Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Các lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ đặc sắc thu hút du khách thập phương khám phá

Thứ ba, 06/08/2024, 20:00 GMT+7

Các lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ với nhiều hoạt động văn hóa, tập tục đặc sắc luôn thu hút rất đông du khách ghé thăm khám phá trong hành trình du lịch thủ phủ miền Tây.

quảng cáo

Thủ phủ miền Tây Cần Thơ không chỉ nổi tiếng với chuỗi hoạt động trải nghiệm khám phá sông nước thú vị hay nền ẩm thực đặc sắc mà còn gây ấn tượng các lễ hội mang màu sắc văn hóa Khmer độc đáo, thú vị.

Ngay sau đây hãy cùng Du Lịch Việt Nam khám phá các lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ với nhiều hoạt động, tập tục độc đáo để hiểu thêm về nét văn hóa bản địa đặc sắc bạn nhé.

 

Tìm hiểu các lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ

Theo văn hóa và phong tục của người Khmer, mỗi năm họ thường tổ chức khoảng hơn 30 lễ hội lớn, nhỏ. Trong đó, hội được chia thành 2 loại là những ngày lễ tổ chức định kỳ hàng năm và ngày lễ không định kỳ, có thể thay đổi thời gian tùy vào từng năm tổ chức.

 

các lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ đặc sắcHàng năm người Khmer tổ chức rất nhiều ngày hội văn hóa đặc sắc. Ảnh: VietNamNet

 

1. Lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ được tổ chức định kỳ

 

1.1. Lễ hội Chôlchonam Thomay

Chôlchonam Thomay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmay” là “Năm Mới”. Hằng năm, lễ hội sẽ diễn ra vào khoảng giữa tháng tư dương lịch, bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian đặc sắc.

 

Tết cổ truyền là lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ có ý nghĩa vô cùng quan trọngChôlchonam Thomay là ngày Tết cổ truyền quan trọng của người Khmer. Ảnh: Báo Lao động

Chôlchonam Thomay là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia và của hơn 1.3 triệu đồng bào dân tộc Khmer Việt Nam. Ngày hội có nhiều nét tương đồng với Tết Bunpimay của Lào, Tết Songkran của Thái Lan hay Tết Thingyan của Myanmar.

 

Tết cổ truyền là lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ có ý nghĩa vô cùng quan trọngLễ rước Đại lịch Maha Sangkran diễn ra long trọng. Ảnh: TTXVN

Lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ này thường kéo dài từ 10 - 15 ngày. Xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội sẽ có rất nhiều hoạt động văn hóa đắc sắc như Lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran), lễ dâng cơm, lễ đắp núi cát, lễ tắm tượng Phật và lễ cầu siêu. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa nghệ thuật và trò chơi dân gian sẽ được tổ chức liên tục giúp bầu không khí thêm phần sôi động.

 

Tết cổ truyền là lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ được tổ chức vào tháng 4 âm lịchCác bậc cao tăng thực hiện nghi lễ tắm tượng Phật. Ảnh: TTXVN

 

1.2. Lễ Meak Bochia

Một lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ được tổ chức định kỳ khác không kém phần quan trọng là Meak Bochia hay lễ Ban hành giáo lý của Đức Phật. Đây là sự kiện đánh dấu thời điểm 3 tháng nhập niết bàn của các vị sư. Nếu tính theo dương lịch thì ngày hội sẽ được tổ chức vào đầu tháng 2.

 

Meak Bochia -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ đánh dấu thời điểm 3 tháng nhập niết bànLễ Meak Bochia là ngày lễ đánh dấu thời điểm 3 tháng nhập niết bàn của các vị sư. Ảnh: VOV Campuchia

Meak Bochea là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật và những giáo pháp của ngài. Hàng năm, tại Campuchia - đất nước của Phật giáo, người dân sẽ tề tựu tại các ngôi chùa lớn để tiến hành làm lễ rước nến và thả đèn trời vào buổi tối với hàm ý tâm linh xua đuổi bóng đêm và ma quỷ, cầu mong được phước lành trong cả năm.

 

Meak Bochia -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ đánh dấu thời điểm 3 tháng nhập niết bànTại Campuchia, lễ thả đèn trời vào buổi tối với hàm ý tâm linh xua đuổi bóng đêm và cầu phước lành được người dân chờ đón. Ảnh: VOV Campuchia

 

1.3. Lễ Bân Visac Bochia (Lễ Phật Đản)

Phật Đản là một trong những lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ thu hút nhiều người dân và du khách tham gia. Đối với những ai theo đạo Phật chắc hẳn không còn xa lạ với lễ Phật đản, hay còn gọi là đại lễ ngày Đản sinh thành đạo và nhập Niết bàn – sự kiện đánh dấu ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.

 

Lễ Phật Đản -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ đánh dấu ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đờiLễ Phật Đản là lễ hội quan trọng đánh dấu ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Ảnh: Mia

Đối với người Khmer, họ sẽ tổ chức ngày hội này trong một ngày một đêm, nhằm ngày 15/05 âm lịch tại chùa. Vào ngày này, Phật tử tứ phương thường tới chùa để cúng trai tăng, nghe pháp, xin thọ trì bát quan trai giới và tham dự các hoạt động như tụng kinh, thọ hạnh đầu đà một đêm, nghi thức tắm Phật và rước xe hoa Phật.

1.4. Lễ Bân Chôl Vôssa (Lễ Nhập hạ)

Trong danh sách lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ, Bân Chôl Vôssa là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

 

Lễ Nhập hạ -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ có ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh người dânLễ Bân Chôl Vôssa được tổ chức vào ngày 15/06 âm lịch hàng năm. Ảnh: alongwalker

Lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/06 âm lịch hàng năm với ước nguyện cầu mưa thuận gió hòa, cầu sức khỏe và hạnh phúc cho mọi nhà. Thông thường, lễ Bân Chôl Vôssa sẽ kéo dài trong 3 tháng (từ ngày 15/6 đến ngày 15/9 âm lịch), thời điểm này đúng vào mùa mưa nên vô cùng thuận lợi để người dân bắt đầu vụ mùa mới.

 

Lễ Nhập hạ -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ tổ chức ngày 15/6 hàng nămNgười dân tham dự ngày hội với ước nguyện mưa thuận gió hòa, cầu sức khỏe và hạnh phúc. Ảnh: Báo Nhân Dân

 

1.5. Lễ hội Ok Om Bok

Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, Mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Nhằm ghi nhớ và tạ ơn vị thần này, hầu hết các gia đình Khmer ở Nam bộ sẽ tham gia cúng trong cộng đồng tại phum sóc/chùa và làm lễ cúng trăng tại nhà theo nghi thức cổ truyền, lễ vật dâng lên là món cốm dẹp thơm lừng cùng các loại củ quả, trái cây…

 

Lễ hội Ok Om Bok -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ diễn ra sôi độngLễ hội Ok Om Bok hàng năm đều diễn ra vô cùng sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Ảnh: Du lịch Trà Vinh

 

Lễ hội Ok Om Bok -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ diễn ra sôi độngLễ Ok Om Bok là dịp người Khmer cùng nhau quây quần tạo nên cố kết cộng đồng bền chặt. Ảnh: Mia

 

1.6. Lễ Sene Dolta (Lễ cúng ông bà)

Tham gia tour du lịch Cần Thơ giai đoạn cuối tháng 8 – đầu tháng 9 âm lịch bạn sẽ có cơ hội khám phá Sene Dolta - lễ cúng ông bà của người Khmer với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

 

Lễ Sene Dolta -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắcLễ Sene Dolta được tổ chức vào cuối tháng 8 âm lịch hàng năm. Ảnh: Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam

Lễ Sene Dolta được tổ chức từ ngày 29/08 – 01/09 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn, cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc bình an, thịnh vượng.

 

Lễ Sene Dolta -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắcLễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành. Ảnh: Báo Lao động

 

2. Lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ không tổ chức định kỳ

 

2.1. Lễ An vị tượng Phật

An vị tượng Phật là lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ với ý nghĩa tôn trí đức Phật. Sự kiện được tổ chức hàng ngày để người dân đốt nhang và đọc kinh cùng các vị sư. Buổi lễ được tổ chức với các nghi lễ trang trọng, sau đó người dân sẽ mang tượng Phật vào chùa thờ.

 

Lễ An vị tượng Phật -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ Lễ An vị tượng Phật diễn ra với nhiều nghi thức trang trọng, linh thiêng. Ảnh: Mia

 

2.2. Lễ Bon Phnôm Pôn (Lễ Ngàn núi)

Bon Phnôm Pôn là một lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ không tổ chức định kỳ. Đây là sự kiện hướng đến thiên nhiên thay vì thần linh như đa số lễ hội khác. Lễ Bon Phnôm Pôn thường được tổ chức vào mùa hè, trong khoảng từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch.

 

Người dân chuẩn bị cho lễ Ngàn núi -  lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ Người dân cùng nhau làm mâm cúng cho lễ Ngàn núi. Ảnh: Dân Việt

Theo quan niệm của người Khmer, việc con người giết hại động vật là có lỗi với thiên nhiên và họ lo sợ khi chết đi sẽ bị các loài thú trả thù và linh hồn sẽ phải xuống địa ngục để chuộc tội. Do vậy, lễ Bon Phnôm Pôn diễn ra hàng năm nhằm mục đích tạ lỗi.

>>Xem thêm: Du lịch Cần Thơ tháng 8 đi đâu? Top các điểm đến ‘must go’ không thể bỏ lỡ tại thủ phủ miền Tây

Giúp hành trình du lịch thủ phủ miền Tây của bạn thêm phần thú vị, ấn tượng với trải nghiệm khám phá các lễ hội của người Khmer ở Cần Thơ đặc sắc.

Đỗ Hằng

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)