Về Hưng Yên, ghé thăm chùa Thái Lạc để cảm nhận nét trầm lặng, cổ kính của thời gian, của lịch sử. Chùa Thái Lạc có gì đẹp mà được du khách yêu thích đến vậy? Khám phá vẻ đẹp của chùa Thái Lạc Hưng Yên ngay trong bài viết này.
Hiếm có ngôi chùa nào như chùa Thái Lạc Hưng Yên với vẻ đẹp cổ kính cùng kho báu “vô giá”. Bên trong ngôi chùa đẹp, cổ kính ấy chính là những “tác phẩm” nghệ thuật và thẩm mỹ điêu khắc tinh xảo. Cùng Du lịch Việt Nam ghé thăm chùa Thái Lạc để cảm nhận được sự bình yên, nhẹ nhàng cùng những giá trị lịch sử, văn hóa tuyệt vời.
Chùa Thái Lạc tọa lạc tại xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm của tỉnh Hưng Yên. Với vị trí trù phú, trước cửa là sông và hai bên là mương chảy ra sông, chùa Thái Lạc nằm ở giữa như long chầu, hổ phục. Ngôi chùa sừng sững giữa khung cảnh đồng bằng sông Hồng đẹp, bình yên.
Ngoài tên gọi như hiện nay, chùa Thái Lạc có tên gọi khác là gì? Chùa còn được dân gian gọi là chùa Bà Cả hoặc chùa Pháp Vân, Pháp Vân tự. Đó là bởi nơi đây, bên cạnh thờ Phật, chùa còn thờ thần Pháp Vân - một vị thần trong Tứ pháp bao gồm Pháp Điện, Pháp Vũ, Pháp Vân và Pháp Lôi tương ưng là thần chớp, thần mưa, thần mây và thần sấm.
Chùa Thái Lạc Hưng Yên được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt cùng với chùa Bối Khê (Hà Nội) và chùa Dâu (Bắc Ninh). Chùa Thái Lạc là số ít chùa còn giữ được kiến trúc cổ bằng gỗ vững chãi. Và đó cũng là lý do ngôi chùa Thái Lạc luôn thu hút lượng du khách lớn, kể cả lượng khách trẻ.
Năm 1162, đời vua Lý Nhân Tông đã lựa chọn một gò đất cao nhất, không gần dân cũng chẳng xa dân để xây dựng chùa. Việc này được ghi rất chi tiết tại Ngọc phả của chùa Thái Lạc năm Đại Đinh. Chính sự kiện Tứ Pháp ở luy lâu xảy ra từ 168 - 169 sau công nguyên thời Hán Linh Đế là lý do hình thành chùa để thờ thần Pháp Vân.
Đến năm 1673, ngôi chùa đã được trùng tu, tôn tạo sau những cuộc chiến tranh lớn. Nhưng có thể khẳng định rằng, những nét kiến trúc cổ kính của thời Lý vẫn được lưu giữ trong thời nhà Trần. Đến nay, Thái Lạc là một trong những ngôi chùa có kiến trúc cổ kính nhất nhì Hưng Yên với kho tàng các di vật nghệ thuật điêu khắc bằng gỗ.
Chùa mang tên Thái Lạc có nghĩa là quốc thái dân an. Vì thế, nơi đây trở thành điểm đến tâm linh để người dân Hưng Yên cũng như phật tử thập phương đến vãn cảnh, chiêm bái.
Chùa Thái Lạc Hưng Yên được xây dựng từ thời Lý và được đại trùng tu vào thời Trần. Vì vậy, ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo của cả 2 thời hài hòa, đan xen. Cùng với đó là kho báu di vật “vô giá” của Thái Lạc chính là điểm thu hút, độc đáo của ngôi chùa Hưng Yên.
Chùa Thái Lạc được xây dựng theo chuẩn kiến trúc “nội công ngoại quốc” với các không gian được bố trí đăng đối, bố cục rõ ràng từng hạng mục. Những điểm tuyệt vời chính là tất cả đã tạo thành một tổng thể hoàn chính, thống nhất theo trục Tây Bắc - Đông Nam. Ngôi chùa Thái Lạc được xây theo đúng hướng mặt trời mọc chính là biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển.
Với cấu trúc “nội công ngoại quốc” nên chùa Thái Lạc bao gồm tiền đường năm gian, thượng điện ba gian cùng hai dãy hành lang mỗi bên chín gian cùng nhà tổ bảy gian. Khám phá chùa, du khách mới thấy hết được sự đồ sộ cũng như bề thế qua từng bức chạm khắc trong Cung. Từ những hình con rồng cuồn cuộn, uốn lượn cho đến những dải lụa mềm mại, thiết tha, những hình đầu người mình chim dâng hoa dâng hương,...
Đặc biệt, sau cuộc đại trùng tu ở thế kỷ 17-18 đời Trần, đến nay, ngôi chùa Thái Lạc Hưng Yên vẫn còn nguyên vẹn. Thế nên, du khách chắc chắn sẽ ngỡ ngàng trước kiến trúc gỗ bộ của nhà Trần vô cùng kiên cố. Với hệ thống gỗ vững chắc vào cột, xào đã nâng đỡ được phần mái nhà; đồng thời còn được làm giá chiêng cực ấn tượng.
>> Xem thêm: Khám phá Chùa Hương Lãng - ngôi cổ tự gần 1000 năm tuổi
Và có lẽ điều khiến du khách mê mẩn khi du lịch tại chùa Thái Lạc đó chính là những dấu ấn mỹ thuật, nghệ thuật còn sót lại. Từ các đó, các cồn của bộ vì hay các cột đều được chạm khắc điêu luyện, kỳ công. Vì thế, ngôi chùa Thái Lạc được xem là một trong các công trình kiến trúc gỗ lâu đời nhất từ thế kỷ 14 đến nay.
Khám phá Thái Lạc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 16/20 bức phù điêu chạm trổ có một không hai ở các xà dọc hạ và xà dọc thượng vẫn còn nguyên vẹn. Bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy kỹ thuật nổi bong khi chạm khắc gỗ thời Lý Trần. Cách đây cả nghìn năm nhưng những bức chạm trổ lại có đường nét mềm mại, huyền ảo chẳng khác gì tranh họa. Đó chính là những dấu ấn của thời gian, những giá trị lịch sử, văn hóa đáng giá, linh thiêng của chùa Thái Lạc.
Ngoài ra, chùa Thái Lạc Hưng Yên còn nổi tiếng với ba tấm bia đá và ba bệ thờ. Đây chính là di vật mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Đó chính là bút tích ghi lại quá trình trùng tu tôn tạo chùa Thái Lạc vào triều Trần thế kỷ 16 - 17.
>> Có thể quan tâm: Chùa Hiến Hưng Yên: Tìm về một không gian yên bình xưa cũ
Chùa Thái Lạc đón du khách đến tham quan, vãn cảnh tất cả các ngày trong tuần, trong năm. Nhưng có lẽ, náo nhiệt, đông đúc nhất chính là ngày lễ hội Cầu mưa hàng năm vào ngày 6 tháng 3 âm lịch. Lễ hội mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bội thu để nhân dân được hạnh phúc, no đủ. Và đến nay, lễ hội không chỉ mang ý nghĩa như vậy, hơn cả thế nó còn là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ.
Tại lễ hội Tứ Pháp (Cầu mưa), du khách tham gia còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như trò đánh trăng, đập niêu, kéo co hay bịt mắt bắt dê,...Chính những nét độc đáo trong lễ hội đã thu hút được lượng lớn du khách ghé thăm.
Ngoài lễ hội Cầu mưa, chùa Thái Lạc còn tổ chức các lễ hội, sự kiện khác như lễ Phật đản vào 15 tháng 4 âm lịch, lễ Vu Lan báo hiếu vào 15 tháng 7 âm lịch, lễ vía Phật A Di Đà vào 12 tháng 11 âm lịch. Các lễ hội, sự kiện của chùa luôn nhận được sự đón nhận, tham gia của đông đảo của Phật tử thập phương.
>> Tham khảo ngay: Hơn 100+ tour du lịch HOT giá cực rẻ
Chắc chắn với những giá trị lịch sử, văn hóa cùng nghệ thuật điêu khắc mà Du lịch Việt Nam chia sẻ trên đây, Chùa Thái Lạc Hưng Yên trở thành một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. Hãy ghé thăm chùa tận hưởng không gian bình yên, lắng nghe những câu chuyện lịch sử và chiêm ngưỡng kho báu nghệ thuật.
Linh Meo
Theo Báo Thể Thao Việt Nam