Banner Movi

Khám phá các làng nghề truyền thống ở An Giang danh tiếng

Thứ sáu, 06/09/2024, 08:00 GMT+7

Mỗi làng nghề truyền thống ở An Giang đều sở hữu một câu chuyện lịch sử, văn hóa riêng thú vị. Nếu bạn kỳ vọng được tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hóa bản địa độc đáo trong hành trình du lịch xứ thốt nốt thì nhớ “note liền tay” những thông tin hữu ích được Du Lịch Việt Nam tổng hợp ngay sau đây.

quảng cáo

Xứ thốt nốt là nơi nổi tiếng với các làng nghề truyền thống về lụa, thổ cẩm, gạch ngói, mộc…luôn thu hút rất đông các vị khách yêu thích khám phá vẻ đẹp văn hóa bản địa ghé thăm tìm hiểu.

Đừng quên tìm hiểu trước về các làng nghề truyền thống ở An Giang trước chuyến đi để nắm được những thông tin cơ bản về điểm dừng văn hóa mà bạn muốn ghé thăm nhé.

 

Tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở An Giang nổi tiếng

 

1. Làng nghề dệt lụa Tân Châu

Dệt lụa là làng nghề truyền thống ở An Giang đã có mặt từ thế kỷ 20. Trước đây, khu vực Tân Châu nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa, từng tạo ra loại lụa Lãnh Mỹ A đen huyền, mềm mại nức danh một thời được bao người lắm tiền nhiều của ưa chuộng. Quy trình tạo ra loại lụa này vô cùng kỳ công với hàng trăm lần nhúng – xả – phơi cùng những yêu cầu nghiêm ngặt về nước nhuộm, nhiệt độ hay độ mềm của mặt cỏ khi phơi.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề dệt lụa Tân ChâuNghệ nhân Tám Lăng - người giữ nghề dệt cuối cùng của làng lụa Tân Châu. Ảnh: Ngọc Ánh

Hiện nay, tuy nghề lụa Tân Châu không còn thịnh vượng như xưa nhưng vẫn được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà sau chuyến du lịch An Giang. Để cạnh tranh với các sản phẩm đa dạng khác trên thị trường, những hộ dân bám nghề đầu tư thêm máy móc để sản xuất vải lụa đẹp, bền hơn và sáng tạo thêm nhiều màu sắc bắt mắt cho lụa chứ không chỉ độc nhất màu đen huyền.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề dệt lụa Tân ChâuNgười dân hiện nay đã sáng tạo thêm nhiều màu sắc để lụa trở nên bắt mắt hơn. Ảnh: Ngọc Ánh

 

2. Làng dệt thổ cẩm Châu Phong

Dệt thổ cẩm là làng nghề truyền thống ở An Giang có nguồn gốc từ người Chăm xứ này. Nghề xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ 19, khi ấy trong nhà của người Chăm nào cũng có ít nhất một khung dệt và những người phụ nữ mặc trang phục truyền thống ngồi quay tơ, dệt thổ cẩm đã trở thành hình ảnh đại diện cho làng nghề Châu Phong bấy giờ.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng dệt thổ cẩm Châu PhongDệt thổ cẩm là nghề truyền thống có nguồn gốc từ người Chăm xứ Châu Phong. Ảnh: Lang thang An Giang

Các sản phẩm thổ cẩm tại Châu Phong do sử dụng kỹ thuật nhuộm màu bằng các loại vỏ trái cây, mủ cây nên luôn có nét riêng độc đáo. Đặc biệt, khác với kiểu dệt Ikat – dệt xà rông, dệt thổ cẩm phải xen kẽ giữa go nền và go hoa văn nên tốn nhiều thời gian và người nghệ nhân thường dùng go lược chỉ để giúp cho sợi chỉ khít hơn, khi dệt sản phẩm sẽ khắc mặt, mịn hơn.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng dệt thổ cẩm Châu PhongHình ảnh người phụ nữ mặc trang phục truyền thống ngồi quay tơ, dệt thổ cẩm đã trở thành nét đẹp riêng của làng nghề. Ảnh: Vietnam.vn

Một số sản phẩm ấn tượng mà bạn có thể bắt gặp tại làng nghề truyền thống ở An Giang nổi tiếng này có thể kể đến như váy, áo, khăn đội đầu, xà rông…với màu sắc, hoa văn, họa tiết sóng nước, vân mây, ô vuông, kẻ sọc đặc trưng. Đôi khi, người dân cũng tiếp thu những kiểu dáng hoa văn từ nơi khác để sản phẩm trở nên mới lạ, ấn tượng hơn nhưng cốt lõi truyền thống vẫn được cài cắm hài hòa.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng dệt thổ cẩm Châu PhongCác sản phẩm thổ cẩm tại Châu Phong sử dụng kỹ thuật nhuộm màu thực vật nên sản phẩm luôn có nét riêng. Ảnh: Vietnam.vn

 

3. Làng nghề se nhang Bình Đức

Làng nghề se nhang Bình Đức hình thành vào năm 1940 từ một nhóm di dân đến vùng này. Ngày nay, sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, sản phẩm nhang Bình Đức đã có chỗ đứng vững vàng bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng đến từ các tỉnh thành miền Nam như Hậu Giang, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long…

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề se nhang Bình ĐứcLàng nghề se nhang Bình Đức đã có tuổi đời hơn trăm năm. Ảnh: MIA.vn

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề se nhang Bình ĐứcLàng nghề sản xuất đa dạng sản phẩm như nhang se, nhang sóc, nhang trần, nhang thơm, nhang nêu…Ảnh: MIA.vn

Làng nghề truyền thống ở An Giang cung cấp các sản phẩm đa dạng như nhang se, nhang sóc, nhang trần, nhang thơm, nhang nêu…với kích cỡ và mùi hương khác biệt. Tuy nhiên, điểm chung của nhang Bình Đức vẫn là dịu nhẹ, thanh tao và tạo cảm giác thư thái cho người ngửi.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề se nhang Bình ĐứcNhang Bình Đức sở hữu mùi hương dịu nhẹ, thanh tao nên được nhiều du khách ưa chuộng. Ảnh: MIA.vn

>>Xem thêm: Tổng hợp cẩm nang du lịch An Giang

 

4. Làng nghề mộc Chợ Thủ

Khu Chợ Thủ nằm ở xã Long Điền A được mệnh danh là đệ nhất nghề mộc và điêu khắc gỗ vùng Tây Nam bộ. Làng nghề này đã tồn tại hơn 200 năm, nổi tiếng với những sản phẩm gỗ chạm khắc tinh tế được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao về mặt chất lượng, mẫu mã.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề mộc Chợ ThủLàng nghề mộc Chợ Thủ đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm tại An Giang. Ảnh: Thư Viện Gỗ

Để tạo thành một tác phẩm gỗ hoàn thiện, người nghệ nhân tại làng nghề truyền thống ở An Giang này phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Các sản phẩm bên cạnh tính nghệ thuật còn có công dụng hữu ích với cuộc sống như làm tủ thờ, bàn ghế, tủ quần áo, giường, phù điêu trang trí…

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề mộc Chợ ThủNgười nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp mới có thể tạo ra một sản phẩm đẹp mắt. Ảnh: Ngọc Tài

 

5. Làng nghề nấu đường thốt nốt An Phú

Thời điểm mùa mưa kết thúc, tiết trời dần chuyển khô hanh chính là lúc đồng bào Khmer tại xã An Phú lại tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề nấu đường thốt nốt An PhúĐường tại xứ An Phú được nấu bằng nước tiết ra từ những vết cắt ở bông cây thốt nốt. Ảnh: MIA.vn

Những hộ gia đình làm nghề nấu đường thốt nốt ở xã An Phú thường ở những nơi sâu trong sóc, trong thum và đa số đều sở hữu khu vườn có khoảng 10 cây thốt nốt trở lên. Đường tại vùng này nấu bằng nước tiết ra từ những vết cắt ở bông cây thốt nốt, sau khi nước thốt nốt được lọc cho hết tạp chất thì sẽ nấu cho đến khi sệt lại, để nguội rồi đổ vào khuôn là hoàn thành. Tại những lò nấu đường truyền thống, người dân hầu như không sử dụng thêm bất kỳ một loại chất phụ gia nào, trung bình khoảng 8 - 10 lít nước thốt nốt sẽ thu về 1kg đường.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề nấu đường thốt nốt An PhúTại những lò nấu đường truyền thống, người dân hầu như không sử dụng chất phụ gia. Ảnh: MIA.vn

Du khách tham gia tour du lịch miền Tây nếu có cơ hội ghé thăm tham quan làng nghề truyền thống ở An Giang thì có thể lựa chọn mua đặc sản đường thốt nốt tốt cho sức khỏe về làm quà tặng người thân.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề nấu đường thốt nốt An PhúKhoảng 8 - 10 lít nước thốt nốt sẽ thu về 1kg đường. Ảnh: MIA.vn

 

6. Làng nghề lưỡi câu Mỹ Hoà

Làng nghề lưỡi câu Mỹ Hoà có tuổi đời hơn 50 năm nằm nép mình bên dòng kênh Long Xuyên, núi Sập là một trong những điểm du lịch văn hóa thú vị được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm khám phá.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề lưỡi câu Mỹ HoàTịa làng nghề sản xuất đến 50 chủng loại lưỡi câu khác nhau. Ảnh: MIA.vn

Lưỡi câu của làng nghề truyền thống ở An Giang - Mỹ Hòa nổi tiếng với sự sắc bén, độ bền cao và có nhiều kích cỡ đa dạng. Đặc biệt, nơi đây sản xuất đến 50 chủng loại gồm lưỡi câu đúc, câu phược, câu kiều, câu phi, câu tôm, câu rắn, câu ếch…đều sở hữu giá thành hợp túi tiền và đáp ứng tốt nhu cầu đánh bắt cá tại đồng, trên sông và cả ngoài biển nên được rất nhiều người ưa chuộng.

 

làng nghề truyền thống ở An Giang - Làng nghề lưỡi câu Mỹ HoàLưỡi câu làng Mỹ Hòa nổi tiếng với sự sắc bén và độ bền cao. Ảnh: MIA.vn

>>Xem thêm: Du lịch An Giang mùa nước nổi đi đâu? Rong ruổi ‘oanh tạc’ bằng hết các điểm dừng sông nước thơ mộng

“Dạo một vòng” các làng nghề truyền thống ở An Giang tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời gắn liền với con người xứ thốt nốt từ bao đời nay là trải nghiệm du lịch thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ.

Đỗ Hằng

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)