Hưng Yên là mảnh đất “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” sở hữu nhiều đặc sản hấp dẫn từ bình dị, dân dã cho đến những món ngon công phu để “tiến vua”. Vì thế, bên cạnh những điểm du lịch mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, Hưng Yên còn níu chân du khách bởi nhiều đặc sản ngon hết sẩy. Nhưng lần đầu đến với “tiểu Tràng An”, bạn chẳng biết Hưng Yên có đặc sản gì? Đừng bỏ lỡ bài viết này để thưởng thức trọn vẹn các đặc sản của Hưng Yên nhé!
Hưng Yên là mảnh đất bình yên nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng. Nhờ có sông Hồng bồi đắp, nơi đây trở thành một trong những vựa lúa lớn nhất miền Bắc. Không chỉ lưu giữ được nền nông nghiệp truyền thống, Hưng Yên còn sở hữu nét văn hóa, lịch sử truyền thống, mang đậm đặc trưng của “nước Đại Việt ta từ trước”.
Dòng sông Hồng với vẻ đẹp hiền hòa, uốn lượn quanh thành phố như một dải lụa mềm mại, tạo nên một không gian thanh tịnh, dễ chịu. Bên cạnh đó, các làng quê, đồng ruộng trù phú, và những cánh đồng lúa xanh mướt tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà chỉ khi đến Hưng Yên, du khách mới có thể cảm nhận rõ ràng.
Từ trung tâm thành phố Hà Nội, đi về phía Đông Nam chỉ khoảng 54km là bạn đã có mặt tại Hưng Yên. Khác biệt hoàn toàn với sự ồn ào, náo nhiệt của thủ đô, Hưng Yên khoác lên mình sự yên tĩnh, mộc mạc. Nơi đây còn được tạo hóa ban tặng những bãi biển xanh, cát trắng đẹp nao lòng, những dãy núi cao chót vót hùng vĩ.
Ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, Hưng Yên còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn mang đậm hương vị quê hương. Vậy "Hưng Yên có đặc sản gì?". Từ những món bánh khéo léo làm từ gạo, đến các món đặc sản như nhãn lồng, vịt biển, hay cơm cháy đều khiến du khách phải lòng. Đặc biệt, những món ăn nơi đây không chỉ thơm ngon mà còn chứa đựng những câu chuyện, những bí quyết gia truyền được người dân Hưng Yên gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Hưng Yên không chỉ nổi tiếng với những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa lớn mà còn khiến du khách nhớ mãi không quên nhờ những món ngon đặc sản. Cùng Du lịch Việt Nam điểm mặt gọi tên các đặc sản Hưng Yên dưới đây nhé!
Hưng Yên còn được biết đến nhiều với tên gọi “xứ nhãn”. Bởi lẽ, xưa nay nhãn lồng đã trở thành “thương hiệu” của Hưng Yên. Chính nhờ vị trí thuận lợi cùng thiên thời - địa lợi - nhân hòa giúp cho nhãn lồng có được năng suất và chất lượng cực tốt. Đây là giống nhãn có quả to, cùi dày, hạt nhỏ và đặc biệt là vị ngọt thanh, mọng nước. Nhãn lồng Hưng Yên không chỉ ngon mà còn có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào và nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Muốn thưởng thức nhãn lồng, hãy đến Hưng Yên vào tháng 7,8 hàng năm. Đi dọc đường xã Tân Hưng, nơi đây là hợp tác xã cây ăn quả Quyết Thắng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cành nhãn lồng nặng trĩu quả.
Nhãn lồng không chỉ được ăn trực tiếp mà còn có thể chế biến thành các món tráng miệng thơm ngon như nhãn lồng ngâm đường, nhãn lồng sấy khô hay làm nhân cho các loại bánh. Chính vì vậy, nhãn lồng Hưng Yên trở thành món quà đặc sản mà du khách thường chọn mua khi ghé thăm địa phương này.
Bao lâu năm, tương bần đã trở thành một gia vị không thể thiếu trong căn bếp Việt. Nhưng ít người biết tương bần là đặc sản của vùng nào. Đặc sản lừng danh cả nước được sản xuất tại thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Để có được một chai nước tương ngon, đậm đà, người dân Hưng Yên đã dày công chế biến theo công thức riêng.
Tương bần là loại gia vị dùng để ăn với các món ăn dân dã như bún, phở, hoặc làm gia vị cho các món kho, xào, nướng. Tương được làm từ đậu nành, gạo nếp, muối, nước và một số gia vị đặc biệt khác, trải qua quá trình lên men tự nhiên, mang lại hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được.
Quy trình sản xuất tương bần rất công phu và cần sự tỉ mỉ. Đầu tiên, đậu nành và gạo nếp được rang chín, sau đó xay nhuyễn rồi trộn đều với nước, muối và gia vị, cuối cùng để lên men trong những chum vại gốm đặc biệt. Quá trình lên men diễn ra trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng, tùy theo nhiệt độ và điều kiện thời tiết. Mỗi vùng, mỗi nhà sản xuất lại có một công thức riêng để tạo ra hương vị đặc trưng của tương bần Hưng Yên, nhưng điểm chung là tương bần có màu nâu vàng sáng, kết cấu đặc sánh và mùi thơm tự nhiên đặc biệt. Tương bần Hưng Yên nổi bật với vị ngọt nhẹ, mặn vừa phải và một chút béo ngậy, làm tăng hương vị cho các món ăn.
Không chỉ nổi tiếng ở trong nước, tương bần Hưng Yên còn được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, đặc biệt là các quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống. Đây là món quà đặc sản rất được ưa chuộng và không thể thiếu trong những dịp lễ tết hay làm quà biếu.
>> Xem thêm: Trọn gói tour du lịch Hà Nội
Đến Hưng Yên mà không thưởng thức canh cá rô đồng quả là phí phạm. Canh cá rô là món ăn dân dã mang hương vị đồng quê đậm đà nhưng lại được người dân nơi đây cực kỳ yêu thích. Món canh đơn giản với cá rô đồng rán giòn ăn kèm bánh đa. Phần nước dùng của canh đặc biệt hầm từ chính xương cá cùng xương ống nên mang hương vị khác biệt.
Để món canh thêm phần hấp dẫn, nhiều người còn thêm vào một ít cà chua, dọc mùng hoặc nấm để làm phong phú thêm hương vị. Canh cá rô đồng thường được ăn với cơm trắng nóng, kết hợp với các món ăn khác như thịt kho hoặc món xào. Món canh này cũng rất thích hợp vào những ngày hè nóng bức, vì vị mát của canh giúp giải nhiệt hiệu quả.
Thưởng thức canh cá rô đồng chỉ cần thêm chút dấm tỏi hoặc chanh là đã tạo nên một món ăn ngon khó cưỡng. Du lịch Hưng Yên, nhất định bạn phải thưởng thức món ngon này nhé!
Chẳng biết Hưng Yên có đặc sản gì để mua về làm quà thì ghé ngay chợ phố Xuôi có món giò bì. Khác với giò mọc, giò tai chúng ta thường hay ăn, tại Phố Xuôi, Hưng Yên nổi tiếng với món gia truyền giò bì giòn sần sật. Bạn có thể lựa chọn giò bì để làm quà cho gia đình, bạn bè với mức giá chỉ từ 100,000 - 120,000 đồng/ phần.
Giò bì là sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt lợn và bì lợn, tạo nên một món ăn vừa mềm mại, vừa giòn sừn sựt. Thịt lợn được chọn lọc kỹ càng, thái thành những lát mỏng và xay nhuyễn, kết hợp với bì lợn cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Món giò bì Phố Xuôi thường được làm từ những nguyên liệu tươi ngon, không sử dụng phẩm màu hay chất bảo quản, giúp giữ được hương vị tự nhiên và đảm bảo sức khỏe cho người thưởng thức.
Tiếp thêm năng lượng cho ngày dài khám phá Xứ nhãn, nhất định phải thử món bún thang lươn Phố Hiến. Theo đánh giá của nhiều du khách, món thang lươn Hưng Yên gần giống với bún thang Hà Nội. Một tô bún thang vẫn có những nguyên liệu cơ bản như bún, thịt ba chỉ, trứng chiên thái sợi mỏng, giò lụa, hoa chuối,... Điểm đặc biệt của bún thang lươn là nước dùng trong, ngọt tự nhiên từ xương và thịt lươn, được ninh trong nhiều giờ để cho ra một hương vị đậm đà nhưng lại thanh thoát. Lươn sau khi được làm sạch, thái thành từng miếng nhỏ hoặc xé thịt, rồi được chiên vàng giòn, giữ nguyên hương vị đặc trưng của lươn, đồng thời tạo thêm độ giòn ngon hấp dẫn. Thịt lươn có vị ngọt tự nhiên, mềm nhưng vẫn giữ được độ dai, kết hợp với nước dùng trong vắt tạo thành một sự hòa quyện tuyệt vời.
Đây là món ăn phổ biến vào buổi sáng ở Hưng Yên, được nhiều người dân địa phương yêu thích. Nếu có dịp ghé thăm Phố Hiến, đừng quên thưởng thức món bún thang lươn đặc biệt này để cảm nhận hương vị tinh tế của ẩm thực nơi đây.
List câu trả lời cho thắc mắc hưng yên có gì đặc sản sao có thể thiếu cá mòi. Cá mòi khi ăn sẽ có vị béo béo, ngậy ngậy bởi nó còn nguyên buồng trứng. Để kiếm tìm cá mòi còn buồng trứng rất hiếm. Vì vậy, muốn ăn cá mòi ngon nhất, hãy đến với Hưng Yên tháng 2 - 3 âm lịch hàng năm. Với cá mòi, tùy theo sở thích, bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon như nướng, kho, rán hay băm chả,...
Món cá mòi kho là món ăn đơn giản nhưng lại đậm đà, với nước kho đặc sánh, hương vị ngọt tự nhiên từ cá, kết hợp với gia vị như hành, tỏi, ớt, tiêu, cùng chút đường để tạo độ caramen ngọt ngào. Khi ăn, cá mòi kho được thưởng thức cùng cơm nóng, vừa dễ ăn lại rất đưa cơm.
Một món ăn khác cũng rất phổ biến là cá mòi nướng. Cá mòi sau khi được sơ chế sạch, thường được tẩm gia vị, rồi nướng trên bếp than hồng. Món cá mòi nướng có mùi thơm đặc trưng, thịt cá ngọt và hơi dai, được thưởng thức cùng với rau sống và nước mắm chấm.
Ngoài ra, cá mòi còn có thể chế biến thành các món canh hoặc món xào, mang lại sự đa dạng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt, cá mòi không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn thực phẩm giàu protein, omega-3, tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện trí nhớ và hệ tim mạch.
Món ngon làm nên tên tuổi của ẩm thực Hưng Yên chính là ếch om Phượng Tường. Chẳng phải đắn đo Hưng Yên có đặc sản gì, đến với làng Tiên Lữ, bạn sẽ được thưởng thức món ếch om thơm ngon nức mũi.
Người dân Phượng Tường từ xưa đến nay, cứ tháng 9, tháng 10 hàng năm lại “nô nức” đi bắt ếch. Bởi lẽ, lúc này, ếch tươi béo nhất, phần thịt ếch được đánh giá là chắc như thịt gà. Với nguyên liệu chất lượng, việc sơ chế và chế biến càng kỳ công hơn. Ếch cần được làm sạch và ướp muối kỹ càng để không còn mùi tanh. Sau đó, ta sẽ dùng lá tre để chà xát hết các bề mặt ếch và rơm để rửa ếch. Khi ếch đã sạch hoàn toàn thì mới ướp gia vị rồi tiến hành nấu.
Khi thưởng thức, thịt ếch om có màu vàng óng, thơm phức, mềm mịn, kết hợp với hương vị đậm đà của gia vị, tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Nước om sánh mịn, có vị chua ngọt nhẹ, rất hợp khẩu vị của nhiều người, ăn kèm với cơm trắng hoặc bún đều rất ngon.
Thưởng thức ếch om Phượng Tường với phần nước đặc sánh như mật ong, thịt ếch nhừ ngon hết sẩy. Chính hương vị đặc biệt mà người ta vẫn truyền tai nhau rằng “Đi thì nhớ vợ cùng con/ Về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường”.
Một đặc sản Hưng Yên làm quà nhất định không thể bỏ qua chính là bánh dày. Bánh dày là cao lương mỹ vị trước đây chỉ có trong ngày lễ, tết, mâm cỗ. Đến nay, nó đã trở thành món ăn dân dã nhưng cũng khiến bao người mê đắm. Làng Gàu, thuộc huyện Kim Động, nổi tiếng với nghề làm bánh dày lâu đời, và món bánh này đã trở thành một phần không thể thiếu trong các dịp lễ tết, hội hè của người dân nơi đây.
Bánh dày làng Gàu được làng từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng ngon nhất. Gạo sẽ được giã bằng tay cho đến khi mịn rồi bọc nhân đỗ hoặc nhân mặn từ thịt băm và đỗ. Một điểm để phân biệt bánh dày làng Gàu chính hiệu chính là vỏ bánh có màu xanh của tàu là cùng màu trắng ngà.
Món bánh dày này không chỉ ngon mà còn mang ý nghĩa biểu tượng của sự tròn đầy, may mắn, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết hay cúng giỗ. Nó thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp, đầy đủ.
Thưởng thức bánh dày mới thấy hết độ ngon của nó. Khi bánh dày trong miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, độ dẻo của gạo nếp cái hoa vàng cùng nhân bánh ngòn ngọt. Bánh dày được bánh tại các quán ăn làng Gàu với mức giá chỉ 40,000 - 60,000 đồng/kg, bạn có thể mua về làm quà.
Biết bao du khách sau khi du lịch Hưng Yên chỉ nhớ thương hương vị bánh cuốn làng Phú Thị. Cách làm bánh cuốn ở đây khác biệt so với nhiều nơi khác. Bột gạo làm bánh phải được xay kỹ, trộn với một lượng vừa phải nước để tạo độ mềm và dai cho bánh. Khi cuốn, bánh được trải đều lên chiếc chảo lớn, dùng hơi nước để làm chín. Lớp bánh cuốn mỏng tang, trong suốt, không bị vỡ hay dính.
Nhân bánh cuốn Phú Thị cũng là yếu tố làm nên sự khác biệt. Nhân bánh thường là thịt heo xay nhuyễn, được tẩm ướp gia vị đậm đà, cùng với hành phi thơm lừng. Một số nơi còn thêm nấm hương hoặc mộc nhĩ để tăng thêm hương vị đặc trưng. Sau khi bánh cuốn chín, bánh được cuộn lại một cách tỉ mỉ, không bị bể hoặc vỡ.
Một suất bánh cuốn không hề màu mè, không nhiều topping nhưng đảm bảo ngon nhức nách. Chính sự đơn giản, mộc mạc của bánh cuốn Phú Thị đã chiếm trọn trái tim của biết bao du khách. Nếu có cơ hội đến với “tiểu Tràng An” mà chưa biết Hưng Yên có đặc sản gì, hãy thử ăn bánh cuốn độc đáo của Phú Thị.
>> Xem ngay: Khám phá Chùa Hương Lãng - ngôi cổ tự gần 1000 năm tuổi
Sau một ngày khám phá tại Khoái Châu, muốn tiếp thêm năng lượng mà chẳng biết khoái châu Hưng Yên có đặc sản gì, hãy thử chả gà Tiểu Quan. Chả gà muốn có thành phẩm ngon, người dân nơi đây đã lựa chọn gà kỹ càng. Và quan trọng nhất ở khâu chế biến, gà được giã hoàn toàn bằng cối đá. Sau đó, chả được nướng bằng than hoa hoặc thanh củi. Đó chính là lý do khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương thơm chuẩn quê hương từ chả gà. Món chả gà Tiểu Quan thường được dùng với cơm, bún, hoặc ăn kèm với các loại rau sống và nước chấm đặc trưng. Đặc biệt, chả gà Tiểu Quan rất được lòng du khách vì không chỉ ngon miệng mà còn dễ ăn, có thể thưởng thức bất cứ lúc nào trong ngày.
Đến xứ nhãn, bạn không chỉ được thưởng thức những quả nhãn lồng to, ngọt mà còn một đặc sản hảo hạng nữa là mật ong hoa nhãn.
Để có được mật ong hoa nhãn, người nuôi ong phải kiên nhẫn chờ đợi thời điểm hoa nhãn nở rộ, vì lúc này mật ong sẽ đạt chất lượng cao nhất. Mật ong thu được từ hoa nhãn có màu vàng nhạt, trong suốt và có mùi thơm dịu nhẹ, khác biệt so với các loại mật ong khác. Hương vị của mật ong hoa nhãn rất đặc trưng, ngọt thanh, không quá gắt và để lại dư vị lâu dài trong miệng.
Đặc biệt, mật ong hoa nhãn còn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Hưng Yên chứng nhận nhãn hiệu. Với mật ong hoa nhãn giàu dưỡng chất, bạn có thể dùng chăm sóc sức khỏe cũng như sắc đẹp.
Không lo Hưng Yên có đặc sản gì, tại Khoái Châu, Hưng Yên, bạn có thể thưởng thức giống gà quý tại nơi đây là gà Đông Tảo. Việc nuôi được gà Đông Tảo rất khó nên xưa kia, giống gà này chỉ dùng để tiến vua. Đến nay, người dân Khoái Châu đã dày công tìm ra công thức nuôi gà nên đây được xem là đặc sản ngon tại Hưng Yên.
Đặc điểm nổi bật của Gà Đông Tảo chính là đôi chân to, thô, da nhăn nheo và có màu đỏ đặc trưng, khiến chúng trông khá khác biệt so với các loại gà thông thường. Đây là điểm nổi bật thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và khiến chúng trở thành món ăn quý hiếm.
Ngoài ngoại hình đặc biệt, Gà Đông Tảo còn nổi tiếng với chất thịt ngon, săn chắc và ngọt, đặc biệt là phần đùi và cánh có hương vị đậm đà, mềm mại. Thịt gà ít mỡ, nhưng lại rất ngọt và thơm, khiến món ăn chế biến từ gà Đông Tảo trở nên hấp dẫn và đầy dinh dưỡng. Gà Đông Tảo thường được chế biến thành nhiều món ngon như gà luộc, gà nướng, gà xào, hay làm món gà nấu cháo. Món gà luộc đặc biệt là lựa chọn yêu thích của nhiều người vì giữ được hương vị tự nhiên, ngọt thanh của thịt gà.
Không chỉ nổi tiếng về hương vị, Gà Đông Tảo còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Loại gà này rất giàu protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Các món ăn từ Gà Đông Tảo thường được nhiều gia đình ưa chuộng, không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn vì sự bổ dưỡng và tính năng sinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại.
Du lịch Hưng Yên mà chưa thưởng thức tinh hoa đất trời nơi đây quả thật thiếu sót. Rượu Lạc Đạo nổi tiếng lừng danh với câu thơ:
'Đất Lạc Đạo lưu linh say ngất
Rượu Nam bang đệ nhất là đây'
Rượu Lạc Đạo được nấu từ lúa nếp cùng 36 vị men thuốc Bắc nên vị thơm nồng. Vì thế, rượu Lạc Đạo trước đây cũng là một trong những món ăn, thức uống được tiến vua. Đến ngày nay, người dân Lạc Đạo vẫn giữ truyền thống nấu rượu và có được công thức giúp rượu ngày càng ngon hơn, thơm hơn.
Rượu được đánh giá có độ cồn khá cao nên khi thưởng thức, bạn nên uống chậm, từ từ để cảm nhận được hết hương vị thơm, ngon của rượu. Nếu muốn mua rượu về, bạn nên mua tại chính Lạc Đạo với mức giá dao động từ 60,000 - 120,000 đồng/ lít.
Biết được Hưng Yên nổi tiếng với loại quả nào là nhãn lồng, nhưng hơn cả thế, các chế phẩm từ nhãn còn hấp dẫn biết bao. Hạt sen được chọn lọc kỹ lưỡng, tươi mới, có độ ngọt thanh tự nhiên và rất giàu dinh dưỡng. Sen được nấu chín mềm, hòa quyện cùng long nhãn, tạo thành một món chè có hương vị ngọt nhẹ, thanh thoát nhưng vô cùng dễ ăn. Long nhãn, với hương vị ngọt bùi đặc trưng, làm món chè trở nên hấp dẫn hơn, vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa có tác dụng an thần, thư giãn tinh thần.
Chè sen long nhãn thường được nấu với một chút đường phèn để tạo độ ngọt tự nhiên, không quá gắt, không quá ngọt, rất phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Đặc biệt, món chè này còn có thể ăn kèm với đá lạnh, giúp giải nhiệt và làm dịu đi cảm giác nóng bức trong những ngày hè.
Bánh răng bừa - đặc sản Hưng Yên hay còn gọi là bánh tẻ ngon nhất phải đến huyện Văn Giang. Bánh răng bừa được làm từ gạo nếp, có độ dẻo vừa phải, kết hợp cùng nhân đậu xanh xay nhuyễn và đường, tạo thành một món bánh ngọt, mềm mịn. Vỏ bánh được gói trong lá chuối tươi để tạo nên hương thơm đặc trưng và bảo vệ bánh khỏi bị khô. Một đặc điểm nổi bật của bánh răng bừa là sự tỉ mỉ trong cách chế biến, từ việc chọn gạo nếp đến việc cân đối lượng nhân, sao cho bánh khi chín có độ dẻo, bùi vừa phải và không bị quá ngọt hay quá nhạt.
Có lẽ, bánh răng bừa Hưng Yên đặc biệt hơn cả chính nhờ vào hạt gạo - hạt ngọc trời. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi nên hạt gạo nếp cũng thơm, ngon hơn. Nếu ghé thăm Hưng Yên, hãy thưởng thức hương vị đồng quê trong món bánh răng bừa.
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "Hưng Yên có đặc sản gì?" rồi đấy! Với 15 món đặc sản ngon lừng danh, mỗi món ăn không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người dân Hưng Yên mà còn mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất này. Nếu có dịp đến Hưng Yên, đừng quên thưởng thức những món ăn này để cảm nhận trọn vẹn hương vị quê hương nhé!
Linh Meo