Banner Movi

7 công trình biểu tượng của Hà Nội, gắn liền với hình ảnh Thủ đô

Chủ nhật, 30/03/2025, 20:08 GMT+7
Thủ đô có rất nhiều công trình kiến trúc, di tích nổi tiếng với niên đại lâu đời. Các công trình biểu tượng của Hà Nội trở thành niềm tự hào và điểm đến không thể bỏ qua cho du khách thập phương mỗi khi ghé thăm Thủ đô. 
quảng cáo

Tháp Rùa, Khuê Văn Các... đều là công trình biểu tượng của Hà Nội, đã tồn tại bao năm qua như một phần bất biến của Thủ đô. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam khám phá những công trình này nhé.

1. Công trình biểu tượng của Hà Nội mà bạn nhất định phải ghé thăm 1 lần

1.1 Hàm Cá Mập

Địa chỉ: Số 7, Phố Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Hàm Cá Mập Hà Nội là một tòa nhà trung tâm thương mại có vị trí đắc địa, khi tọa lạc giữa trung tâm Thủ đô, ngay bên Hồ Gươm và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Chính vị trí “vàng” của Hàm Cá Mập đã giúp công trình này trở thành một điểm đến nhộn nhịp và không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất Hà thành. 

Công trình biểu tượng của Hà Nội không thể không điểm tên Hàm Cá MậpCông trình biểu tượng của Hà Nội không thể không điểm tên Hàm Cá Mập. Ảnh: Nhà có Bộ đội

Hàm Cá Mập Hà Nội được xây dựng từ khoảng năm 1991-1993 trên nền nhà xe điện cũ. Thực chất, cái tên Hàm Cá Mập không phải tên gọi chính xác của tòa nhà này. Do hình dáng của tòa nhà có phần mái nhô ra giống như hàm con cá mập nên người dân quen gọi luôn là Hàm Cá Mập. Cái tên vẫn được sử dụng tới ngày nay.

Sau khi hoàn thành, Hàm Cá Mập - công trình biểu tượng của Hà Nội đã tạo nên luồng tranh cãi lớn lúc bấy giờ. Nhiều người đánh giá đây là công trình phá vỡ cảnh quan khu vực Hồ Gươm, giới chuyên môn thì gọi đây là thảm họa kiến trúc. 

Công trình biểu tượng của Hà Nội này tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phốCông trình biểu tượng của Hà Nội này tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố. Ảnh: Check in Vietnam

Tuy nhiên, chính sự lệch chuẩn ấy, theo năm tháng đã trở thành một thứ bất biến của Hồ Hoàn Kiếm. Để giờ đây, ai cũng biết tới Hàm Cá Mập bên hồ, nó dường như trở thành một dấu mốc nhận diện Thủ đô trên bản đồ du lịch, trong nhiều thước phim quốc tế. 

Tòa nhà thương mại này có 6 tầng, phục vụ mua sắm và ăn uống. Một trong những trải nghiệm nhất định phải thử khi tới Hàm Cá Mập Hà Nội chính là ngắm cảnh từ trên cao. Trên mỗi tầng tòa nhà, bạn có thể nhìn thấy cầu Thê Húc đỏ rực, Hồ Gươm trong xanh với hàng cây cổ thụ ven bờ, dòng người qua lại tấp nập hay đài phun nước nhộn nhịp... Có thể nói, chẳng có vị trí nào lại cho bạn tầm nhìn trọn vẹn và bao quát đến vậy. 

1.2 Tháp Rùa

Một công trình biểu tượng của Hà Nội khác chính là Tháp Rùa, một công trình cổ xây dựng trên gò đảo giữa lòng Hồ Hoàn Kiếm. Tháp Rùa được xây dựng khoảng từ giữa năm 1884-1986, chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tháp cao gần 9m, nhìn bên ngoài sẽ thấy có 4 tầng. Phần mái uốn cong, các tầng dưới có cửa thông nhau tạo nên sự độc đáo mà không kém phần uy nghi, bề thế. 

Tháp Rùa cổ kính trở thành công trình biểu tượng của Hà Nội.Tháp Rùa cổ kính trở thành công trình biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: Duy Chris

Sự giao thoa giữa kiến trúc bản địa và kiến trúc Pháp đã giúp Tháp Rùa trở thành một biểu tượng độc đáo gắn liền với lịch sử Hà Nội. Hình ảnh Tháp Rùa đã xuất hiện trên không biết bao nhiêu ấn phẩm, tạp chí về du lịch Hà Nội

Nếu ví Hồ Gươm như một lẵng hoa tươi của Thủ đô Hà Nội thì Tháp Rùa chính là bông hoa nổi bật và rực rỡ nhất. Ai mà ngờ rằng giữa lòng hồ rộng lớn, xanh ngắt lại có một công trình nổi lên kiên cố bao năm tháng đến vậy.

Đừng quên check in bên Tháp Rùa - Công trình biểu tượng của Hà NộiĐừng quên check in bên Tháp Rùa. Ảnh: Pinterest

Dạo quanh Hồ Gươm, khách du lịch sẽ được ngắm nhìn Tháp Rùa rêu phong, ngắm nhìn mặt hồ phẳng lặng cùng những hàng cây cổ thụ đang tỏa bóng mát. Đừng ngần ngại đưa máy lên chụp để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ với Tháp Rùa nhé. 

>>Xem thêm: Nhanh chân khám phá Hàm Cá Mập Hà Nội trước khi bị tháo dỡ

1.3 Khuê Văn Các

Địa chỉ: Số 58, Phố Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, TP Hà Nội

Khuê Văn Các là công trình biểu tượng của Hà Nội đã được UBND TP. Hà Nội chọn làm biểu tượng chính thức của Thủ đô từ năm 1999 đến nay. Khuê Văn Các Hà Nội được xây dựng năm 1805, nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

Cổng Khuê Văn Các 2 tầng, có màu trắng – đỏ đặc trưng và nổi bật, các cửa tròn tượng trưng cho bầu trời, tinh hoa đất trời. Gần Khuê Văn Các có hồ Thiên Quang tỉnh hình vuông, biểu tượng cho mặt đất. Có thể nói, Khuê Văn Các Hà Nội thể hiện cho sự phát triển của con người, mong muốn phát triển từ xa xưa tới thời nay. Xung quanh 4 mặt gác Khuê Văn đều có câu đối tôn vinh vẻ đẹp và đạo học. 

Khuê Văn Các - công trình biểu tượng của Hà NộiKhuê Văn Các - công trình biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: Stuodi

Dù chỉ là một công trình nhỏ nhưng kiến trúc tao nhã, xung quanh lại có vô số cây xanh che bóng, kế bên hồ nước lúc nào cũng dồi dào tạo nên một tổng thể hòa hợp hoàn hảo. Với những triết lý, tư tưởng tôn vinh truyền thống hiếu học của nhân dân ta, Khuê Văn Các Hà Nội chính là biểu trưng cho nền văn hiến nước nhà. Có thể nói rằng, chỉ cần chụp ảnh bên Khuê Văn Các, người ta cũng có thể nhận biết được bạn đang ở Hà Nội. 

1.4 Chùa Một Cột

Địa chỉ: Cạnh quần thể Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quận Ba Đình, Hà Nội

Chùa Một Cột là công trình kiến trúc nổi tiếng Hà Nội và cũng là công trình biểu tượng của Hà Nội mà hầu như ai cũng biết. Ngôi chùa này từng được Tổ chức kỷ lục châu Á vinh danh là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á cho thấy sự sáng tạo, khéo léo của thế hệ trước. 

Chùa Một Cột chứa đựng cả niềm tự hào của dân tộc và là Công trình biểu tượng của Hà NộiChùa Một Cột chứa đựng cả niềm tự hào của dân tộc. Ảnh: ocmedi

Tương truyền, chùa Một Cột được xây dựng theo giấc mơ của nhà vua Lý Thái Tông (1028-1054). Lúc bấy giờ, vua mơ thấy Quan Thế Âm Bồ Tát tọa trên một đài sen, rồi còn mời vua ngự cùng. Vua kể giấc mơ lại với nhà sư Thiền Tuệ và được nhà sư khuyên xây chùa với cột đá, tòa sen như đã thấy trong giấc mơ. 

Tới đời vua Lý Nhân Tông, công trình kiến trúc nổi tiếng Hà Nội này được mở rộng hơn, xây thêm hồ Liên Hoa Đài, hồ Bích Trì và bảo tháp rất đẹp. Tới năm 1954, do chiến tranh, chùa Một Cột bị phá hủy và đã được trùng tu dựa trên bản vẽ lưu lại từ thời nhà Nguyễn. Đến năm 1955 thì hoàn thành. Từ đó đến nay, chùa Một Cột liên tục được bảo tồn như một di sản của Việt Nam. 

Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột - Công trình biểu tượng của Hà NộiKiến trúc độc đáo của chùa Một Cột. Ảnh: Mia

Để lên được chính điện, du khách cần bước qua 13 bậc thang rộng khoảng 1,4m. Quanh chùa có cây bồ đề cổ thụ xum xuê được đem về từ Ấn Độ, do Tổng thống Rajendra Prasad tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân chuyến thăm năm 1958.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, chùa Một Cột - công trình kiến trúc nổi tiếng Hà Nội vẫn đứng sừng sững, toát lên khí chất tao nhã như mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Chùa Một Cột thể hiện sự tinh tế, sáng tạo của hội họa, kiến trúc cũng như điêu khắc. 

1.5 Cột cờ Hà Nội

Địa chỉ: Số 28A, Phố Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, TP Hà Nội

Nếu nhắc tới danh sách các công trình biểu tượng của Hà Nội thì nhất định phải kể tới Cột cờ Hà Nội, hay còn gọi là Kỳ đài. Công trình được xây dựng từ năm 1805, hoàn thành năm 1812 dưới triều nhà Nguyễn. Trải qua hơn 200 năm tồn tại, Cột cờ Hà Nội như một minh chứng cho lịch sử oanh liệt của Thủ đô. 

Hiện tại, Cột cờ Hà Nội nằm trọn trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trở thành số ít công trình còn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Tính cả cột thép treo cờ, kỳ đài này cao hơn 40m, gồm 3 phần: Chân đế, thân cột và vọng lâu.

Cột cờ Hà Nội với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới là Công trình biểu tượng của Hà NộiCột cờ Hà Nội với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Ảnh: Pinterest

Để từ từ dưới lên trên đỉnh, bạn cần đi qua 105 bậc cầu thang. Đỉnh cột cờ có chỗ để cắm cán cờ. Xưa kia, cột cờ là nơi để vua quan xem đấu võ, duyệt quân ngũ. Ngày nay, khách du lịch Hà Nội có thể tới cột cờ, phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh quan Thủ đô, chiêm ngưỡng những di tích cổ từ trên cao như cửa Đoan Môn, Cửa Bắc, Nhà Bưu điện, Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác...

Cột cờ Hà Nội không chỉ là một công trình độc đáo mà còn được coi là biểu tượng cho tinh thần tự chủ, độc lập của dân tộc Việt Nam. Năm 1989, cột cờ đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

1.6 Lăng Bác

Địa chỉ: Số 1, Đường Hùng Vương, Quận Ba Đình, TP Hà Nội

Lăng Bác - công trình biểu tượng của Hà Nội – là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm bày tỏ lòng thành kính của nhân dân đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Lăng Bác được khởi công vào năm 1973, chính thức khánh thành vào tháng 8/1975.

Nhìn từ bên ngoài Lăng, bạn đã có thể dễ dàng nhận thấy toàn bộ lăng được xây dựng kiên cố, trang trí bằng đá. Xung quanh Lăng là quảng trường Ba Đình rộng lớn, thoáng đãng và nhiều cây xanh. 

Lăng Bác là công trình biểu tượng của Hà Nội và cũng là điểm thăm quan nổi tiếng của Thủ đôLăng Bác là công trình biểu tượng của Hà Nội và cũng là điểm thăm quan nổi tiếng của Thủ đô. Ảnh: Nguyễn Khắc Hiển

Để thăm quan Lăng Bác, bạn gửi xe bên ngoài, gửi đồ và xếp hàng đi qua cổng an ninh. Tại Quảng trường Ba Đình, phía trước Lăng đều đặn diễn ra nghi lễ thượng cờ vào lúc 6h00 và lễ hạ cờ lúc 21h00 mỗi ngày. Chứng kiến nghi lễ thiêng liêng, được tổ chức long trọng này, cảm xúc tự hào như trỗi dậy trong lồng ngực mỗi người.

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Hà Nội từ A-Z

1.7 Cầu Long Biên

Địa chỉ: Nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Quận Long Biên, TP Hà Nội

Với người dân Hà thành, cầu Long Biên không chỉ đơn thuần là cây cầu nối hai bờ sông Hồng mà còn như một chứng nhân lịch sử, trải qua biết bao thăng trầm cùng Thủ đô Hà Nội. Cầu Long Biên được xây dựng năm 1898, dài 2290 mét bắt qua sông, trở thành công trình biểu tượng của Hà Nội từ bao lâu nay. 

Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử và Công trình biểu tượng của Hà NộiCầu Long Biên – chứng nhân lịch sử mảnh đất Hà thành. Ảnh: Tuyên Parafu

Cầu chia làm 3 làn đường chính, hai bên dành cho ô tô, xe máy, xe đạp, ở giữa là đường sắt. Điểm đặc biệt của cầu Long Biên là toàn bộ thân cầu được làm từ thép, đảm bảo thẩm mỹ và an toàn. 

Cây cầu thép - Công trình biểu tượng của Hà Nội đã nhuốm màu thời gianCây cầu thép đã nhuốm màu thời gian. Ảnh: Nguyễn Trọng Nam

Ngày nay, cây cầu trở thành tuyến đường giao thông quan trọng nối hai bên bờ sông. Không chỉ vậy, chính vẻ ngoài đã nhuốm màu thời gian của cầu Long Biên đã giúp nó trở thành điểm check in của nhiều bạn trẻ và khách du lịch. Nhiều người tìm tới đây để lưu giữ hình ảnh cây cầu biểu tượng, ngắm hoàng hôn trên sông và chiêm ngưỡng cảnh quan thơ mộng của một góc Hà thành. 

2. Kinh nghiệm vi vu Hà Nội

+ Bạn có thể ghé thăm các công trình biểu tượng của Hà Nội bằng bất kể phương tiện nào. Nếu đi phương tiện cá nhân, bạn nên tìm hiểu trước về điểm gửi xe để thuận tiện việc thăm quan. 

+ Xung quanh các công trình trên đều có nhiều điểm đến thú vị khác, du khách kết hợp thăm quan để chuyến đi thêm trọn vẹn

+ Bạn có thể ghé thăm Hà Nội và các công trình biểu tượng vào bất kể thời điểm nào. Tuy nhiên, Hàm Cá Mập sẽ bị tháo dỡ sớm nên bạn cần sắp xếp thời gian vi vu càng sớm càng tốt để không bỏ lỡ công trình này

Trên đây là thông tin về công trình biểu tượng của Hà Nội cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.

Yến Yến

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)