Du lịch xứ đảo bên cạnh các hoạt động du lịch biển sối nổi thì khám phá làng nghề truyền thống ở Kiên Giang cũng là trải nghiệm thú vị được rất nhiều du khách quan tâm.
Đối với những vị khách có đam mê tìm hiểu nét đẹp văn hóa bản địa khi ghé thăm xứ đảo Kiên Giang nhất định đừng bỏ qua trải nghiệm khám phá các làng nghề truyền thống.
Ngay sau đây Du Lịch Việt Nam sẽ giới thiệu thông tin về các làng nghề truyền thống ở Kiên Giang nổi tiếng giúp bạn có thể tham khảo lựa chọn được địa điểm tham quan trong hành trình khám phá xứ đảo.
Xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng là làng nghề truyền thống ở Kiên Giang chuyên làm bánh tráng thủ công. Đi dọc con đường dẫn vào xã là hàng chục giàn phơi bánh tráng nằm dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ, báo hiệu cho du khách rằng bạn đã đặt chân đến xứ bánh tráng của Kiên Giang.
Bánh tráng Thạnh Hưng đã tồn tại khoảng 100 năm, tuy đến nay chỉ còn vài chục hộ nghệ nhân bám nghề nhưng bầu không khí tại làng vẫn luôn rộn ràng, náo nhiệt. Bánh tráng truyền thống từ hương vị thân quen gắn bó với bao thế hệ từng bước trở thành đặc sản nổi tiếng đại diện cho xứ đảo.
Quy trình chế biến ra những chiếc bánh tráng Thạnh Hưng vô cùng kỳ công. Nguyên liệu gạo được lựa chọn kỹ lưỡng, ngâm trong 2 - 3 ngày rồi xay mịn để tạo ra phần bột làm bánh. Sau đó, nhờ bàn tay khéo léo của người nghệ nhân mà chiếc bánh tráng mới có hình dáng tròn và mỏng đều, đặc biệt là có độ dẻo vô cùng độc đáo. Bên cạnh bánh tráng cuốn thịt, làng nghề còn sản xuất những loại bánh tráng hấp dẫn khác như bánh tráng phủ đậu xanh, bánh tráng phủ đường…
Một làng nghề truyền thống ở Kiên Giang nổi tiếng khác cũng thu hút đông đảo du khách ghé thăm khám phá trong hành trình vi vu xứ đảo là làng dệt chiếu ở huyện Châu Thành.
Làng nghề truyền thống ở Kiên Giang gắn liền với câu chuyện lịch sử về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã dừng chân tại vùng đất này. Đến nay, nghề dệt chiếu đã tồn tại qua bao thế hệ và vẫn được người dân nơi đây duy trì bởi lòng đam mê và trách nhiệm.
Nghề dệt chiếu tuy không quá phức tạp nhưng đầy khó nhọc, đòi hỏi nhiều công đoạn như cắt, phơi, nhuộm và đan lác. Có 2 phương pháp cơ bản là dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa, trong đó chiếu hoa có dệt và in hoa văn tạo nên những mẫu thiết kế đẹp mắt thường được nhiều người lựa chọn mua vè làm quà tặng sau chuyến du lịch Kiên Giang.
Huyện Châu Thành bên cạnh nghề dệt chiếu còn nổi tiếng với nghề làm bánh mứt từ dứa. Đây là hoạt động truyền thống chỉ bắt đầu khi mùa xuân về, nhằm tạo ra các sản phẩm thơm ngon phục vụ dịp Tết.
Khu vực huyện Châu Thành là nơi có nguồn nguyên liệu dứa tươi phong phú và chất lượng. Người dân thường sấy hoặc phơi nắng tự nhiên để tạo ra sản phẩm dứa khô hấp dẫn. Dứa khô tại đây nổi tiếng với hương vị ngọt bùi đặc trưng và ngon nhất khi thưởng thức cùng trà.
>>Xem thêm: Tổng hợp cẩm nang du lịch Kiên Giang
Có một làng nghề truyền thống ở Kiên Giang chuyên sản xuất những chiếc nón lá - vật dụng quen thuộc của phụ nữ miền Tây và là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Làng nghề chằm nón nằm ở xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp. Các nghệ nhân tại làng chủ yếu là phụ nữ với bàn tay khéo léo đã biến những lá cọ hong khô đơn giản trở thành sản phẩm đẹp mắt. Nghề chằm nón không chỉ mang lại thu nhập mà còn đóng vai trò quan trọng giúp gìn giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống của xứ đảo Kiên Giang.
Tham gia tour du lịch Kiên Giang, rất nhiều du khách lựa chọn ghé thăm khám phá làng nghề làm tôm khô ở vùng đất Hà Tiên hiền hòa. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái nên sở hữu nguồn cá tôm phong phú, dồi dào, và để giải quyết khó khăn trong quá trình vận chuyển và bảo quản, người dân đã nghĩ ra phương pháp làm tôm khô.
Làng nghề làm tôm khô đã có từ thập niên 60 – 70 và được duy trì đến tận ngày nay. Nguyên liệu được sử dụng chủ yếu là tôm sông và tôm biển khai thác từ vịnh Thái Lan và khu vực đầm nước mặn Đông Hồ.
Thời điểm chính vụ là từ tháng 10 - 12 âm lịch, khi bà con ở các phường Bình San, Tô Châu thuộc thành phố Hà Tiên hối hả chuẩn bị đặc sản phục vụ Tết. Vào giai đoạn này, làng nghề truyền thống ở Kiên Giang lại nhộn nhịp với những chuyến tập kết tôm tươi, đặc biệt mùa gió chướng chính là thời điểm thu hoạch tôm bạc đất. Sau Tết, sản lượng tôm bạc tuy giảm nhưng thay vào đó là tôm thẻ, tôm sú từ biển với kích cỡ lớn và màu sắc đẹp mắt không kém phần hấp dẫn.
Du khách thập phương thường gọi những người làm nghề nắn nồi đất ở xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất với danh xưng “những người làm nên bản sắc cho đất”. Nhờ sự khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ nhân đã biến những khối đất thành những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống thường nhật như nồi đất, bếp cà ràng, nồi kho quẹt, khuôn bánh khọt…
Nguyên liệu chính để nắn nồi là đất sét phải đáp ứng các tiêu chuẩn như dễ đánh bóng, chịu nhiệt độ cao, có tính kết dính cao...Quá trình hoàn thành một sản phẩm từ đất đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp như tạo hình với khuôn làm từ gỗ hoặc đất nung, vỗ đất ẩm bằng thanh tre, làm bóng và tạo hoa văn. Nhiều du khách ghé thăm làng nghề truyền thống ở Kiên Giang thường lựa chọn các sản phẩm đất nung đẹp về sử dụng hoặc làm quà biếu, tặng người thân.
Tham quan làng nghề truyền thống ở Kiên Giang, bạn có thể bắt gặp những cụ già đã 80 – 90 tuổi vẫn kiên trì bám nghề. Kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sẽ được họ truyền đạt lại cho thế hệ sau như một cách tiếp bước giữ gìn và phát huy nghề quý của cha ông.
>>Xem thêm: Giải đáp du lịch Kiên Giang tháng 8 đi đâu và danh sách gợi ý các điểm đến ‘siêu chất’
Đừng bỏ lỡ trải nghiệm khám phá các làng nghề truyền thống ở Kiên Giang nếu bạn là người đam mê tìm hiểu những nét đẹp văn hóa bản địa đặc sắc.
Đỗ Hằng