Nghinh Ông, Dinh Bà Ông Lang, Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự…là các lễ hội truyền thống ở Phú Quốc đặc sắc luôn thu hút đông đảo du khách thập phương ghé thăm khám phá.
Đảo ngọc bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng còn thu hút du khách bởi các lễ hội lớn đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống miền biển.
Nếu bạn là người đam mê tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hóa bản địa tại đảo ngọc thì đừng quên tham khảo trước thông tin liên quan đến các lễ hội truyền thống ở Phú Quốc nổi tiếng để sắp xếp lịch trình ghé thăm phù hợp nhé.
Nghinh Ông là một trong những lễ hội truyền thống ở Phú Quốc nổi tiếng luôn thu hút đông đảo người dân, du khách ghé thăm khám phá. Đây cũng chính là lễ hội cầu ngư lớn nhất trong năm của người dân đảo ngọc.
Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 8 âm lịch hàng năm với mục đích tưởng niệm linh hồn của thần biển linh thiêng - vị thần luôn bảo bọc, che chở cho ngư dân trước những trận cuồng phong trên biển. Lễ hội truyền thống ở Phú Quốc cũng là dịp để người dân nơi đây tưởng nhớ “Đức Ngài Cá Ông” – hình ảnh biểu tượng mang ý nghĩ cầu sóng yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá giúp cuộc sống no đủ, hạnh phúc hơn.
Nghi thức của lễ hội Nghinh Ông được chia thành 2 giai đoạn là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm lễ rước và lễ tế. Trong phần lễ, người dân sẽ rước kiệu Nghinh Ông từ biển về lăng; dọc theo đường rước, ngư dân sẽ bày các lễ vật ra để nghênh đón, cùng với đó là các đoàn múa lân, sư tử biểu diễn chào đón “Ông” tạo nên bầu không khí vô cùng náo nhiệt. Sau lễ rước là lễ tế đầy trang trọng của ngư dân nhằm thể hiện sự thành kính đến thần linh. Cuối cùng là phần hội, người dân sẽ tổ chức ăn mừng và múa hát.
Trong danh sách lễ hội truyền thống ở Phú Quốc nổi tiếng chắc chắn không thể thiếu sự kiện tưởng nhớ, tôn vinh Nguyễn Trung Trực – người anh hùng dân tộc đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Lễ hội Nguyễn Trung Trực được tổ chức từ năm 1996, thường diễn ra vào ngày 27/8 âm lịch hàng năm ngay tại đền thờ của ông nằm trên địa bàn xã Gành Dầu cách trung tâm đảo Phú Quốc khoảng 40 km. Sự kiện bao gồm phần lễ trang nghiêm và phần hội với các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian vô cùng rộn ràng.
Lễ hội truyền thống ở Phú Quốc mang ý nghĩa gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của nước nhà, tôn vinh và ghi nhận công lao của những vị anh hùng dân tộc. Đồng thời thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hiện tại và mai sau.
Lễ hội Dinh Bà Ông Lang được tổ chức vào ngày 18 - 19/1 âm lịch hàng năm. Đây là ngày hội tưởng nhớ công lao của vợ người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - bà Kim Giao.
Lễ hội mang ý nghĩa cầu sức khỏe, hạnh phúc, bình an và cuộc sống ấm no nên hàng năm thu hút rất đông du khách du lịch Kiên Giang ghé thăm hành lễ, chiêm bái.
Đàn Sùng Hưng Cổ Tự là lễ hội truyền thống ở Phú Quốc diễn ra vào hai ngày cuối của tháng 7 âm lịch hàng năm tại ngôi chùa cùng tên. Ngôi cổ tự được lập vào cuối thế kỷ 19, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, gần ngay trung tâm thị trấn Dương Đông của đảo ngọc. Chùa được xây dựng theo phong cách truyền thống “trước miếu, sau chùa”, khu trong được phân chia thành nhiều điểm thờ cúng linh thiêng.
Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự bao gồm các nghi thức linh thiêng như: công phu, động đàn, thỉnh tiêu diện thượng giàn, thí cổ…Xuyên suốt thời gian diễn ra sự kiện, du khách sẽ được trải nghiệm tham quan, vãn cảnh quần thể chùa chiền sở hữu kiến trúc tuyệt đẹp; tìm hiểu những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc và thưởng thức những mâm cỗ chay do chính các Phật tử, người dân nơi đây tự tay chuẩn bị.
>>Xem thêm: Tổng hợp cẩm nang du lịch Kiên Giang
Tham gia tour du lịch Phú Quốc vào dịp nghỉ lễ 30/4 hàng năm, bạn nhất định đừng bỏ lỡ trải nghiệm hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt, sối động tại hội đua thuyền nổi tiếng của đảo ngọc nhé.
Các thanh niên tham gia lễ hội truyền thống ở Phú Quốc này đều được tuyển chọn kỹ lưỡng về mặt thể chất, sự dẻo dai nhằm tạo nên những cuộc đua hấp dẫn nhất tới du khách. Những chiếc thuyền có chiều dài khoảng 5 – 10m được trang trí, phun sơn đẹp mắt và kiểm tra độ an toàn trước khi cuộc thi chính thức khai mạc.
Lễ hội truyền thống ở Phú Quốc nổi tiếng mang ý nghĩa cổ vũ tinh thần thể dục, thể thao cho người dân trên đảo, đặc biệt là đối tượng trai tráng. Sự sôi nổi, náo nhiệt đến từ những cuộc đua kịch tính đã tạo nên sức hút lớn níu chân du khách thập phương ghé thăm khám phá.
Dinh Cậu chắc hẳn là địa điểm tham quan nổi tiếng ở đảo ngọc không còn xa lạ với nhiều du khách. Công trình tâm linh này nằm trên một ghềnh đá cao vươn về phía biển và ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng. Trước đây, dinh là một ngôi miếu thờ được người dân xây nên để cầu mong thần linh che chở, bảo hộ. Hiện nay, sau khi trải qua các lần trung tu, tôn tạo, dinh đã trở nên khang trang, bề thế hơn nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn những nét đẹp truyền thống cổ xưa ấn tượng.
Lễ hội truyền thống ở Phú Quốc - Dinh Cậu được tổ chức từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10 âm lịch hằng năm. Phần lễ gồm 3 nghi thức chính là lễ Yết Cậu, lễ Chánh Tế và lễ Nghinh Cậu diễn ra trong bầu không khí thành kính, trang nghiêm. Sau phần nghi lễ, người dân và du khách sẽ bắt đầu tham gia phần hội với rất nhiều hoạt động thú vị: đua thuyền, đi cà kheo, nhảy bao bố, bắt vịt trên biển, đập nồi…
>>Xem thêm: 3 khu glamping ở Phú Quốc giúp bạn trải nghiệm ‘cắm trại nhưng không hành xác’
Khám phá các lễ hội truyền thống ở Phú Quốc là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm du lịch đảo ngọc mà các vị khách đam mê tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa không nên bỏ qua.
Đỗ Hằng