Banner Movi

Đền Tranh Hải Dương – ngôi đền cổ nổi tiếng cầu gì được nấy

Thứ ba, 02/01/2024, 08:43 GMT+7
Nổi tiếng là vùng đất giàu văn hóa, tâm linh, Hải Dương có nhiều ngôi đền chùa nổi tiếng. Đền Tranh Hải Dương không chỉ là nơi tín ngưỡng dân gian của địa phương mà còn được nhiều người dân khắp nơi tìm đến chiêm bái. 
quảng cáo

Đền Tranh Hải Dương có kiến trúc đồ sộ, mang đậm dấu ấn xa xưa. Người ta truyền miệng nhau rằng tới đền Tranh cầu gì được nấy, linh ứng nhiệm màu. Bởi vậy, ngôi đền này rất thu hút khách tới chiêm bái và thăm quan.  
 

1. Đền Tranh Hải Dương – ngôi đên nổi tiếng của tỉnh 


1.1. Đền Tranh ở đâu?

Đền Tranh ở đâu hay địa chỉ của đền Tranh là điều mà nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về ngôi đền này. Cụ thể, đền Tranh hay còn gọi là đền thờ Quan Lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đò Tranh, thuộc địa phận thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

 

Đền Tranh Hải Dương chỉ cách trung tâm thành phố 30kmĐền Tranh Hải Dương chỉ cách trung tâm thành phố 30km. Ảnh: nguyentungmin

Đền Tranh là một di tích lịch sử, văn hóa, tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, chứa đựng lối kiến trúc quen thuộc như các đền chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ khác. Hầu như ai ở các tỉnh lân cận cũng đều biết về đền Tranh Hải Dương. 

Như vậy, sau khi biết đền Tranh ở đâu, có thể thấy vị trí khá thuận lợi, còn chần chờ gì nữa mà không lên lịch ngay cho chuyến đi của mình để khám phá ngôi đền cổ linh thiêng này thôi nào. 


1.2. Hướng dẫn di chuyển 

Đền Tranh nằm khá gần đường quốc lộ lớn và thị trấn Ninh Giang nên việc tìm đến cũng nhanh chóng, dễ dàng. Ngôi đền cách trung tâm TP. Hải Dương chỉ 30km, thời gian đi lại tầm 30-40 phút. Bạn đi theo Quốc lộ 37, tới vòng xuyến thì rẽ phải đường Khúc Thừa Dụ bên tay phải, đi tiếp hơn 1 km nữa là tới đền Tranh. 

 

Việc di chuyển tới đền Tranh Hải Dương rất thuận tiện và nhanh chóngViệc di chuyển tới đền Tranh Hải Dương rất thuận tiện và nhanh chóng. Ảnh: thanh.thao.ng

Nếu xuất phát từ Hà Nội, với khoảng cách hơn 80km, việc di chuyển sẽ rơi vào khoảng 1 tiếng 30 phút. Du khách có thể đi cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sau đó vào Quốc lộ 37 là tới đền Tranh Hải Dương. Đường dễ đi, có thể tra cứu trên google maps nên bạn không lo lạc đường đâu nhé. 

 

Bạn có thể tới đền Tranh Hải Dương và đi về trong ngàyBạn có thể tới đền Tranh Hải Dương và đi về trong ngày. Ảnh: Vũ Đức

Các tỉnh lân cận như Hải Phòng hay Quảng Ninh... tới đền Tranh cũng không gặp khó khăn gì. Bạn có thể tới đây bất cứ lúc nào và có thể đi về trong ngày. 


1.3. Khám phá ngôi đền linh thiêng ở Hải Dương 


1.3.1. Lịch sử đền Tranh

Đền Quan Lớn Tuần Tranh Hải Dương tọa lạc trên một khu đất cao ráo, nằm cách biệt với khu dân cư Tranh Xuyên, mặt tiền nhìn về hướng Nam, phía thị trấn Ninh Giang. Đây là ngôi đền mà chỉ cần nhắc đến tên, bất kỳ người dân Ninh Giang nói riêng, Hải Dương nói chung nào cũng cảm thấy tự hào. 

 

Đền Tranh Hải Dương gắn liền với truyền thuyết về vị quan Tuần TranhĐền Tranh Hải Dương gắn liền với truyền thuyết về vị quan Tuần Tranh. Ảnh: ncu.ng162

Đền Tranh thờ Tuần Phủ - một vị quan được giao cai quản ngã 3 sông Chanh, giao nhau giữa 3 vùng đất Ninh Giang (Hải Dương) - Vĩnh Bảo (Hải Phòng)  và Thái Bình. Ông là vị quan thanh liêm, vị tướng quân tài ba, hết lòng vì dân vì nước, bảo vệ đất Ninh Giang, giúp bà con nơi đây an tâm làm việc.

 

Đền Tranh Hải Dương trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sửĐền Tranh Hải Dương trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử. Ảnh: haudung2007

Xung quanh đền Tranh Hải Dương có rất nhiều truyền thuyết ly kỳ. Tới đây, chỉ cần hỏi một người lão làng trong thôn, bạn sẽ được nghe tường tận. Chuyện kể rằng, quan Tuần Tranh lập công lớn nên được phong Công hầu, đem lòng yêu vợ lẽ của một viên quan khác nhưng tiếc thay nàng lại có cuộc sống không hạnh phúc. Nàng đáp lại tình cảm của quan Tuần Tranh nhưng không hề nói cho ông biết đã có chồng. Đến khi viên quan kia hay chuyện liền vu cho Tuần Tranh quyến rũ vợ của mình. 

 

Đền Tranh Hải Dương thờ quan Tuần Tranh để tưởng nhớ công ơn của ôngĐền Tranh Hải Dương thờ quan Tuần Tranh để tưởng nhớ công ơn của ông. Ảnh: Hoang Khanh Nguyen

Sau đó, ông bị đem đày ở Kì Cùng, Lạng Sơn và quyết định quyên sinh để chứng minh cho sự trong sạch. Dải lụa đào tuẫn tiết hóa thành đôi bạch xà bơi về quê Ninh Giang rồi được một bà cụ bắt về nhà nuôi. Đến khi quản phủ biết chuyện bà lão mua gà về nuôi bạch xà liền bắt bà chịu tội, đòi giết đôi rắn. Hai ông bà xin thả rắn xuống sông Tranh và chỗ đó bỗng hóa thành dòng xoáy dữ dội. 

Đến thời vua An Dương Vương, khi vua tập hợp thuyền bè chống Nam Việt ở bến sông Tranh nhưng cứ đến dòng xoáy, thuyền bè lại không tài nào đi nổi. Được các vị lão làng lập đàn cầu thì mới sóng yên bể lặng và thắng lợi to. Để ghi nhớ công ơn, vua An Dương Vương phong Tuần Tranh là Giảo Long Hầu. 

 

Ai tới Hải Dương cũng đều không quên ghé đền Tranh Hải DươngAi tới Hải Dương cũng đều không quên ghé đền Tranh. Ảnh: pichin0999

Ở một tài liệu ghi chép khác về đền Tranh Hải Dương lại truyền rằng quan Tuần Tranh giúp diệt hai con rắn dữ thường nổi lên quấy phá dân làng và còn bắt cả vợ của ông. Sau đó, ông khởi kiện với Long Vương và rắn phải di dời đến nơi khác. Từ đó, cuộc sống người dân bình an, êm ấm, dân buôn thuyền, bán bè cũng gặp may mắn. 

Có thể nói, Quan Lớn Tuần Tranh sống trong lòng mỗi người dân. Để tưởng nhớ công của ông, họ đã xây dựng ngôi đền thờ và nay được gọi là đền Tranh.  

 

Đền Tranh Hải Dương đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc giaĐền Tranh Hải Dương đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: truonggiang2073

Không ai biết rõ, đền Quan Lớn Tuần Tranh Hải Dương được xây dựng thì khi nào. Vào thời Nguyễn, đền Tranh rất hoành tráng. Đến khi thực dân Pháp xâm lược và đến Hải Dương, chúng sử dụng đền Tranh để đóng quân nhưng không phá đền. Trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, ngôi đền cũng bị phá hủy nhiều. 

Mãi đến năm 1966, đền Quan Lớn Tuần Tranh Hải Dương mới được chuyển về vị trí như ngày nay. Từng bước địa phương khôi phục các hạng mục và được trùng tu khai trang. Đền Tranh Hải Dương đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2009.

>>Xem thêm: Du lịch Hải Dương 1 ngày cùng những điểm đến hấp dẫn bất ngờ

1.3.2. Kiến trúc đền Tranh 

Đền Tranh có kiến trúc điển hình từ thời Lê và thời Nguyễn với 3 tòa tiền đường, trung từ và hậu cung. Trong đó, mỗi công trình lại được xây dựng khai trang với 7 gian. Như vậy, tổng cộng có 21 gian. 

 

Đền Tranh Hải Dương có kiến trúc điển hình như các ngôi chùa cổ ở vùng đồng bằng Bắc BộĐền Tranh Hải Dương có kiến trúc điển hình như các ngôi chùa cổ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: lalin_mine

Tòa tiền đường rộng 9,84m, có 8 vì kèo bê tông cốt thép rất chắc chắn và đẹp mắt. Tiếp đó là toà Trung từ rộng 3,8 m. Khu vực hậu cung có kiến trúc độc đáo, kiểu chồng diêm cổ các, tạo sự thông thoáng và cao ráo mà vẫn uy nghi. 

Kể từ khi xây dựng, đền Tranh Hải Dương đã di chuyển 3 lần nhưng dù vậy, điều quý nhất vẫn là người dân luôn có ý thức bảo tồn, gìn giữ tất cả các hiện vật quý và kiến trúc xa xưa của ngôi đền. 

 

Khám phá kiến trúc đền Tranh Hải DươngKhám phá kiến trúc chùa Tranh Hải Dương. Ảnh: Hoang Khanh Nguyen

Đến nay, đền Tranh còn lưu giữ tượng Quan Lớn Tuần Tranh đúc bằng đồng nặng tới 200 kg, 4 pho tượng Tứ Trụ làm từ đá, bát hương, hạc đồng, đỉnh đồng, cuốn thư, chóe sứ… 

Tới đền Tranh, không chỉ là dịp để bạn lắng nghe những truyền thuyết xung quanh vị quan Tuần Tranh, chiêm bái, cầu mong bình an, mạnh khỏe hay tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc ngôi đền mà còn hiểu hơn về giá trị cũng như tinh thần uống nước nhớ nguồn của người dân Ninh Giang. Đền nằm bình yên giữa huyện Ninh Giang, là nơi để bạn thư thái, cảm nhận và sống chậm lại đôi chút. 


1.3.3. Lễ hội đền Tranh 

Hàng năm, đền Tranh Hải Dương có hai kỳ lễ hội, tổ chức vào mùng 10 – 20/2 âm lịch và 20 – 25/8 âm lịch. Ngoài ra, đền còn có ngày tiệc Quan 25/5 âm lịch. Lễ hội vào tháng 2 âm lịch diễn ra đầu xuân và cũng là ngày kỷ niệm sinh nhật Đức Thánh Tuần Tranh nên thu hút đông đảo người dân và khách thập phương tham gia. 

 

Lễ hội đền Tranh Hải Dương thu hút nhiều du khách hàng nămLễ hội đền Tranh Hải Dương thu hút nhiều du khách hàng năm. Ảnh: VOV

Ngày 4/4/2022, Lễ hội truyền thống đền Tranh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài việc dâng hương, lễ hội còn diễn ra các hoạt động hấp dẫn, tổ chức trang trọng, linh đình như hát văn và hầu Thánh. 

Đặc sắc nhất trong lễ hội đền Tranh Ninh Giang là rước nước. Đội hình được sắp xếp từ trước. Những người tham gia diện trang phục như áo the, khắp xếp. Đúng 9h, đoàn rước nước khởi hành từ vị trí sân đền, qua Nghi môn, đi dọc tuyến phố thị trấn Ninh Giang đến ngã ba sông Luộc rồi quay trở về đền. Đi đầu là đội múa Long – Ly – Quy – Phượng rồi đến đội cờ thần, đội chiêng, trống... cuối cùng là nhân dân dự lễ hội, trong tiếng nhạc lưu thủy hành vân vô cùng rộn rã, nhộn nhịp. 

 

Lễ rước nước độc đáo trong lễ hội của đền Tranh Hải DươngLễ rước nước độc đáo trong lễ hội của đền Tranh Hải Dương. Ảnh: VOV

Trong lễ hội đền Tranh Ninh Giang còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian như kéo co, lễ mộc dục, cờ tướng, chọi gà, bịt mắt bắt lợn, đi cầu kiều trên cạn, vật dân tộc, bóng bàn... Lễ hội đền Tranh Hải Dương giúp phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp cũng như thu hút khách du lịch. 
 

2. Các điểm du lịch Hải Dương gần đền Tranh 


2.1. Đảo Cò Chi Lăng 

Địa chỉ: Xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Khu du lịch sinh thái đảo Cò Chi Lăng được ví là “viên ngọc quý” của vùng đất Thanh Miện, cách đền Tranh khoảng 20 cây số. Trải dài trên diện tích lên tới 31,673 ha, đảo cò Hải Dương này là “ngôi nhà chung” của vô số loài cò, loài vạc và loài chim nước quý.

 

Bên cạnh đền Tranh Hải Dương, đảo Cò Chi Lăng cũng là điểm đến đáng trải nghiệm ở Hải DươngĐảo Cò Chi Lăng cũng là điểm đến đáng trải nghiệm ở Hải Dương. Ảnh: Báo Công thương

Theo thống kê, đảo có 6.000 con vạc và 16.000 con cò đang sinh sống. Trong đó, có nhiều loài cò là cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò ghềnh, cò ruồi, cò diệc và cò ruồi. Đặc biệt, ở đảo Cò Chi Lăng có cả các loài quý hiếm, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nào là diệc xám bồng chanh, chim trả, cú mèo, bói cá, cuốc,... Dưới lòng hồ lại là tôm, cua, cá chép, cá nheo, ba ba, cá quả, cá vược, cá bơn... 


2.2. Hồ Bạch Đằng 

Hồ Bạch Đằng nằm ở trung tâm thành phố, cách đền Tranh Hải Dương hơn 28km. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên, hai bên nhiều cây xanh tạo không gian thoáng đãng, mát mắt. Bên đường có nhiều quán cà phê và hàng ăn. Sau khi dạo quanh công viên Bạch Đằng, du khách có thể dừng chân, thư giãn tại các quán cà phê và ngắm view hồ.

 

Công viên Bạch Đằng cho bạn những giây phút bình yên nhất sau khi ghé thăm Đền Tranh Hải Dương Công viên Bạch Đằng cho bạn những giây phút bình yên nhất. Ảnh: t_linh2509

Nếu như buổi sáng, hồ Bạch Đằng quyến rũ bạn bởi ánh nắng ban mai đẹp mơ màng, căng tràn sức sống thì buổi chiều, không gian nơi đây lại lạng mãn khi nhuốm màu vàng đỏ bởi ánh hoàng hôn. 

Trên đây là thông tin về đền Tranh Hải Dương cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi tiếp theo của mình nhé. 

Yến Yến

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)