Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Bình Định

Khám phá tháp Cánh Tiên Bình Định ngắm vẻ đẹp kiến trúc Champa cổ độc đáo 

Thứ sáu, 09/08/2024, 08:30 GMT+7

Tháp Cánh Tiên Bình Định được biết đến là một trong những di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo, là chứng tích của văn hóa Chăm nổi bật còn sót lại trên mảnh đất Bình Định. 

test

Đất võ Bình Định còn được biết đến là vùng đất của vương quốc Chăm Pa xưa, chính vì vậy hiện tại nơi đây vẫn còn tồn tại nhiều di tích cổ của người Chăm Pa còn sót lại, trong đó phải kể đến hệ thống tháp cổ nổi tiếng như tháp Bánh Ít, tháp Dương Long, tháp Đôi hay Tháp Cánh Tiên Bình Định

Đặc biệt, tháp Cánh Tiên là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn với du khách, nằm trong khu vực thành Đồ Bàn, từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa từ năm 999 đến 1471, kéo dài qua 5 thế kỷ. Hiện tại, tháp Cánh Tiên vẫn là một trong những tháp Chăm ở Bình Định còn khá nguyên vẹn dù đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, thời cuộc và trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách. 

 

tháp Cánh TiênTháp Cánh Tiên là một trong những ngọn tháp Chăm đẹp ở Bình Định. Ảnh: @vietnam_travel_media

 

Giới thiệu về tháp Cánh Tiên Bình Định

Trong thư tịch cổ có viết, thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại của nhà vua Yangpuku Vijaya thế kỷ X, đây cũng chính là triều đại cuối cùng của vương quốc Chăm Pa, kéo dài từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ XV. Trong khi đó, tháp Cánh Tiên Bình Định được xây dựng dưới thời của vua Chế Mân (Jaya Sinbavarman III) vào khoảng thế kỷ thứ XII. 

Tháp Cánh Tiên trong sách “Đại Nam nhất thống chí” được gọi là An Nam cổ Tháp, tọa lạc ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, Thành Đồ Bàn. Các nhà nghiên cứu người Pháp đã đặt tên cho ngọn tháp này là tháp Đồng “Tour de Curve”. Ngoài ra, ngọn tháp còn có một tên gọi khác là tháp Con Gái, đây được đánh giá là một trong những tháp Chăm còn lại khá nguyên vẹn tại xứ Nẫu bình định. 

 

Vẻ đẹp tháp Cánh Tiên Ngọn tháp được biết đến với nhiều tên gọi khác là tháp Con Gái, tháp Đồng. Ảnh: @vietnamesegod

Theo lịch sử thì xưa kia vị trí tọa lạc của tháp Cánh Tiên Bình Định nằm ở trung tâm của Thành Đồ Bàn, vương quốc Chăm Pa. Sở dĩ tháp có tên gọi là tháp Cánh Tiên là bởi từ khu vực vai của tháp trở lên thì khu vực bốn phía đều giống như có cánh tiên bay lên. Người dân địa phương cho rằng nhìn từ xa, những phiến đá trang trí trên các bức tường của ngọn tháp vươn ra, tựa như những cánh tiên nên người ta đã sử dụng tên gọi này. 

Tháp Cánh Tiên không giống như các tháp Chăm khác ở Bình Định, thường được xây theo cụm, mà ngọn tháp này chỉ có duy nhất một tháp được xây dựng ở trên một quả đồi thấp. Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhưng tháp Cánh Tiên Bình Định vẫn còn tồn tại nguyên vẹn, sừng sững giữa đất trời. Ngọn tháp cũng mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc đáo, được xem là một trong những ngọn tháp Chăm cổ xưa nhất ở Bình Định. Ngọn tháp này cũng đã chính thức được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật Chăm vào năm 1982. 

 

Vẻ đẹp tháp Cánh Tiên Ngọn tháp nằm đơn lẻ trên một ngọn đồi ở Nam An cách Quy Nhơn 27km. Ảnh: Báo Bình Định

 

Cách di chuyển đến tháp Cánh Tiên 

Tháp Cánh Tiên Bình Định tọa lạc ở đường Huyền Trân Công Chúa, thôn Nam An, xã Nhân Hậu, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 27 km theo hướng Tây Bắc.  Từ trung tâm thành phố, du khách có thể đến đây một cách rất dễ dàng với các phương tiện như taxi hoặc xe máy. Theo đó, cung đường di chuyển đến tháp Cánh Tiên khá thuận lợi và dễ đi, từ khu vực trung tâm bạn chỉ cần di chuyển theo hướng tây bắc về quốc lộ 1A sau đó di chuyển vào thị xã An Nhơn của huyện An Nhơn.

Khi đến địa phận phường Đập Đá Thì sẽ thấy một biển chỉ dẫn rẽ trái để vào Đường Huyền Trân Công Chúa. Bạn tiếp tục di chuyển trên đường Huyền Trân Công Chúa đến khu vực ngã ba đường Lê Duẩn với đường Huyền Trân Công Chúa thì sẽ thấy tháp Cánh Tiên nằm ở khu vực này. 

 

Vẻ đẹp tháp Cánh Tiên Cung đường di chuyển đến tháp Cánh Tiên rất thuận tiện. Ảnh: Huy Nguyen Thanh

>> Xem thêm: Ghé Bình Định thăm nhà thờ Lòng Sông đẹp như bức họa giữa đồng quê 

Khám phá kiến trúc của tháp Cánh Tiên Bình Định

Được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa tại Bình Định, tháp Cánh Tiên vẫn luôn luôn là một trong những tháp Chăm điển hình của xứ nẫu. Theo đó, tháp Cánh Tiên Bình Định cùng với các ngọn tháp nổi tiếng khác như tháp Bánh Ít, tháp Phú Lộc đều được xây dựng trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ thứ XI đến đầu thế kỷ XII, đây cũng chính là thời kỳ mà nền văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ và xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc lớn, với lối thiết kế kiến trúc đầy mới mẻ so với thời kỳ trước đó.

 

Kiến Trúc tháp Cánh Tiên Kiến trúc của tháp Cánh Tiên rất độc đáo. Ảnh: Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

 Một điều có thể dễ nhận thấy ở kiến trúc tháp Cánh Tiên Bình Định chính là tính nghệ thuật rất cao, điều này thể hiện sự sáng tạo tài năng của các nghệ nhân Chăm Pa cổ xưa kia. 

Nhìn từ bên ngoài, tháp Cánh Tiên có dáng vẻ vô cùng bề thế, nằm nổi cao trên mặt đất bề mặt vuông vức, chiều cao của tháp khoảng 20m. Nếu như kiến trúc của các công trình tháp Chăm khác đường nét trang trí tương đối giản lược thì ở tháp Cánh Tiên Bình Định, việc trang trí lại vô cùng cầu kỳ và tinh tế. Bốn mặt quanh tháp Cánh Tiên đều có các trụ ốp và tường nhô ra, được thiết kế vô cùng hài hòa với tổng thể của kiến trúc tháp. Khu vực nhô ra phần phía ngoài của góc tường hoặc dưới thân tháp đều được ốp bằng đá và chạm khắc những họa tiết hoa dây xoắn rất tinh xảo, toát lên vẻ quyến rũ, vững chắc và vô cùng bề thế nhưng cũng đầy thanh thoát, trang nhã. 

 

Kiến Trúc tháp Cánh Tiên Kiến trúc của tháp rất cầu kỳ. Ảnh:@paworn_

Tháp có bốn cửa vòm được thiết kế hình mũi giáo cao vút theo bốn hướng, xếp chồng, trên đó trang trí rất nhiều họa tiết hoa văn, thảo mộc rất cầu kỳ. Mặc dù có đến bốn cửa, nhưng chỉ có một cửa chính mở về hướng Đông là thông vào lòng tháp, còn ba cửa ở ba mặt còn lại là những chiếc cửa giả. 

Tháp Cánh Tiên Bình Định có tất cả bốn tầng và hầu như ở tầng nào cũng đều có bốn góc tháp được trang trí, mỗi góc lại có một tầng tháp giả nhỏ xinh, tạo thành dáng lá thu dần lên phía trên, khiến cho người ta có cảm giác như đang ngắm những chú chim đang bay lên. Chính vì dáng vẻ này nên người ta mới tưởng tượng đến hình ảnh thần tiên và đặt tên cho ngọn tháp là tháp Cánh Tiên. 

 

Kiến Trúc tháp Cánh Tiên Những đường nét chạm trổ tinh tế và ấn tượng hơn các tháp Chăm khác. Ảnh: @paworn

Kiến trúc rìa mái của tháp cánh tiên cũng rất độc đáo, tất cả đều được làm bằng đá và khắc chạm những hoa văn nhô ra các góc đỡ ở phía trên. Các tảng đá được chạm khắc hình đuôi phụng lại gắn lên các tầng của tháp với hình makara, thủy quái của thần thoại Ấn Độ với vòi dài nên nhọn, được trang trí ở các góc đầu tường tạo nên một vẻ đẹp mang tính huyền thoại và kỳ bí. 
 

Kinh nghiệm khám phá tháp Cánh Tiên Bình Định 

Du lịch tháp Cánh Tiên Bình Định, chắc chắn du khách sẽ phải ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của một công trình kiến trúc Chăm Pa vừa độc đáo vừa quy mô. Ngoài tìm kiếm thông tin về cung đường di chuyển, thì hẳn rằng du khách cũng cần nắm bắt thông tin về giờ phục vụ, giá vé để chủ động hơn khi tham quan công trình kiến trúc này. 

Tháp Cánh Tiên sẽ mở cửa từ 7:30 đến 11:30 sáng và từ 14:00 đến 16:30 chiều tất cả các ngày trong tuần. Mức giá vé vào tháp Cánh Tiên Bình Định áp dụng 15.000 đồng/ người/ lượt thăm quan. Riêng trẻ em dưới 6 tuổi và các du khách là thương binh, bệnh binh hoặc người khuyết tật sẽ được miễn phí vé. Những du khách có độ tuổi từ 60 trở lên hoặc trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi là học sinh, sinh viên đi tham quan học tập nghiên cứu tại di tích sẽ được miễn giảm 50% giá tham quan. Khu vực tháp Cánh Tiên không thu phí gửi xe nên du khách có thể thoải mái di chuyển bằng phương tiện cá nhân, đến tham quan tháp. 

 

Kiến Trúc tháp Cánh Tiên Giá vé thăm quan tháp Cánh Tiên chỉ từ 15,000đ. Ảnh: @mawanusa

Du khách khi đến tham quan tháp Cánh Tiên cũng cần tuân thủ một số nội quy tham quan nhất định. Theo đó, du khách không được mang theo các loại vũ khí chất nổ dễ cháy hoặc các vật dễ dàng gây ô nhiễm vào không gian của di tích tháp Cánh Tiên Bình Định. Đặc biệt, không hành nghề mê tín dị đoan hoặc khắc viết lên di tích,  vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan của khu di tích. 

 

Kiến Trúc tháp Cánh Tiên

 >> Xem thêm: Tour du lịch Quy Nhơn trọn gói siêu HOT 

 

Gợi ý các tháp Chăm khác ở Bình Định 

Ngoài tháp Cánh Tiên thì hiện tại ở Bình Định vẫn còn rất nhiều các công trình kiến trúc trong độc đáo, có giá trị cao về nghệ thuật văn hóa. Chính vì vậy, nếu như yêu thích vẻ đẹp của văn hóa Chăm cũng như các công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn hóa này, bạn có thể kết hợp ghé thăm tháp Cánh Tiên Bình Định và một số ngọn tháp nổi tiếng khác như tháp Đôi nằm ở đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Ngọn tháp này có niên đại từ cuối thế kỷ thứ XI đến đầu thế kỷ thứ XII với kiến trúc vô cùng ấn tượng, bao gồm hai tháp, một tháp lớn cao 25m và một tháp nhỏ cao 23m được xây dựng bằng gạch nung, xếp rất khít sở hữu dáng vẻ vô cùng độc đáo. 

Đặc biệt, đã nhắc đến các công trình kiến trúc Chăm ở Bình Định thì không thể bỏ qua tháp Bánh Ít, một cụm tháp được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ XI đến đầu thế kỷ XII ở đây sẽ có 4 tháp chính, mỗi tháp là một công trình kiến trúc mang sắc thái độc đáo và đều có những bức tượng thần Shiva bằng đá được khắc lên.

 

Kiến Trúc tháp Cánh Tiên Tháp Bánh Ít là cụm tháp rất nổi tiếng của Bình Định. Ảnh: ST

 Một ngọn tháp Chăm nổi tiếng khác của Bình Định mà bạn có thể kết hợp tham quan là tháp Dương Long, nằm ở thôn Vân Tường, xã Tây Bình ,huyện Tây Sơn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XII, đây là cũng thác bằng gạch cao nhất ở Đông Nam Á hiện nay. Tháp Dương Long chính là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và nghệ thuật của Chăm Pa và Khmer mang vẻ đẹp độc đáo và quyến rũ. 

 

Kiến Trúc tháp Cánh Tiên Tháp Dương Long là cụm tháp Chăm lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh:@anhtuannnnnn

Ngoài các tháp Chăm thì khi ghé thăm tháp Cánh Tiên Bình Định, bạn có thể kết hợp tham quan Thành Hoàng Đế lăng mộ Võ Tánh, cũng nằm rất gần ngọn tháp này. Ở thị xã An Nhơn còn có những điểm du lịch hấp dẫn khác như thành cổ Đồ Bàn, chùa Thập Tháp... 

Đến tháp Cánh Tiên Bình Điện và ngắm nhìn vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của văn hóa Chăm Pa xưa sẽ là hành trình trải nghiệm tuyệt vời, mang lại cho bạn những khoảnh khắc thật đáng nhớ. Đây là một trong những điểm đến tiêu biểu, mang đặc trưng riêng có của Bình Định mà bạn chớ nên bỏ lỡ. 

Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn