Banner Movi

Ghé nhà mồ Ba Chúc An Giang, lắng nghe câu chuyện về giai đoạn lịch sử bi thương của vùng đất Thất Sơn

Thứ tư, 02/04/2025, 10:58 GMT+7

Ghé thăm nhà mồ Ba Chúc An Giang, bạn sẽ có cơ hội tham quan các khu trưng bày, khu lưu trữ hiện vật, tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia cũng như lắng nghe về những tội ác không thể dung thứ của quân diệt chủng Pôn Pốt.

quảng cáo

Nhà mồ Ba Chúc An Giang gắn liền với giai đoạn lịch sử đau thương của vùng đất Thất Sơn oai hùng. Tham quan công trình nhà mồ, bạn chắc chắn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về giai đoạn lịch sử thăng trầm của nước nhà, từ đó hiểu hơn về những hy sinh, cống hiến của ông cha ta trong công cuộc giữ vững nền hòa bình tại khu vực biên giới Tây Nam Bộ.

 

Toàn cảnh nhà mồ Ba Chúc An GiangToàn cảnh khu di tích nhà mồ Ba Chúc ở An Giang. Ảnh: Báo Nhân Dân

 

1. Thông tin tổng quan về nhà mồ Ba Chúc An Giang

Nhà mồ Ba Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi đây lưu giữ hài cốt của vô số người dân đã bị sát hại man rợ trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia từ ngày 18/4/1978 đến 30/4/1978.  Nhà mồ là một bằng chứng đanh thép cho tội ác của quân diệt chủng Pôn Pốt gây rúng động cả thế giới, đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa cùng hành động cao đẹp đến từ đội quân tình nguyện Việt Nam.

Vào ngày 10/7/1980, nhà mồ Ba Chúc ở An Giang đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia.

 

Nhà mồ Ba Chúc An Giang bằng chứng đanh thép cho tội ác của quân diệt chủng Pôn Pốt Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng ngay sau khi cuộc chiến biên giới Tây Nam kết thúc năm 1979. Ảnh: Tuấn Thanh

 

Nhà mồ Ba Chúc An Giang bằng chứng đanh thép cho tội ác của quân diệt chủng Pôn Pốt Khu di tích lưu giữ những bằng chứng đanh thép cho tội ác của quân diệt chủng Pôn Pốt. Ảnh: Báo Người Lao Động

Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu, khám phá các câu chuyện lịch sử, văn hóa nước nhà thì nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm mồ Ba Chúc ở An Giang trong tour du lịch miền Tây nhé.

 

Tham quan nhà mồ Ba Chúc An Giang Khu di tích là địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa nước nhà. Ảnh: Hội Sinh viên trường Đại học Cần Thơ

 

2. Hướng dẫn di chuyển đến nhà mồ Ba Chúc An Giang

Theo kinh nghiệm du lịch nhà mồ Ba Chúc An Giang, không khó để bạn di chuyển đến địa điểm tham quan này bằng xe máy, ô tô hoặc taxi.

Khu nhà mồ cách thành phố Long Xuyên khoảng 72 km và Châu Đốc tầm 40 km.

- Nếu bạn xuất phát từ thành phố Long Xuyên: Xuất phát tại đường ĐT943, bạn băng qua đường Nguyễn Trường Tộ. Sau khi rẽ trái vào QL91, tiếp tục đi theo hướng đường ĐT948 để tới địa phận thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn. Nhà mồ Ba Chúc An Giang có vị trí nằm ở bên phía tay phải.

- Nếu bạn xuất phát từ Châu Đốc: Đối với những ai lần đầu di chuyển đến nhà mồ Ba Chúc thì nên đi theo tuyến xuất phát từ Châu Đốc sẽ dễ dàng hơn. Bạn di chuyển tới Tân Lộ Kiều Lương, sau đó quẹo trái vào tỉnh lộ 955A rồi chạy chếch sang phải tại cơ sở may Phúc Loan hướng qua cầu tới Quốc lộ N1 là tới.

 

Di chuyển đến nhà mồ Ba Chúc An Giang Bản đồ hướng dẫn di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến An Giang. Ảnh: Google Maps

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch An Giang siêu chi tiết

 

3. Ghé nhà mồ Ba Chúc An Giang, lắng nghe những câu chuyện lịch sử bi thương

 

3.1. Lắng nghe câu chuyện về tội ác của quân diệt chủng Pôn Pốt

Thị trấn Ba Chúc tọa lạc dưới chân dãy núi thiêng Thất Sơn và nằm ngay bên cạnh đường biên giới Việt Nam – Campuchia. Vào năm 1977, dân số tại vùng có khoảng 16.000 người, chủ yếu sinh sống bằng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Từ ngày miền Nam Việt Nam giải phóng, người dân Ba Chúc bắt đầu đi vào khắc phục hậu quả mà chiến tranh, đồng thời chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

 

Ghé nhà mồ Ba Chúc An Giang lắng nghe những câu chuyện lịch sử bi thươngVào đêm 30/4/1977, phản động Pol Pot-Ieng Sary bất ngờ tấn công vào thị trấn Ba Chúc. Ảnh: Brian Lam

Trong giai đoạn này, tập đoàn phản động Pol Pot-Ieng Sary đã liên tục gây hấn, bắn phá dọc biên giới, bắt cóc cán bộ, phục kích bắt dân Việt Nam qua Campuchia làm ăn, nhổ hàng rào trên toàn tuyến biên giới An Giang kéo dài gần 100 km. Vào đêm 30/4/1977, tai họa đã bất ngờ ập xuống những người dân sinh sống tại thị trấn Ba Chúc, quân phản động đã tiến hành tấn công vùng biên giới Tây Nam. Chúng nổ súng tấn công vào 14 xã biên giới, gây ra cảnh chết chóc, tàn phá làng ấp, trường học, cơ sở sản xuất và thậm chí còn tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, kích động tư tưởng thù hằn dân tộc.

 

Ghé nhà mồ Ba Chúc An Giang lắng nghe những câu chuyện lịch sử bi thươngQuân pahrn động gây ra cảnh chết chóc, tàn phá làng ấp, trường học, cơ sở sản xuất...Ảnh: MIA.vn

Trong suốt 12 ngày đêm chiếm đóng tại thị trấn Ba Chúc, chúng không chỉ cướp bóc mà còn ra tay tàn độc với người dân không kể nam nữ, già trẻ. Cảnh giết chóc hàng loạt diễn ra dã man khắp nơi: các nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu; phụ nữ bị hãm hiếp, đóng cọc đến chết; trẻ em bị giết, xé đôi người hay nắm hai chân đập đầu vào gốc cây. Từ ngày 18/4 đến ngày 30/4/1978, hơn 3.157 người dân Ba Chúc đã thiệt mạng.

 

Ghé nhà mồ Ba Chúc An Giang lắng nghe những câu chuyện lịch sử bi thương Từ ngày 18/4 đến ngày 30/4/1978, hơn 3.157 người dân Ba Chúc đã thiệt mạng. Ảnh: Báo Lao động

Đến ngày 3/5/1978, quân phản động bị quét sạch khỏi vùng Bảy Núi, tháo chạy về bên kia biên giới; hơn 400 tên địch bị tiêu diệt, bộ đội ta thu 150 súng và nhiều đạn dược. Ngày 7/1/1979, bộ đội tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng nổi dậy ở Campuchia đã chiếm thủ đô Phom Penh. Bộ máy chính quyền phản động Pôn Pốt trốn chạy về biên giới Thái Lan, đất nước Campuchia được giải phóng, An Giang đã bảo vệ được lãnh thổ, đời sống nhân dân dần ổn định.

 

Ghé nhà mồ Ba Chúc An Giang lắng nghe những câu chuyện lịch sử bi thươngDụng cụ mà quân diệt chủng Pôn Pốt dùng để đập vào đầu, tàn sát người dân Ba Chúc. Ảnh: Báo Lao động

Tuy cuộc chiến đẫm máu đã qua đi nhưng ký ức kinh hoàng năm xưa vẫn ám ảnh những người ở lại. Mảnh đất Ba Chúc bị tàn phá nặng nề và mất rất nhiều thời gian để phục hồi.

3.2. Tham quan nhà mồ Ba Chúc An Giang

Nhà mồ Ba Chúc An Giang được xây dựng ngay sau khi cuộc chiến biên giới Tây Nam kết thúc năm 1979. Vào năm 2013, khu di tích được tôn tạo lại, diện tích được nới rộng khoảng 5 ha, bao gồm công trình nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và hai ngôi chùa Tam Bửu, Phi Lai.

 

Tham quan nhà mồ Ba Chúc An GiangKhu nhà trưng bày các tư liệu về cuộc chiến đẫm máu tại biên giới Việt Nam - Campuchia. Ảnh: BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

 

Tham quan nhà mồ Ba Chúc An GiangHàng ngàn hài cốt vô danh trong Di tích nhà mồ Ba Chúc. Ảnh: Pham Thanh Tung

Biểu tượng của nhà mồ là bức tượng hình bông hoa sen úp ngược có 8 cánh được sơn màu trắng. Mỗi cánh là nơi trưng bày một nhóm hài cốt được chia theo độ tuổi, giới tính như 23 nam từ 16 đến 20 tuổi, 88 thiếu nữ từ 16 tới 20, 264 trẻ em từ 3 đến 15 hay 86 phụ nữ trên 60 tuổi…

 

Tham quan nhà mồ Ba Chúc An GiangBức tượng hình bông hoa sen úp ngược có 8 cánh được sơn màu trắng. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Đối với những vị khách yêu thích khám phá những câu chuyện lịch sử của nước nhà thì nhất định đừng bỏ qua cơ hội ghé thăm nhà mồ Ba Chúc trong chuyến du lịch An Giang. Trong quá trình tham quan, bạn sẽ được tìm hiểu cặn kẽ giai đoạn lịch sử đau thương của mảnh đất Thất Sơn thông qua nhiều hiện vật như các bộ hài cốt vô danh, những công cụ mà quân diệt chủng Pôn Pốt đã dùng để tàn sát người dân Ba Chúc…Đặc biệt, tại ngôi chùa Phi Lai nằm ngay dưới chân núi Tượng vẫn còn lưu giữ bức tường dài hơn chục mét loang lổ những vết đỏ thẫm của người dân Ba Chúc trong cuộc thảm sát kinh hoàng khiến hơn 200 người dân thiệt mạng.

 

Tham quan nhà mồ Ba Chúc An GiangBạn sẽ hiểu được cặn kẽ giai đoạn lịch sử đau thương của mảnh đất Thất Sơn thông qua các tư liệu. Ảnh: Wiki

 

Tham quan nhà mồ Ba Chúc An GiangNhững mảnh xương của người dân Ba Chúc đến ngày nay vẫn chưa thể định danh. Ảnh: Báo Lao động

Hiện nay, tại tỉnh An Giang có chính sách hỗ trợ nhà mồ Ba Chúc cứ 5 năm lại phục chế lại một lần để nhằm gìn giữ, bảo vệ công trình lịch sử. Khu nhà mồ là nơi giáo dục các lớp con, cháu sau này, đồng thời thể hiện sự tôn trọng, tưởng nhớ đối với những người đã khuất trong cuộc tàn sát tang thương.

 

Tham quan nhà mồ Ba Chúc An GiangKhu nhà mồ là nơi giáo dục các lớp con, cháu sau này về sự hy sinh của ông cha trong công cuộc bảo vệ biên giới đất nước. Ảnh: Báo Người Lao Động

>>Xem thêm: Về ‘xứ thốt nốt’ chiêm ngưỡng biểu tượng linh thiêng của đạo Hồi tại miền Tây - Thánh đường Masjid Al-Ehsan An Giang

Nếu có cơ hội ghé thăm mảnh đất thiêng Thất Sơn, đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan nhà mồ Ba Chúc An Giang để lắng nghe câu chuyện lịch sử bi thương của người dân nơi đây, từ đó thấu hiểu những đánh đổi sương máu của ông cha ta trong công cuộc bảo vệ bờ cõi nước nhà.

Thu Hằng

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)