Cùng còn được xây dựng thêm nhà khách, nhà ghi bia công đức... 

Giếng Ngọc nằm giữa khu di tích đền Cùng. Giếng rộng khoảng 20m2, sâu khoảng 10m, có hình bán nguyệt và có bậc thang đá để bước xuống. Xung quanh giếng Ngọc là tường đá đã nhuốm màu rêu phong. Dưới đáy giếng Ngọc là lớp đá ong tự nhiên. Nước giếng nổi tiếng ngọt lành, trong veo, nhìn được cả đấy, dồi dào quanh năm. Đặc biệt, sự tích giếng Ngọc về 3 ông thần cá khiến nơi này nổi tiếng cả vùng. 

 

Giếng Ngọc trong đền Cùng giếng Ngọc là nơi nổi tiếng có dòng nước mát lành, xanh trongGiếng Ngọc trong đền Cùng là nơi nổi tiếng có dòng nước mát lành, xanh trong. Ảnh: hoangdo.48

Hầu như ai tới đền Cùng giếng Ngọc cũng đều muốn lắng nghe câu chuyện về thân cá này. Ba ông thần cá này có kích thước to, đẹp hơn các con cá thông thường, đã sống lâu năm dưới giếng. Dù trải qua lũ lụt làm giếng Ngọc bị ngập sâu, nhiều loài cá rồi rùa đều không thể sống được nhưng chỉ riêng 3 ông thần cá vẫn sống sót và không rời đi. Điều này được truyền tai nhau qua năm tháng và càng làm cho sự tích giếng Ngọc trở nên kỳ bí, thiêng liêng. 

 

Mọi người tới đền Cùng giếng Ngọc đều xin nước để lấy mayMọi người tới đền Cùng giếng Ngọc đều xin nước để lấy may. Ảnh: Vietnam Travel

Nhiều người tin rằng cá thần này chính là hiện thân của hai công chúa vua Lý Thánh Tông hóa thành. Bởi vậy, người dân luôn tin tưởng, thành kính và trân trọng cụm di tích cũng như giếng Ngọc này. Vào mùa heo may khi mực nước của giếng xuống thấp, khách du lịch đến thăm quan còn có thể dễ dàng nhìn thấy 3 ông cá thần đang tung tăng bơi lội nữa đấy. 

 

Nhiều du khách còn vượt hàng nghìn cây số tới đền Cùng giếng NgọcNhiều du khách còn vượt hàng nghìn cây số tới đền Cùng giếng Ngọc. Ảnh: VTC News

Theo thực tế, giếng Ngọc là giếng nước được người xưa khai thác nhằm lấy nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu hàng ngày. Nhờ mạch nước ngầm từ hai ngọn núi Kim Sơn và Kim Lĩnh nên nước ở đền Cùng giếng Ngọc rất mát và trong. Tương truyền rằng nhờ uống nước của giếng Ngọc mà người dân làng Diềm có được chất giọng quan họ vang, rền, uyển chuyển mượt mà, làm say đắm lòng người.

 

Ghé đền Cùng giếng Ngọc ngay thôi nàoGhé đền Cùng giếng Ngọc ngay thôi nào. Ảnh: Kênh 14

Ngày nay, người dân thường lấy nước giếng Ngọc để nấu rượu, pha trà. Họ tin rằng nước giếng thần sẽ bảo vệ, che chở giúp họ luôn bình an. Nhiều người cũng cho rằng nhờ có nước giếng Ngọc mà người làng Diềm được thuận lợi trong công việc, giọng nói đặc trưng khắc biệt với các làng xung quanh. 

Ngày 3/3 âm lịch tức Tết Thanh Minh hàng năm là lễ hội đền Cùng. Họ sẽ làm lễ tát giếng, dọn dẹp vệ sinh, tu bổ phần hư hại xung quanh giếng. Vào ngày hội, người ta còn khiêng kiệu múc nước giếng đế thánh để cầu một năm mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa. 

 

Khuôn viên đền Cùng giếng Ngọc có rất nhiều góc để chụp ảnhKhuôn viên đền Cùng giếng Ngọc có rất nhiều góc để chụp ảnh. Ảnh: 1m5ee

Đây cũng là thời điểm mà đền Cùng giếng Ngọc thu hút du khách thập phương. Họ đến để cầu sức khỏe, công danh sự nghiệp, xin được uống nước giếng để cầu bình an. Không ít người còn cho nước giếng vào chai, mang về cho người thân ở nhà uống hoặc đặt lên ban thờ để cầu may. Để lấy nước giếng Ngọc, các lữ khách phải để giày, dép ở trên bờ, đi chân trần hoặc đi dép của đền đã chuẩn bị sẵn để xuống dưới. 

 

Đền Cùng giếng Ngọc – nơi nhất định phải ghé thăm ở Bắc NinhĐền Cùng giếng Ngọc – nơi nhất định phải ghé thăm ở Bắc Ninh. Ảnh: CLB quan họ làng Diềm

Ghé thăm khu di tích đền Cùng, khách du lịch sẽ có cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn, tìm hiểu về chốn tâm linh lâu đời và còn được thăm thú làng Diềm – cái nôi của quan họ Bắc Ninh. Bạn sẽ được nghe những khúc hát quan họ đằm thắm, để rồi thêm yêu quý, vấn vương với văn hóa, con người xứ Kinh Bắc.

>>Xem thêm: Du lịch Bắc Ninh: Khám phá trọn vẹn từ A-Z những trải nghiệm du lịch thú vị tại ‘xứ quan họ’

2. Các điểm thăm quan khác gần đền Cùng giếng Ngọc 


2.1. Làng tranh Đông Hồ

Địa chỉ chính xác của làng tranh Đông Hồ là ở phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nơi này chỉ ách đền Cùng giếng Ngọc hơn 20km nên thuận tiện để thăm quan. Đây là làng nghề nổi tiếng về tranh khắc gỗ dân gian, đi vào đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. 

 

Làng tranh Đông Hồ nổi tiếng của Bắc Ninh chẳng kém gì đền Cùng giếng NgọcLàng tranh Đông Hồ nổi tiếng của Bắc Ninh chẳng kém gì đền Cùng giếng Ngọc. Ảnh: haianh.17.07

Theo thời đại ngày càng phát triển, tranh Đông Hồ không còn được tiêu thụ nhiều như trước nhưng vẫn tồn tại và trở thành điểm thăm quan của du khách. Lịch sử làng tranh Đông Hồ vẫn luôn là điều khiến người khác phải ngạc nhiên khi đã tồn tại đến 400 năm với 17 dòng họ theo nghề làm tranh này. 

Nếu là một người am hiểu và sành tranh, bạn có thể dễ dàng nhận ra mỗi bức tranh Đông Hồ đều có một hàm ý nhất định được gửi gắm từ các nghệ nhân thông qua màu sắc. Tới làng tranh, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình nên một bức tranh hoàn chỉnh, từ việc chuẩn bị chất liệu tới việc in tranh, phơi tranh đấy. 
 

2.2. Nhà hát Quan họ Bắc Ninh

Nhà hát Quan họ Bắc Ninh chỉ cách đền Cùng giếng Ngọc vài trăm mét, là một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch xứ Kinh Bắc. Công trình này được xây dựng từ năm 2016 trên diện tích 19.400m2, hoàn thành năm 2020. Ngay trong ngôi làng cổ lại có một nhà hát hiện đại, được đầu tư và thiết kế chỉn chu, hoành tráng. 

 

Nhà hát Quan họ Bắc Ninh nằm ngay gần đền Cùng giếng NgọcNhà hát Quan họ Bắc Ninh nằm ngay gần đền Cùng giếng Ngọc. Ảnh: ocsmile

Nhà hát Quan họ Bắc Ninh được xây dựng theo phong cách kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, có mái che dài 60m cong cong chẳng khác nào mái đình làng Việt thân quen. Phía dưới mái là hình khối cách điệu tạo nên sắc thái riêng cho công trình. Bên cạnh công trình có hồ nước lớn, sẽ là nơi hát quan họ để phục vu du khách. 

Trên đây là thông tin về đền Cùng giếng Ngọc cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến