Banner Movi

Vi vu ‘xứ sen hồng’ nhớ ghé thăm khám phá các làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp

Thứ ba, 01/10/2024, 08:00 GMT+7

Dệt chiếu, đóng ghe xuồng, làm bột, làm bánh phồng tôm…là các làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp lâu đời gắn liền với văn hóa, đời sống của bà con “xứ sen hồng”.

quảng cáo

“Xứ sen hồng” là vùng đất phát triển rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời với mục đích gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương cũng như góp phần giúp bà con có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nếu bạn có dự định ghé thăm “xứ sen” trong năm nay thì đừng quên tìm hiểu trước những thông tin thú vị về các làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, khám phá nhé.

 

6 làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp lâu đời gắn liền với đời sống văn hóa của người dân “xứ sen”

 

1. Làng nghề dệt chiếu - Chợ chiếu Định Yên

Huyện Lấp Vò tại Đồng Tháp không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa xanh bát ngát mà còn được nhiều người biết đến với nghề làm chiếu truyền thống. Nghề làm chiếu Định Yên có lịch sử phát triển gần một thế kỷ, mỗi ngày đều đặn tạo ra những sản phẩm chiếu ấn tượng, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề dệt chiếu Yên ĐịnhLàng nghề dệt chiếu Yên Định đã có tuổi đời hơn một thế kỷ. Ảnh: Du Lịch Miền Tây

Một nét độc đáo tại làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp là người dân thường họp chợ về đêm. Chợ vận hành theo hình thức người mua ngồi chờ, người bán đi chào hàng vô cùng thú vị tạo nên bầu không khí bán buôn sôi động và đầy màu sắc. Bên cạnh đó, khu chợ này còn là trung tâm giao thương của các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chiếu với sự góp mặt của nhiều thương lái đến từ các tỉnh lân cận như Sa Đéc, Vĩnh Long.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề dệt chiếu Yên ĐịnhCác sản phẩm chiếu nổi bật với hoa văn tinh xảo và màu sắc bắt mắt. Ảnh: MIA.vn

Hiện nay, các sản phẩm chiếu chất lượng cao và sở hữu hoa văn tinh xảo, màu sắc bắt mắt đến từ Định Yên không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều quốc gia. Nếu bạn có cơ hội tham gia tour du lịch miền Tây với điểm dừng là làng nghề làm chiếu truyền thống ở Đồng Tháp thì có thể mua sản phẩm này về sử dụng hoặc làm quà tặng.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề dệt chiếu Yên ĐịnhMột nét độc đáo tại làng nghề dệt chiếu truyền thống Yên Định là người dân thường họp chợ về đêm. Ảnh: Kinh tế Môi trường

 

2. Nghề làm bột Sa Đéc

Làm bột là một trong những làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp nổi tiếng luôn thu hút đông đảo du khách ghé thăm trong hành trình vi vu “xứ sen hồng”. Thành phố Sa Đéc vốn là đầu mối trung chuyển lương thực lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là địa phương nức tiếng với làng nghề làm bột gạo có tuổi đời hơn 100. Trải qua bao thăng trầm, bà con nơi đây vẫn gìn giữ nghề thủ công truyền thống để tạo nên sản phẩm bột gạo mang những giá trị riêng khó có nơi nào sánh kịp.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề làm bột Sa ĐécLàng nghề làm bột gạo ở Sa Đéc đến nay đã phát triển được hơn 100 năm. Ảnh: Du Lịch Miền Tây

Gạo, nếp là nguyên liệu chính được thu mua từ những nông dân sinh sống ngay ở trong làng hoặc những nơi lân cận. Nguồn nước để làm bột sẵn có dồi dào ở sông Tiền, sông Sa Đéc nước ngọt quanh năm, không nhiễm phèn bị chua, lợ và đây là chính yếu tố giúp bột sản xuất tại làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp luôn trắng phau, mịn nhuyễn.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề làm bột Sa ĐécVì sử dụng nguồn nước ngọt ở sông Tiền, sông Sa Đéc nên bột tại làng nghề luôn trắng phau, mịn nhuyễn. Ảnh: Vietnam+

Sản phẩm bột gạo được chia thành 2 loại là bột tươi và ướt. Từ các loại bột này, người ta có thể chế biến ra nhiều mặt hàng thực phẩm hấp dẫn như bún, phở, hủ tiếu…

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề làm bột Sa ĐécSản phẩm bột gạo có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn. Ảnh: Báo Lao động

 

3. Làng nghề đóng ghe xuồng xã Long Hậu, huyện Lai Vung

Nghề đóng ghe xuồng xã Long Hậu, huyện Lai Vung tồn tại hơn một thế kỷ hiện đã được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2005 và đặc biệt vinh dự khi được ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề làm ghé xuồng Lai VungNghề đóng ghe xuồng ở xã Long Hậu được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2005. Ảnh: Trung tâm xúc tiến TM, DL & ĐT Đồng Tháp

Người được xem là ông tổ nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài là cụ Phạm Văn Thuông hay còn được bà con gọi với cái tên thân thương “ông Sáu xuồng cui”. Ông khởi nghiệp đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài, sản phẩm chủ yếu bán tại địa phương và các làng lận cận. Trải qua bao thăng trầm, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước vừa nắm vững bí quyết nghề gia truyền, vừa kết hợp tính sáng tạo, học hỏi thêm kinh nghiệm, nghề đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài đã phát triển rực rỡ trở thành làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm đẹp và bền chắc.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề làm ghé xuồng Lai VungLàng nghề nổi tiếng với những sản phẩm ghe, xuồng đẹp và bền chắc. Ảnh: VnExpress

>>Xem thêm: Tổng hợp thông tin du lịch Đồng Tháp

 

4. Nghề làm bánh phồng tôm Sa Đéc

Làm bánh phồng tôm là làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp phát triển mạnh ở vùng Sa Đéc. Đến nay, thương hiệu bánh phồng tôm Sa Giang của vùng này vẫn luôn là cái tên chất lượng, uy tín được bà con lựa chọn mua về thưởng thức hoặc làm quà biếu người thân, bạn bè.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề làm bánh phồng tôm Sa ĐécThương hiệu bánh phồng tôm Sa Giang được nhiều du khách ưa chuộng. Ảnh: Hương Vị Quê

Những chiếc bánh phồng tôm có hình dáng tròn vành vạnh, ngả màu vàng đục tựa như vầng trăng rằm. Hương vị bánh nổi bật bởi sự thơm nồng, cay, đậm đà góp phần làm phong phú thêm nét văn hoá ẩm thực của dân tộc Việt Nam. Bánh thường xuất hiện trên những bàn tiệc, liên hoan, lễ Tết…khắp mọi miền Tổ quốc và luôn nằm ở vị trí trung tâm bên cạnh những món ăn truyền thống hấp dẫn.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề làm bánh phồng tôm Sa ĐécVị thơm nồng, cay và đậm đà của bánh phồng tôm khiến bao du khách say mê. Ảnh: VinMart.co

 

5. Làng nghề dệt choàng ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự

Trong danh sách làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp nổi tiếng chắc chắn không thể không nhắc đến nghề dệt choàng ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề dệt choàng ở xã Long Khánh AChỉ dệt khăn được người dân đem phơi sau khi ngâm bằng hồ gạo pha với nước. Ảnh: Du Lịch Miền Tây

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp ra đời vào những năm đầu thế kỷ 20, người dân nơi đây chủ yếu trồng dâu nuôi tằm để dệt vải Cẩm Tự (vải Lãnh Mỹ A) và chỉ thao tác thủ công để thực hiện các khâu đảo chỉ, nấu chỉ, quay chỉ, dệt…nên tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả không cao. Sau này, một số người bắt đầu học hỏi nghề dệt khăn choàng từ tỉnh An Giang rồi sau đó mang những mẫu mã và cách dệt choàng về xã Long Khánh A truyền lại cho thế hệ con cháu.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề dệt choàng ở xã Long Khánh AĐể hoàn thành một chiếc khăn choàng đẹp phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Ảnh: Hữu Tuấn

Vì kỹ thuật dệt choàng dễ thực hiện và sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn vải Cẩm Tự nên người dân nơi đây dần chuyển hẳn sang nghề dệt choàng. Để hoàn thành một chiếc khăn choàng phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ như đảo chỉ, nấu, nhuộm màu, khấy hồ, phơi khô, quay chỉ, móc cửi, dệt và đóng gói sản phẩm.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề dệt choàng ở xã Long Khánh ASản phẩm khăn choàng được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà tặng người thân. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

 

6. Làng nghề làm nem Lai Vung

Nghề làm nem ở vùng Lai Vung đã tồn tại và phát triển hơn 60 năm. Du lịch Đồng Tháp, rất nhiều du khách lựa chọn ghé thăm làng nghề này để tìm hiểu, khám phá và mua về làm quà tặng.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề làm nem Lai VungLàm nem Lai Vung là một trong những làng nghề danh tiếng tại vùng Tây Nam Bộ. Ảnh: VOV

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp sản xuất ra loại nem nổi tiếng khắp miền Tây Nam Bộ. Nem Lai Vung có vị ngọt thanh, chua đằm ăn rất ngon và vừa miệng. Bên cạnh trải nghiệm thưởng thức trực tiếp, nhiều người thường nướng nem và ăn kèm cùng bún và rau thơm.

 

Làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp - Nghề làm nem Lai Vung Nem Lai Vung có vị ngọt thanh, chua đằm vô cùng bắt miệng. Ảnh: Báo Lao động

>>Xem thêm: Vi vu Đồng Tháp, trải nghiệm chèo thuyền khám phá rừng tràm Xẻo Quýt mùa nước nổi

Ghé thăm các làng nghề truyền thống ở Đồng Tháp và tìm hiểu những giá trị truyền thống được gìn giữ qua bao thế hệ chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm khám phá mới mẻ, độc đáo.

Đỗ Hằng

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)