Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Bến Tre

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn 100 năm tuổi ở Bến Tre

Thứ bảy, 13/04/2024, 11:00 GMT+7
Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc đã nổi tiếng từ xa xưa bởi hương vị khó quên. Quả thực là như vậy, bất kỳ ai ghé thăm Bến Tre cũng đều mong muốn ghé thăm làng nghề truyền thống và mua bánh phồng làm quà cho người thân. 
test

Trên dọc dải đất chữ S, có hàng trăm làng nghề truyền thống khác nhau. Trong số đó, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc còn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam ghé thăm làng nghề trăm năm nay và tìm hiểu xem có gì thú vị nhé. 


1. Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc truyền thống ở Bến Tre


1.1. Bánh phồng Sơn Đốc ở đâu?

Bánh phồng Sơn Đốc ở đâu hay địa chỉ làng nghề bánh phồng Sơn Đốc là điều mà nhiều người thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, làng nghề này tọa lạc tại xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

 

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc nằm tại huyện Giồng Trôm, Bến TreLàng nghề bánh phồng Sơn Đốc nằm tại huyện Giồng Trôm, Bến Tre. Ảnh: Dân trí

Đây là làng nghề với lịch sử hơn 100 năm tuổi ở Bến Tre. Đa phần người trong làng đều có 3 đời làm bánh phồng. Hiện tại, làng nghề có Hợp tác xã đang hoạt động sản xuất, kinh doanh rất ổn định, có nhãn hiệu tập thể bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc không còn xa lạ gì với nhiều người yêu thích ẩm thực, văn hóa. 

 

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc đã có lịch sử hơn 100 nămLàng nghề bánh phồng Sơn Đốc đã có lịch sử hơn 100 năm. Ảnh: Hương vị quê

Như vậy, sau khi biết bánh phồng Sơn Đốc ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không lên lịch ngay với hội bạn thân tới đây khám phá thôi nào. Đảm bảo, sau chuyến đi, bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị đấy. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển

Khoảng cách từ TP Hồ Chí Minh tới làng nghề Sơn Đốc không quá xa, chỉ hơn 100km nên bạn có thể đi xe khách dễ dàng và thuận tiện. Du kkhách có thể đến bến xe Miền Tây để tìm xe ưng ý với chi phí dao động từ 85.000-140.000 đồng tùy xe. Thời gian di chuyển 1,5-2 tiếng.

 

Bạn có thể dễ dàng tìm tới làng nghề bánh phồng Sơn ĐốcBạn có thể dễ dàng tìm tới làng nghề bánh phồng Sơn Đốc. Ảnh: Báo Lao động

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự lái xe riêng và đi về trong ngày. Du khách chỉ cần di chuyển theo cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương rồi vào ĐT 878 => Quốc lộ 1A là tới được trung tâm tỉnh Bến Tre. 

 

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc chỉ cách TP Bến Tre hơn 20kmLàng nghề bánh phồng Sơn Đốc chỉ cách TP Bến Tre hơn 20km. Ảnh: Du ngoạn Việt

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc chỉ cách TP Bến Tre hơn 20km, di chuyển mất khoảng 30-40 phút mà thôi. Từ thành phố, bạn đi theo đường 887, cứ đi thẳng là tới được xã Hưng Nhượng – thủ phủ của bánh phồng. Nhìn chung, theo kinh nghiệm du lịch Bến Tre, cung đường đi rất đơn giản, bạn có thể tra cứu trên google maps dễ dàng mà không lo lạc đường. 

>>Xem thêm: ‘Mách bạn’ bí kíp du lịch Bến Tre chi tiết ăn gì - chơi gì - ở đâu

1.3. Khám phá làng nghề bánh phồng Sơn Đốc 

Nhắc tới Bến Tre, người ta sẽ nghĩ ngay tới kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng và đặc sản bánh phồng Sơn Đốc. Bởi vậy, câu phương ngôn mà người dân miền Tây nào cũng thông thạo đó là “Bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc” như để nói về món ăn ngon quen thuộc của địa phương này.  

 

Sản phẩm bánh phồng tại Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc giaSản phẩm bánh phồng Sơn Đốc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Hương vị quê

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc là làng nghề đã hơn 100 năm tuổi ở Bến Tre. Chẳng ai biết cụ thể bánh phồng Sơn Đốc Bến Tre đã xuất hiện tự bao giờ, nhiều người ở đây chỉ biết rằng từ thời ông bà đã gắn bó với nghề này. 

Vào năm 2018, bánh phồng Sơn Đốc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này chứng tỏ, để xây dựng thương hiệu được công nhận là một hành trình làm nghề đầy vất vả, trải qua nhiều thăng trầm của bà con nơi đây bởi các tiêu chí lựa chọn để đưa vào danh mục rất khắt khe. Các sản phẩm phải phản ánh được sự sáng tạo của con người, được cộng đồng đồng thuận, có tính đại diện, thể hiện bản sắc địa phương... 

 

Khi đặt chân tới làng nghề bánh phồng Sơn Đốc bạn sẽ thấy đâu đâu cũng là những chiếu phơi bánhKhi đặt chân tới làng nghề bánh phồng Sơn Đốc bạn sẽ thấy đâu đâu cũng là những chiếu phơi bánh. Ảnh: Dân trí

Quả nhiên là như vậy, trong khi các làng nghề truyền thống đang dần mai một thì bánh phồng Sơn Đốc Bến Tre vẫn ngày đêm sản xuất, đưa ra thị trường, phục vụ người dân và cả khách du lịch gần xa. Đặc sản này là sự kết hợp hài hòa giữa vị béo của dừa quê với sự vị ngọt của bột, khi ăn đọng lại trong khoang miệng một hương vị khó quên.

 

Để làm nên được một chiếc bánh phồng Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc cần trải qua nhiều bướcĐể làm nên được một chiếc bánh phồng cần trải qua nhiều bước. Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Ngay từ khi đặt chân tới làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, bạn sẽ thấy đâu đâu cũng là những mẹt bánh phồng đang được phơi nắng. Dù ngày nay đã có công nghệ sấy khô nhưng theo các nghệ nhân, để bánh có được hương vị tự nhiên thì phơi nắng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Hình ảnh những mẹt bánh phồng tràn ngập khắp cả xã, phảng phất mùi hương thơm của dừa, kích thích khứu giác và cả thị giác. 

 

Công đoạn tráng bánh đòi hỏi những người thợ lành nghề ở Làng nghề bánh phồng Sơn ĐốcCông đoạn tráng bánh đòi hỏi những người thợ lành nghề. Ảnh: Dân trí

Ngày trước, bánh phồng chỉ xuất hiện vào mỗi dịp lễ Tết, để mọi người quây quần bên nhau thưởng thức và tiếp đãi khách đến chơi. Ấy vậy mà, qua năm tháng, hương vị thơm ngon, béo ngậy, giòn giòn của bánh phồng Sơn Đốc lại khiến người ta càng ăn càng nghiền và dần xuất hiện nhiều hơn, trở thành đặc sản không thể không nhắc tới của Bến Tre. 

Nguyên liệu làm bánh phồng Sơn Đốc cũng đều là những thứ thân thuộc với người dân miền Tây như nếp, mì... nhưng phải lựa chọn thật cẩn thận. Nếp phải lựa chọn giống nếp sáp, hoặc nếp An Giang, thơm và dẻo. Nước cốt dừa được ép từ quả dừa vừa mới khô, rám vàng. 

 

Những người ở làng nghề bánh phồng Sơn Đốc ai cũng hăng say làm việcNhững người ở làng nghề bánh phồng Sơn Đốc ai cũng hăng say làm việc. Ảnh: Dân trí

Tại làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, gạo nếp sẽ được ngâm nhiều tiếng đồng hồ, sau đó đem vo sạch, hấp cách thủy cho nếp chín thì thôi. Nếp chín thì phải đổ ngay vào cối giã nhuyễn thêm đường cát, nước cốt dừa. 

Gạo nếp được ngâm vài tiếng đồng hồ, rồi vo thật sạch, mang hấp cách thủy cho nếp chín. Nếp vừa chín, còn nóng phải đổ ngay vào cối để giã nhuyễn cùng với đường cát, nước cốt dừa, bột vani. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, nếp giã khi còn nóng hổi thì bột mới nhanh dẻo. Như vậy, có thể thấy, nguyên liệu làm bánh phồng Sơn Đốc cũng như các bước làm không quá khó khăn nhưng thực chất mỗi lò bánh đều có chút tuyệt kỹ riêng để tạo nên hương vị đặc trưng cho sản phẩm của mình. 

 

Bánh phồng tại làng nghề bánh phồng Sơn Đốc được phơi nắng tự nhiênBánh phồng tại làng nghề bánh phồng Sơn Đốc được phơi nắng tự nhiên. Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Trong quy trình sản xuất bánh phồng, người thợ đã cải tiến máy móc giúp rút ngắn thời gian và công sức. Họ sẽ dùng máy quết thay cho việc quết thủ công bằng tay như trước đây, máy sấy thay cho mặt trời vào những mùa mưa thất thường. Cũng nhờ vậy mà sản lượng bánh phồng tại làng nghề bánh phồng Sơn Đốc đều kịp thời, cho ra lò 3.000 - 9.000 cái bánh nhiều loại khác nhau. Riêng mùa Tết, nhu cầu thăng cao, số lượng bánh còn có thể lên đến hàng chục ngàn cái.

Ngày nay, bánh phồng vùng Sơn Đốc không chỉ có bánh phồng nếp truyền thống mà còn có đa dạng các loại khác nhau như bánh phồng sữa, phồng chuối, bánh tráng... Tất cả là nhờ sự sáng tạo, công sức của những người dân xã Hưng Nhượng yêu nghề. 

 

Bánh phồng chuối tại làng nghề bánh phồng Sơn Đốc rất được yêu thích, nhưng để làm ngon lại tốn nhiều thời gianBánh phồng chuối rất được yêu thích, nhưng để làm ngon lại tốn nhiều thời gian. Ảnh: Gody

Bánh phồng chuối bán giá 15 nghìn đồng, 1 túi 5 chiếc rất được lòng du khách. Bánh này do bà Bùi Thị Sậm sáng tạo vào khoảng năm 2012, sau đó được bà con làng nghề học hỏi và trở thành loại bánh nổi tiếng. 

Ở làng nghề này, những người thợ lành nghề một ngày có thể làm được 600-700 chiếc bánh phồng chuối, một loại bánh đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn. Họ phải làm việc liên tục từ 6h sáng tới 15-16h chiều. Nhiều lúc hăng say, những người thợ còn quên cả ăn trưa. 

 

Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc với sản phẩm bánh phồng nổi tiếngBánh phồng Sơn Đốc đã trở thành đặc sản của Bến Tre. Ảnh: Dân Việt

Công đoạn rải bánh lên chiếu để phơi khô nếu may mắn gặp trời nắng to, chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Nếu trời mưa, họ sẽ đem bánh sấy trong lò cũng khoảng 4 tiếng đồng hồ.  

Từ làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, những chiếc bánh được làm ra vô cùng khéo léo, đã có mặt ở khắp nơi trên dọc dải đất chữ S và cả nước ngoài. Việc này giúp tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con địa phương cũng như quảng bá du lịch Bến Tre. 

Người dân làng nghề đều rất hào sảng tiếp khách đường xa. Sự chân thành và nhiệt tình của họ mang đến những trải nghiệm vui vẻ, thú vị cho khách đường xa. Có lẽ cũng nhờ vậy mà làng nghề bánh phồng có thể tồn tại chừng ấy năm sau bao biến cố của thời gian.  

>>Xem thêmKhu du lịch Lan Vương - Điểm đến giải trí thú vị không nên bỏ lỡ tại Bến Tre

2. Các làng nghề truyền thống khác của Bến Tre


2.1. Làng nghề kẹo dừa Bến Tre

Mỗi khi nhắc đến Bến Tre, người ta sẽ liên tưởng đến hình ảnh những hàng dừa xanh bạt ngàn. Bởi vậy, những sản phẩm làm từ dừa của Bến Tre cũng vô cùng nổi tiếng. Theo lời kể của người dân địa phương thì nghề làm kẹo dừa xuất hiện từ những năm 30 thế kỷ trước tại huyện Mỏ Cày (ngày nay là Mỏ Cày Nam). 

 

Làng nghề kẹo dừa Bến Tre thu hút khách du lịch khám phá không kém Làng nghề bánh phồng Sơn ĐốcLàng nghề kẹo dừa Bến Tre thu hút khách du lịch khám phá. Ảnh: ST

Kẹo dừa Bến Tre mang hương vị thơm, béo ngậy mà khó nơi nào sánh được. Có thể nói, cùng với làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề làm kẹo dừa cũng rất nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, bạn có thể ghé thằm nhiều cơ sở làm kẹo dừa để tìm hiểu về quy trình làm kẹo dừa tại huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, huyện Châu Thành hay tại Phường 7, TP. Bến Tre. 
 

2.2. Làng nghề dệt chiếu An Hiệp

Làng nghề dệt chiếu An Hiệp nằm tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, được hình thành vào những năm 1950. Trước đây, làng An Hiệp chỉ sản xuất chiếu cói, sau đa dạng các sản phẩm khác nhau, có thêm cả chiếu lục bình. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, làng nghề này còn đưa ra thị trường nước ngoài, tạo thu nhập ổn định cho người dân trong xã. 

 

Nghề làm chiếu ở xã An Hiệp cũng nổi tiếng khắp Bến Tre không kém làng nghề bánh phồng Sơn ĐốcNghề làm chiếu ở xã An Hiệp cũng nổi tiếng khắp Bến Tre. Ảnh: Dulichbentre

Để có được những tấm chiếu chất lượng, người thợ phải trải qua không biết bao nhiêu công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu tới phơi khô rồi đem dệt, biên, phơi nắng, tẩy trắng, đóng gói... Khâu nào cũng cần chỉn chu và tỉ mỉ. 

Trên đây là thông tin về làng nghề bánh phồng Sơn Đốc cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.  

Yến Yến

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc