Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Nhật Bản

Tháng 8 sang Nhật hoà mình vào lễ hội Obon lớn nhất hàng năm

Thứ hai, 05/08/2019, 20:53 GMT+7
Nếu như ở Việt Nam có ngày lễ vu lan, báo hiếu cha mẹ được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Thì ở Nhật Bản cũng có một ngày lễ có ý nghĩa tương tự được gọi là lễ hội Obon. Tháng 8 sang Nhật hoà mình vào ngày lễ linh thiêng của một đất nước giàu bản sắc văn hoá dân tộc.


Thời gian và nguồn gốc lễ hội Obon ở Nhật


Từ ngày 13 tới 15 tháng 8 hàng năm, lễ hội Obon được diễn ra tại Nhật. Lễ hội Obon ở Nhật tồn 
tại đã hơn 500 năm, bắt nguồn từ một phong tục của người theo đạo Phật, cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên.
 
Lễ hội Obon - ngày vu lan của Nhật Bản
Lễ hội Obon - ngày vu lan của Nhật Bản


Người Nhật dù ở xa trong những ngày này cũng tề tựu đông đủ hỏi thăm ông bà, cha 
mẹ và viếng mộ người thân. Đây cũng là thời điểm mà người Nhật tin rằng, linh vong của tổ tiên được phép về thăm con cháu.

Những điểm đặc trưng trong lễ hội Obon


Đón và đưa tiễn linh hồn


Mặc dù lễ hội Obon được diễn ra chính thức vào ngày 15. Nhưng ngày 12, các gia đình đã chuẩn 
bị tất tần tật các nghi thức cho lễ hội.

Ngày 12/8: Dưa chuột và cà tím được trang trí thêm que hoặc đũa có hình dạng giống con ngựa 
được gọi là “Ngựa linh thiêng”. Theo ý nghĩa, dưa chuột là ngựa, cà tím là bò. Những người đã khuất nhanh chóng cưỡi ngựa về trần gian, thong thả cưỡi bò về với thế giới bên kia.

Nghi lễ chuẩn bị đón người khuất về thăm gia đình
Nghi lễ chuẩn bị đón người khuất về thăm gia đình

Ngày 13/8: Lễ hội bắt đầu từ ngày 13. Người ta sử dụng thân cành cây gai “Ogara” được bẻ nhỏ ra để đốt. Thủ tục này có ý nghĩa là linh hồn người khuất cưỡi đám khói từ ngọn lửa này để quay trở lại trần gian. Người khuất sẽ không lạc đường và quay về nhà an toàn. Vì vậy đám khói có ý nghĩa như một chiếc la bàn chỉ đường được gọi là “Michishirubr”.

Nghi lễ Michishirubr
Nghi lễ Michishirubr

Ngày 14, 15/8: Các gia đình vào ngày này thường đi viếng mộ. Họ dọn, lau chùi những phần mộ 
tổ tiên, dâng hoa, dâng nước và thắp nhang. Sau đó, họ quay về nhà, cùng nhau tụ tập ăn uống, tưởng nhớ người đã khuất.

Thăm viếng, dọn và lau chùi sạch sẽ phần mộ người khuất
Thăm viếng, dọn và lau chùi sạch sẽ phần mộ người khuất 

Ngày 16/8: Ngày cuối cùng cũng giống như ngày đầu, người dân ở Nhật đốt lửa với ý nghĩa 
người khuất quay về thế giới bên kia nhờ đám khói. Và ở một số nơi người ta lại có phong tục thả đèn lồng. Họ thường thả hoa, đồ thờ cúng trôi theo dòng sông hay biển… để tiễn linh hồn người khuất.

Thả đèn lồng cầu cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát
Thả đèn lồng cầu cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát

Vũ điệu Bon-Odori không thể thiếu trong lễ hội Obon


Trong lễ hội Obon không thể thiếu vũ điệu Bon-Odori. Vũ điệu bắt nguồn từ câu chuyện của 
Phật từ Mokuren. Vì quá tưởng nhớ người mẹ quá cố, ông đã dùng mọi cách thần thông tìm mẹ khắp nơi. Cuối cùng, ông cũng tìm thấy mẹ nhưng bà lại đang chịu cảnh tù đày do những nghiệp ác, điều ích kỷ mà bà đã làm khi còn sống.

Trong lễ hội Obon không thể thiếu vũ điệu Bon-Odori
Trong lễ hội Obon không thể thiếu vũ điệu Bon-Odori
Thương mẹ, nên ông đã đến tìm đến Phật Tổ cầu xin. Phật đã hướng dẫn ông dâng lễ vật lên chư tăng, những vị tăng nhân, hoàn tất ba tháng an cư kiếp hạ giới vào ngày 15 tháng 7. Mokuren đã làm theo sự hướng dẫn của Phật tổ nên mẹ ông nhờ đó đã được giải thoát.

Vì quá cảm kích, vui 
mừng nên ông đã nhảy múa và từ đó vũ điệu Bon-Odori ra đời. Lễ hội Obon kết thúc với nghi thức thả thuyền giấy, được gọi là Toro Nagashi. Các con thuyền được xếp bằng giấy được thả trôi theo dòng nước, cầu cho linh hồn người khuất trở về thế giới của họ.

Trong lễ hội Obon người ta mặc trang phục truyền thống Yukata. Các trò chơi dân gian, các hoạt 
động ngoài trời diễn ra sôi động, nhộn nhịp. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản vào tháng 8 hãy tranh thủ sắp xếp thời gian trùng với lễ hội diễn ra để được hoà mình vào không khí cũng như tìm hiểu nét đẹp trong văn hoá của người bản địa một cách trọn vẹn hơn.
Vi Trần
Theo Báo Du Lịch