Mỗi lễ hội ở Sóc Trăng lại có lịch sử, ý nghĩa và mang những sắc thái khác nhau, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, khó quên. Vậy Sóc Trăng có những lễ hội nào nổi tiếng? Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Sóc Trăng là một vùng đất yên bình, tươi đẹp nằm tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cũng luôn được xem là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn bậc nhất tại khu vực miền Tây. Du lịch Sóc Trăng, bạn sẽ được chìm đắm trong khung cảnh thiên nhiên bình yên, với những kênh rạch chằng chịt, chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo và đặc biệt còn có cơ hội được tham dự những lễ hội cực kỳ đặc sắc. Mỗi lễ hội ở Sóc Trăng lại có lịch sử, ý nghĩa và mang những sắc thái khác nhau, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, khó quên. Vậy Sóc Trăng có những lễ hội nào nổi tiếng? Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
>> Xem thêm: Cẩm nang du lịch Việt Nam A - Z
Với sự giao thoa văn hóa của các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, Sóc Trăng từ lâu vẫn luôn được xem là vùng đất của những lễ hội. Một trong những lễ hội nổi tiếng ở Sóc Trăng, thu hút rất đông du khách thập phương đến tham dự đó chính là lễ Đấu Đèn. Lễ hội này có nguồn gốc từ những người Hoa sinh sống tại Sóc Trăng từ nhiều đời nay, thường được tổ chức đúng vào dịp tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) hằng năm. Địa điểm tổ chức lễ hội tại chùa ông Bổn, số 9 đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng.
Điểm nhấn chính của lễ hội nằm ở những chiếc đèn lồng lung linh, rực rỡ sắc màu. Nó tượng trưng cho sự làm ăn thuận buồm xuôi gió, gia đình mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Mỗi chiếc đèn lại mang những lời chúc khác nhau như: hợp gia bình an, tài nguyên quản tấn, kim ngọc mãn đường,… Đến tham dự lễ hội ở Sóc Trăng này, du khách không chỉ được ngắm nhìn những chiếc đèn lồng tuyệt đẹp mà còn có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cực kỳ tinh xảo của chùa Ông Bổn.
Một trong các lễ hội ở Sóc Trăng cực kỳ nổi tiếng không thể không nói đến đó chính là lễ hội cúng Phước Biển hay còn được biết đến với tên gọi Chrôium Check. Đây là một lễ hội truyền thống của người Khmer sinh sống ở vùng biển thuộc thị xã Vĩnh Châu đã có lịch sử từ cách đây hàng trăm năm nay. Lễ hội được tổ chức nhằm tạ ơn của biển cả đã ban cho người dân nguồn hải sản dồi dào cùng như cầu nguyện cho những chuyến đi biển được bình an, thuận buồm xuôi gió.
Lễ hội cúng Phước Biển thường được tổ chức vào ngày 14,15 tháng 2 âm lịch hằng năm. Trong suối 2 ngày diễn ra lễ hội người ta sẽ thực hiện nhiều nghi thức như: lễ rước tượng Phật từ chùa Cà Săng đến điểm làm lễ, lễ cầu siêu, lễ thỉnh pháp sư thuyết pháp, lễ an vị Phật,… Bên cạnh các nghi lễ truyền thống này, tham dự lễ hội du khách còn có cơ hội trải nghiệm rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc như: đua ghe Ngo trên cạn, đẩy xiệp, thưởng thức hòa tấu nhạc ngũ âm,…
Nói đến những lễ hội ở Sóc Trăng nổi tiếng nhất chắc chắn không thể không nhắc đến lễ hội Chôl-Chnăm-Thmây. Đây được xem là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung cũng như người dân Khmer sinh sống tại Sóc Trăng nói riêng. Lễ hội được tổ chức vào khoảng giữa tháng 4 hằng năm. Đây là dịp để con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên của mình.
Lễ hội Chôl-Chnăm-Thmây diễn ra với rất nhiều hoạt động khác nhau như: lễ rước lịch, lễ đảnh Phật, lễ dâng cơm, đắp núim… Sau khi tiến hành xong cách nghi lễ truyền thống, mọi người sẽ thăm hỏi và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Mặc dù lễ hội chỉ diễn ra trong khoảng 3 ngày nhưng thời gian vui chơi lễ hội của người dân thường kéo dài trong cả tuần liền.
Một trong những lễ hội nổi tiếng ở Sóc Trăng nữa mà chúng tôi muốn giới thiệu đó chính là lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội thường được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày 21 tháng 3 âm lịch tại vùng biển Kinh Ba, thuộc huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Nguồn gốc của lễ hội đã có từ cách đây hàng trăm năm. Tương truyền khi xưa tại vùng đất này có một vị cá Ông đã giúp đỡ ngư dân vượt qua những tai nạn trên biển. Khi cá Ông chết đi, để tỏ lòng biết ơn người dân nơi đây đã đem tro cốt về an táng, lập đền thờ và tổ chức lễ hội hằng năm.
Lễ hội Nghinh Ông diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống. Sau đó là lễ diễu hành, múa lân. Lễ hội cũng sẽ được cử hành ở trên tàu với nghi thức cúng vái và xin keo. Sau khi xin keo xong, các tàu sẽ quay vào bờ để làm lễ hầu Ông về Lăng. Tham dự lễ hội Nghinh Ông, du khách sẽ được hòa mình vào một không gian văn hóa cực kỳ đặc biệt, giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng ý nghĩa.
Lễ hội Thác Côn hay còn được biết đến với tên gọi lễ hội Cúng Dừa cũng được xem là một trong những lễ hội ở Sóc Trăng khá nổi tiếng mà nếu có cơ hội bạn nên tham dự. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hằng năm tại ấp An Trạch, thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Lễ hội Thác Côn thể hiện tính nhăn văn sâu sắc và thể hiện rõ nét văn hóa của đồng bào Khmer tại Sóc Trăng. Tại lễ hội, người dân sẽ dâng lên những loại hoa trái đặc trưng nhất trong vùng và bày trí một cách vô cùng đẹp mắt. Nguồn gốc của lễ hội gắn liền với truyền thuyết về Cồng Vàng của vùng đất An Trạch. Thông qua lễ hội, người dân nơi đây muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với cội nguồn ông bà tổ tiên và cầu mong mưa thuật gió hòa, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Sóc Trăng luôn được xem là một trong những vựa trái cây lớn nhất tại khu vực phía Nam. Hằng năm, nơi đây tổ chức lễ hội sông nước miệt vườn vào ngày 4,5 tháng 5 âm lịch để tôn vinh những loại trái cây đặc sản của vùng Kế Sách, một vùng chuyên trồng cây ăn quả lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng.
Tham dự lễ hội sông nước miệt vườn, du khách sẽ được thưởng thức những loại trái cây đặc sản cực kỳ thơm ngon, cũng như trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí thú vị như: đua thuyền rồng, đờn ca tài tử, hội thi ẩm thực sông nước miệt vườn,…
>> Xem thêm: Tour du lịch miền Tây
Tham dự những lễ hội nổi tiếng luôn được xem là trải nghiệm thú vị không thể bỏ lỡ trong mỗi chuyến du lịch Sóc Trăng. Thông qua những lễ hội bạn sẽ thêm hiểu hơn về đời sống, văn hóa của người dân địa phương. Bên cạnh đó đừng quên theo dõi những tin tức du lịch Sóc Trăng mới nhất của chúng tôi nhé.
>> Xem thêm: Tham quan chùa Som Rong - Công trình Phật giáo vạn người mê tại vùng đất Sóc Trăng
Quỳnh Nguyễn
Theo Báo Thể Thao Việt Nam