Banner Movi

Cột cờ A Pa Chải Điện Biên: Công trình mới toanh, điểm cực Tây thiêng liêng của Tổ quốc

Thứ hai, 12/05/2025, 15:05 GMT+7
Cột cờ A Pa Chải Điện Biên đang là công trình mới toanh của mảnh đất Tây Bắc. Nằm cách Cột mốc A Pa Chải – điểm cực Tây Tổ Quốc không xa, Cột cờ A Pa Chải hứa hẹn trở thành một nơi thăm quan, khám phá không thể thiếu của Điện Biên. 
 
quảng cáo

Cột cờ A Pa Chải Điện Biên là điểm đến khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương cũng như khách du lịch. Có thể nói, công trình không chỉ mang ý nghĩa chính trị, văn hóa mà còn trở thành dấu ấn khẳng định chủ quyền biên giới của quốc gia.

 

1. Cột cờ A Pa Chải Điện Biên và những thông tin cần biết


1.1. Cột cờ A Pa Chải ở đâu?

Cột cờ A Pa Chải Điện Biên ở đâu hay vị trí chính xác của Cột cờ A Pa Chải là điều mà nhiều người đang thắc mắc khi lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới. Cụ thể, cột cờ nằm ở phía Tây Tổ quốc, thuộc bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. 

Cột cờ A Pa Chải Điện Biên nằm ở xã Sín ThầuCột cờ A Pa Chải Điện Biên nằm ở xã Sín Thầu. Ảnh: Cường Nguyễn

Cột cờ A Pa Chải tọa lạc trên đỉnh núi cao 1459 m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Khoang La San hùng vỹ. Công trình cách Cột mốc 0 nơi ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc không xa, rất tiện để du khách thăm quan.

Như vậy, sau khi biết Cột cờ A Pa Chải Điện Biên ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không lập team với hội chị em bạn dì tới đây khám phá thôi nào. Chắc chắn, Cột cờ A Pa Chải Điện Biên sẽ mang tới cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị đấy. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển 

Cách trung tâm TP Hà Nội gần 700km, thời gian di chuyển tới Cột cờ A Pa Chải khá dài, dao động từ 14-15 tiếng đồng hồ. Do khoảng cách xa nên tốt nhất, bạn nên đi máy bay tới đây. Vietnam Airlines có chuyến bay thẳng từ Hà Nội tới sân bay Điện Biên vào tất cả các ngày trong tuần. Giá vé khứ hồi từ 1,6 đến 2,8 triệu đồng/người.

Cách nhanh nhất để tới Cột cờ A Pa Chải Điện Biên là đi máy bayCách nhanh nhất để tới Cột cờ A Pa Chải Điện Biên là đi máy bay. Ảnh: H’Hen Niê

Sân bay Điện Biên nằm ở TP Điện Biên, cách A Pa Chải khoảng 250km. Khoảng cách này xa, thời gian di chuyển hơn 6 giờ đồng hồ. Do đó, du khách nên đi sớm để có nhiều thời gian hơn.  

Theo kinh nghiệm du lịch Cột cờ A Pa Chải Điện Biên, bạn di chuyển theo quốc lộ 12 đến tỉnh lộ 131. Chặng đường sẽ đi qua nhiều huyện như Nậm Pồ, Mường Chà và Mường Nhé. Tại trung tâm huyện Mường Nhé, bạn đi tiếp 60km nữa để đến xã Sín Thầu, chinh phục Cột cờ A Pa Chải Điện Biên. 250km đường đèo quanh co, khúc khuỷu, uốn lượn quanh triền núi là chặng đường dài và thử thách cho những ai chưa từng trải nghiệm đường đèo Tây Bắc.

Bạn có thể tới Cột cờ A Pa Chải Điện Biên bằng bất kỳ phương tiện nàoBạn có thể tới Cột cờ A Pa Chải Điện Biên bằng bất kỳ phương tiện nào. Ảnh: Trịnh Xuân Tư

Theo kinh nghiệm du lịch Cột mốc A Pa Chải Điện Biên, nhìn chung, du khách có thể tới A Pa Chải theo hai cách: Một là du khách khởi hành từ TP.Điện Biên qua Mường Chà, rồi lên Mường Nhé và tới Cột cờ A Pa Chải; Hai là bạn xuất phát từ TP. Lai Châu, qua Mường Tè và lên Pắc Ma, rồi tiến sang Mường Nhé là tới Cột cờ A Pa Chải.

Tới Cột cờ A Pa Chải Điện Biên khám phá ngay thôi nàoTới Cột cờ A Pa Chải Điện Biên khám phá ngay thôi nào. Ảnh: Điện Biên Online

Theo kinh nghiệm du lịch Cột cờ A Pa Chải Điện Biên, Cột cờ A Pa Chải nằm ở biên giới trọng yếu liên tới quân sự - quốc phòng cũng như an ninh quốc gia, nên khách du lịch muốn tới thăm mốc phải có sự đồng ý và cấp giấy phép của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Ðiện Biên. Vào tới Ðồn Biên phòng A Pa Chải, du khách sẽ được các cán bộ và chiến sĩ làm “hoa tiêu” dẫn đường, hướng dẫn lên thăm công trình này. 

>>Xem thêm: Đèo Pha Đin Điện Biên: Con đèo hùng vỹ của Tây Bắc

1.3. Khám phá Cột cờ A Pa Chải từ A-Z

Cột cờ A Pa Chải Điện Biên nằm gần khu vực biên giới của ba nước Việt - Lào - Trung Quốc, mới được khánh thành vào ngày 7/5, đúng dịp chào mừng kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025). 

Cột cờ A Pa Chải được khởi công xây dựng từ tháng 11/2023 với tổng mức đầu tư 31 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Công trình đặt tại cực Tây nước ta, đánh dấu chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Không chỉ vậy, cột cờ này cũng như một lời tri ân tới thế hệ anh cha đã quyết chiến hy sinh bảo vệ nước nhà, thúc đấy hợp tác phát triển với nước láng giềng. Cột cờ A Pa Chải hứa hẹn trở thành một điểm du lịch Điện Biên hấp dẫn cho du khách thập phương, thúc đẩy phát triển khu vực. 

Cột cờ A Pa Chải Điện Biên mới được khánh thành cách đây ít ngàyCột cờ A Pa Chải Điện Biên mới được khánh thành cách đây ít ngày. Ảnh: Vnexpress

Khuôn viên công trình cột cờ rộng 407 m2, được xây dựng khang trang với phần đường dạo, sân chào cờ, bồn hoa và cột cờ trung tâm cao 45,19 m. Vị trí đặt cột cờ mang ý nghĩa sâu sắc, gắn kết các dân tộc anh em quanh ngọn lửa linh thiêng của dân tộc.  Lá cờ treo trên đỉnh cột cờ có kích thước 7,5m x 5m. 

Nhìn từ trên cao, Cột cờ A Pa Chải Điện Biên chẳng khác nào một bông hoa ban – một loài hoa đặc trưng của Điện Biên giữa đất trời Tây Bắc. Sự sáng tạo, cách điệu cột cờ mang đến diện mạo ấn tượng cho công trình thiêng liêng này. 

Cột cờ A Pa Chải Điện Biên là biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốcCột cờ A Pa Chải Điện Biên là biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc. Ảnh: Báo Tuổi trẻ Thủ đô

Phần chân cột cờ cũng có điểm nhấn với 5 bức phù điêu khắc họa hình ảnh văn hóa Tây Bắc, thể hiện 5 chủ đề: Lao động, sản xuất và nghề truyền thống; Sự tích quả bầu mẹ gắn liền với truyền thuyết của dân tộc Khơ Mú kể về sự hình thành của các dân tộc; Văn hóa tín ngưỡng và lễ hội; Dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian; Quảng trường 7-5 với hình ảnh vòng xòe đoàn kết các dân tộc. Phần đỉnh cột cờ có ốp phù điêu đá về Bác Hồ cùng các dân tộc anh em Tây Bắc. 

Họa tiết chân Cột cờ A Pa Chải Điện Biên mang nhiều ý nghĩa sâu sắcHọa tiết chân Cột cờ A Pa Chải Điện Biên mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ảnh: Vnexpress

Để lên tới Cột cờ A Pa Chải Điện Biên, khách du lịch cần đi qua 519 bậc thang đá, được xây uốn lượn theo địa hình sườn núi. Dọc đường đi, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh quan vùng sơn cước thay đổi theo độ cao. Càng lên cao, không khí càng trong lành, dễ chịu. 

Cây cối xanh mướt hai bên lối đi sẽ đánh bay mệt mỏi cho chặng đường dài của du khách. Lên tới chân cột cờ, bạn có thể nhìn thấy một phần mảnh đất Điện Biên, núi non trùng điệp hùng vỹ mà không kém phần nên thơ. 

Cột cờ A Pa Chải Điện Biên là điểm du lịch không thể bỏ quaCột cờ A Pa Chải Điện Biên là điểm du lịch không thể bỏ qua. Ảnh: Trịnh Xuân Tư

Cột cờ A Pa Chải nằm cách Cột mốc 0 không xa được cắm vào ngày 27/6/2005. Người ta còn ví von cột mốc A Pa Chải này là điểm “một con gà gáy ba nước đều nghe”. Trước đây, cột mốc 0 được coi là một mốc khó chinh phục bởi quãng đường dài, cheo leo, phải băng qua 3 quả đồi rậm rạp, vượt qua rừng, lội qua suối... Chặng đường khó khăn này có thể phải mất tới 4-5 tiếng từ đồn biên phòng mới đến nơi. Tuy nhiên, giờ diện mạo đã hoàn toàn khác. 

Đừng quên check in Cột mốc 0 gần Cột cờ A Pa Chải Điện BiênĐừng quên check in Cột mốc 0 A Pa Chải gần đó. Ảnh: daylalinh

Khách du lịch tới đây không còn phải vượt rừng như trước mà nay đã có đường bê tông to, đẹp dẫn đến tận chân cột mốc. Tổng thể công trình Cột cờ A Pa Chải Điện Biên, cột mốc 0 gần nhau được kỳ vọng trở thành điểm thu hút du khách thăm quan và tìm hiểu văn hóa lịch sử Điện Biên.

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Điện Biên từ A-Z

2. Các điểm đến khác ở Điện Biên


2.1. Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin nằm trên Quốc lộ 6, tại huyện Tuần Giáo, là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Cùng với Mã Pí Lèng (Hà Giang), Khau Phạ (Yên Bái), Ô Quy Hồ (Lào Cai), Pha Đin là một trong tứ đại đỉnh đèo của nước ta. Tọa lạc trên độ cao 1000m, con đèo này có những khúc cua gấp khúc nguy hiểm, kích thích các tay lái ham khám phá. 

Đừng quên khám phá đèo Pha Đin khi tới Cột cờ A Pa Chải Điện BiênĐừng quên khám phá đèo Pha Đin khi tới Cột cờ A Pa Chải Điện Biên. Ảnh: Diệu Sim

Lịch sử đèo Pha Đin gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ, là một minh chứng hùng hồn cho ý chí, cho tinh thần của bộ đội, của dân công và thanh niên xung phong lúc bấy giờ. Trước và trong chiến dịch Điện Biên Phủ, con đèo là tuyến đường huyết mạch nối hậu phương của ta tới chiến trường Mường Thanh. Tới Cột cờ A Pa Chải Điện Biên đừng quên ghé chinh phục đèo Pha Đin để chuyến đi thêm trọn vẹn. 

2.2. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Địa chỉ: Quốc lộ 279, phố 3, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được khánh thành vào năm 2014, trên diện tích 22.000m2. Đây là công trình hoành tráng và hiện đại nhất Điện Biên hiện nay. Không chỉ có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, kiến trúc, bảo tàng còn thôi thúc những ai yêu lịch sử và văn hóa ghé thăm. 

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được thiết kế theo hình nón cụt, điểm nhấn là phần trang trí xung quanh hình quả trám như tấm lưới ngụy trang anh bộ đội trước đây. Phần trưng bày bảo tàng gây ấn tượng khi rộng 1.250m2, lưu giữ 1000 tài liệu và hiện vật đánh giá. 

Trên đây là thông tin về Cột cờ A Pa Chải Điện Biên cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.

Yến Yến

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)