Banner Movi

3 làng nghề truyền thống ở Đồng Nai lưu giữ tinh hoa Việt

Thứ tư, 26/04/2023, 10:21 GMT+7

Làng nghề truyền thống ở Đồng Nai là một điểm đến thú vị và hấp dẫn dành cho những ai đam mê khám phá. Đến du lịch Đồng Nai, bạn nhớ tham quan những làng nghề truyền thống này nhé!

quảng cáo

Vùng đất Đồng Nai được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ sinh thái kỳ bí và vô cùng xinh đẹp, nơi đây vốn nổi tiếng với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Khu du lịch Bửu Long, Khu du lịch Vườn Xoài,… Đặc biệt hơn, đây còn là nơi hội tụ nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Làng nghề truyền thống ở Đồng Nai là một trong những địa điểm mà bạn nhất định phải ghé thăm khi có cơ hội đến với mảnh đất này. 


1. Những làng nghề truyền thống ở Đồng Nai bạn nên ghé thăm 1 lần


1.1. Làng gốm Biên Hoà

Trong những làng nghề truyền thống ở Đồng Nai, nghề làm gốm ở Biên Hòa mang một giá trị văn hóa đặc biệt biểu tượng cho vùng đất Đồng Nai. Điểm độc đáo của gốm Biên Hòa chính là sự kết hợp giữa men tro, màu men đá đỏ, chất tạo màu từ hợp kim đồng và gốm đất đen. Bởi vậy, các sản phẩm gốm Biên Hòa ra đời luôn mang tính thẩm mỹ cao, được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
 

làng nghề truyền thống ở Đồng Nai Nghề làm gốm ở Biên Hòa mang một giá trị văn hóa đặc biệt biểu tượng cho vùng đất Đồng Nai. Ảnh: longphuong

Gốm Biên Hòa mang giá trị lớn về mặt kinh tế, văn hoá và du lịch, đây là một trong những ngành nghề truyền thống ở Đồng Nai tạo được việc làm ổn định cho người dân. Từ nguyên liệu, mẫu mã đến sản xuất đều có sẵn tại địa phương. Sản phẩm của gốm Biên Hòa khá đa dạng như: nồi, ấm, chén, lu, hũ, đĩa, chậu, ghè,…Gốm Biên Hòa thể hiện rõ nét tinh thần nghệ thuật và tài hoa của mỗi nghệ nhân.
 

làng nghề truyền thống ở Đồng Nai Từ nguyên liệu, mẫu mã đến sản xuất đều có sẵn tại địa phương. Ảnh: thuonghieuvaphapluat

Làng nghề gốm Tân Vạn là một trong những làng nghề làm gốm lâu đời nhất ở Biên Hòa. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về toàn bộ quy trình sản xuất gốm từ khâu chọn nguyên liệu, nhào đất, tạo dáng trên bàn xoay, vẽ hoạ tiết, chấm men đến nung gốm,… hay được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm hoàn thiện với những đường nét trang trí tinh tế, hiện đại nhưng cũng vô cùng gần gũi của gốm Biên Hòa. 
 

Làng nghề gốm Tân Vạn thuộc làng nghề truyền thống ở Đồng Nai Làng nghề gốm Tân Vạn là một trong những làng nghề làm gốm lâu đời nhất ở Biên Hòa. Ảnh: vietnamcolor

>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đồng Nai từ A đến Z

 

1.2. Làng nghề dệt thổ cẩm Tà Lài

Nghề dệt thổ cẩm được xem là nét đẹp đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số, trong đó có người Mạ ở xã Tà Lài (Đồng Nai). Làng nghề truyền thống ở Đồng Nai này đã gìn giữ, lưu truyền và phát triển nghề dệt thổ cẩm từ xưa đến nay. Người đi trước sẽ dạy bày lại cho con, cháu của mình. Đặc biệt là truyền nghề cho những cô con gái.
 

làng nghề truyền thống ở Đồng Nai với nghề dệt thổ cẩmNghề dệt thổ cẩm được xem là nét đẹp đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số. Ảnh: baokontum

Không phải đơn thuần nó chỉ là một món đồ thủ công mỹ nghệ. Các mảnh vải thổ cẩm còn chứa cả tình cảm, mồ hôi của những người “nghệ nhân” được thể hiện qua từng đường nét hoa văn. Hầu hết, nó lên quan đến cuộc sống, thế giới xung quanh của cộng đồng người Mạ, hay đơn giản là những hoa văn như: ô vuông nhỏ, hình thoi, hình quả trám, hình chữ nhật, hình vuông, đường sóng lượn, các đường thẳng,…
 

làng nghề truyền thống ở Đồng Nai Các mảnh vải thổ cẩm còn chứa cả tình cảm, mồ hôi của những người “nghệ nhân”. Ảnh: langngheviet

Những sản phẩm thổ cẩm với những đường nét tinh tế, sắc sảo. Tất cả là nhờ vào sự khéo léo, tỉ mỉ của mỗi người dệt, đặc biệt là các nghệ nhân. Do đó, ngành dệt thổ cẩm được xem là hình thức lưu giữ vẻ đẹp văn hoá của người dân tộc Mạ nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung. Nếu có cơ hội tham gia tour du lịch Hồ Chí Minh thì hãy nhớ dừng chân ghé lại Tà Lài để cảm nhận hết vẻ đẹp văn hoá nơi đây nhé!
 

làng nghề truyền thống ở Đồng Nai Những sản phẩm thổ cẩm với những đường nét tinh tế, sắc sảo. Ảnh: vanhoagiaoduc

>>> Xem ngay Tour Đà Nẵng Phú Quốc 3 Ngày 2 Đêm Trọn Gói Vé Máy Bay Ở Resort 4*

tour hà nội phú quốc 4 ngày 3 đêm

 


1.3. Làng nghề mộc mỹ nghệ huyện Trảng Bom

Đồng Nai được đánh giá là một trong những địa phương có thế mạnh về ngành gỗ công nghiệp chế biến, trong đó có ngành gỗ mỹ nghệ đang được chú trọng và ngày càng cải tiến hơn. Ngành nghề truyền thống này phát triển nhiều nhất là ở các huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, thành phố Biên Hòa và các địa phương lân cận khác của tỉnh Đồng Nai.
 

làng nghề truyền thống ở Đồng Nai Đồng Nai được đánh giá là một trong những địa phương có thế mạnh về ngành gỗ công nghiệp chế biến. Ảnh: thegioidogo

Các sản phẩm được tận dụng từ gỗ vụn phế thải. Từ đây hàng loạt các sản phẩm đa dạng từ mẫu mã cho đến kích thước ra đời như: xe xích lô, xe tăng, ô tô, trực thăng, máy bay, thuyền buồm, tàu chiến, mô hình các vũ khí, vật dụng trang trí... có giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng/sản phẩm được các Nghệ nhân tại làng nghề truyền thống ở Đồng Nai chế tác. 
 

làng nghề truyền thống ở Đồng Nai Các sản phẩm được tận dụng từ gỗ vụn phế thải. Ảnh: mediacdn

Ngày nay do nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ ở trong và ngoài nước tăng cao đã tạo nên cơ hội cho ngành chế biến đồ gỗ làng nghề Trảng Bom phát triển. Để gìn giữ và đưa ngành gỗ mỹ nghệ lên một tầm cao mới, địa phương đã xây dựng phòng trưng bày sản phẩm có thể phục vụ khách du lịch đến tham quan quy trình chế tác sản phẩm và mua làm quà lưu niệm.
 

Làng nghề mộc mỹ nghệ huyện Trảng Bom là làng nghề truyền thống ở Đồng Nai
Nhiều sản phẩm ra đời đã được du khách mua để làm quà lưu niệm. Ảnh: 24h

Trên đây là những gợi ý về làng nghề truyền thống ở Đồng Nai muốn giới thiệu đến với các bạn. Du lịch Đồng Nai mà không đi thăm thú các làng nghề này thì quả là một điều đáng tiếc. Lên lịch để đi thăm thú các làng nghề ngay thôi. Rồi khi đặt chân đến những nơi này, bạn sẽ cảm thấy thật bình yên và càng têu thêm quê hương đất nước mình.

>> Xem thêm: Những trải nghiệm du lịch nên thử ở Đồng Nai luôn ‘làm mưa, làm gió’ các tín đồ mê khám phá

Bảo Ngọc

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)