Banner Movi

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình – Làng nghề 600 tuổi trên quê hương chị Hai 5 tấn

Thứ tư, 02/10/2024, 08:00 GMT+7
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình là làng nghề nổi tiếng lâu đời, tạo ra những sản phẩm bạc chất lượng, sáng tạo. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam khám phá làng nghề này xem có gì thú vị nhé. 
quảng cáo

Ở Thái Bình không thiếu các làng nghề nổi tiếng, trong đó nhất định phải kể tới Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình. Nếu ai có dịp về với miền quê chị Hai năm tấn, chắc chắn bạn không thể bỏ qua làng nghề lâu đời này. 
 

1. Khám phá 600 năm tuổi Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình 


1.1. Chạm bạc Đồng Xâm ở đâu?

Chạm bạc Đồng Xâm ở đâu hay địa chỉ Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm là điều mà nhiều người thắc mắc khi lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, làng nghề này ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, thuộc tỉnh Thái Bình. 

 

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình chỉ cách trung tâm TP Thái Bình chưa tới 20kmLàng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình chỉ cách trung tâm TP Thái Bình chưa tới 20km. Ảnh: gotrangtri

Ai cũng biết rằng trên đất Bắc có 3 nơi nổi tiếng với nghề chạm bạc truyền thống, đó là phố Hàng Bạc, làng Định Công ở Hà Nội và làng Đồng Xâm ở Thái Bình. Mỗi nơi lại có một bí quyết riêng tạo nên tinh hoa và nét độc đáo riêng của sản phẩm bác. Với bí quyết được lưu truyền suốt 4 thế kỷ qua, các nghệ nhân của Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình đã giúp danh tiếng quê hương được phát triển rộng rãi đến tận ngày nay. 

 
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình cách Hà Nội không xaLàng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình cách Hà Nội không xa. Ảnh: 365timviec

Như vậy, sau khi biết chạm bạc Đồng Xâm ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không lập team tới đây khám phá thôi nào. Chắc chắn nơi này sẽ cho bạn tìm hiểu nhiều điều thú vị về một làng nghề nức tiếng đất Thái Bình đấy. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển 

Cách trung tâm TP Hà Nội chỉ hơn 100km, việc di chuyển tới làng nghề chạm bạc Đồng Xâm không có gì khó khăn. Bạn đi theo cao tốc Hà Nội – Hải Phòng rẽ phải ở đoạn ngã 4 với Đường 392 rồi rẽ vào Đường trục Bắc – Nam, cứ đi thẳng, qua sông Trà Lý là tới được làng nghề này. 

 

Bạn có thể tới Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình bằng bất kỳ phương tiện nàoBạn có thể tới Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình bằng bất kỳ phương tiện nào. Ảnh: baotintuc

Đường đi đẹp, dễ đi, bạn có thể đi bằng bất kỳ phương tiện nào. Thời gian di chuyển tầm 2 tiếng đồng hồ. Với quãng đường này, du khách có thể ghé thăm Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình và về trong ngày. 

 

Còn chần chờ gì nữa mà không tới Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình thăm quan thôi nàoCòn chần chờ gì nữa mà không tới Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình thăm quan thôi nào. Ảnh: Baotintuc

Cách TP Thái Bình chưa đầy 20km, đường tới làng nghề chạm bạc chỉ mất 30 phút. Nơi này trở thành điểm đến thăm quan, mua bán của nhiều người dân địa phương và cả các khách hàng lân cận. 

>>Xem thêm: Khu du lịch sinh thái Cồn Đen Thái Bình – điểm đến vui hết nấc gần Hà Nội

1.3. Khám phá Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình 


1.3.1. Lịch sử chạm bạc Đồng Xâm 

Ngay từ khi đặt chân tới làng, bạn đã nghe được thứ âm thanh đặc trưng của nơi này. Giữa không gian yên bình của một làng quê Bắc bộ là âm thanh chạm khắc, tiếng gõ... không ngừng nghỉ của các nghệ nhân. 

 

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình đã hình thành từ thế kỷ 15Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình đã hình thành từ thế kỷ 15. Ảnh: Báo Thanh niên

Theo chia sẻ của người dân trong làng chạm bạc, chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình đã xuất hiện từ thế kỷ 15. Tương truyền lúc bấy giờ, một người đàn ông từ Châu Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) đã đi thuyền nan dừng bên bờ sông Trà Lý rồi truyền dạy lại nghề chạm kim khí cho dân làng nơi đây. 

Theo văn bia tại đền thờ tổ nghiệp nghề chạm bạc Đồng Xâm thì vào năm 1948, ông Nguyễn Kim Lâu là người về nơi này truyền dạy nghề cho dân, lập phường nghề Phúc Lộc theo mô hình, một trùm phường với 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ, 149 người thuộc dòng họ Nguyễn, Triệu, Hoàng, Trần, Đinh, Vũ, Ngô, Đỗ…

 

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình từng có thời gian cực hưng thịnhLàng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình từng có thời gian cực hưng thịnh. Ảnh: timviec365

Tại Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình, trước khi học chữ, trẻ con đã biết cầm búa gò bạc, nam nữ thanh niên cũng đều thành thạo kỹ năng chạm bạc rồi đến lúc trưởng thành đi xa lập nghiệp. Thuở bấy giờ, trên đất Bắc có 3 nơi nổi tiếng với nghề chạm bạc truyền thống là phố Hàng Bạc, làng Định Công (Hà Nội) và làng Đồng Xâm của Thái Bình. Mỗi nơi mỗi vẻ, đều có nét đặc trưng riêng, thật khó phân định hơn thua. Chỉ biết riêng về chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình, nghề này đã có lịch sử 600 năm.

Làng nghề chạm bạc có thời kỳ hưng thịnh nhất là thời Nguyễn. Thời ấy, các nghệ nhân còn vào tận cung Huế chạm trổ cung kiếm, đồ trang trí triều đình. Chính họ cùng các thợ chạm bạc ở Châu Khê, Định Công lập thành phố Hàng Bạc Hà Nội ngày nay.

 

Vẫn còn nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề tại Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái BìnhVẫn còn nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề tại Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình. Ảnh: daidoanket

Tuy nhiên, cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm cũng từng có thời kỳ lâm vào nguy cơ mai một. Nhiều gia đình bỏ nghề chuyên sang công việc mới có thu nhập tốt hơn, nhưng vẫn có những ngời với tâm huyết, niềm đam mê, quyết tâm giữa nghề.

Ngày nay, để phục vụ nhu cầu thị trường, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình còn chế tác trên cả các sản phẩm mạ bạc hoặc bằng đồng. Mẫu mã họa tiết cũng đa dạng hơn xưa rất nhiều như lư hương, hoành phi, chân đèn, đồ thờ rồi đến cả những đồ dùng gia dụng như ấm chén, bát đĩa, mâm, khay... hay các đồ trang sức nhẫn, khuyên tai, dây chuyền, các đồ trang trí nhà cửa... 

 

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình giúp ổn định cuộc sống của người dânLàng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình giúp ổn định cuộc sống của người dân. Ảnh: Báo Thái Bình

Sản phẩm chạm bạc từ  làng Đồng Xâm Thái Bình có nét đặc trưng riêng, chất lượng cao, được biết đến bởi sự tinh xảo, khéo léo qua bàn tay lành nghề, giàu kinh nghiệm của những người thợ lão làng. 

 

Các sản phẩm của Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình tinh xảo và khéo léoCác sản phẩm chạm bạc của Đồng Xâm tinh xảo và khéo léo. Ảnh: Sản phẩm vùng miền 

Nghề chạm bạc giúp cuộc sống người dân Đồng Xâm được cải thiện, tạo công ăn việc làm đều đặn cho bà con trong vùng. Làng nghề còn mở rộng phát triển sang cả hai xã bên cạnh là xã Lê Lợi và xã Trà Giang, hình thành nên một vùng nghề rộng lớn chạy dài tới 6km. Để tưởng nhớ công ơn tổ nghề cụ Nguyễn Kim Lâu, người dân trong làng nghề lập đền thờ ông tại Đền Đồng Xâm. Hàng năm vào tháng 5 âm lịch, đền diễn ra lễ hội long trọng với nghi lễ rước tế cùng nhiều trò chơi dân gian khác. 
 

1.3.2. Sảm phẩm chạm bạc Đồng Xâm  

Theo chia sẻ của các nghệ nhân, chạm bạc chia ra làm 3 phương thức chính, gồm chạm, đậu và trơn. Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình là chuyên về chạm, một công đoạn quan trọng, tạo nên sự đẹp mắt, hấp dẫn cho sản phẩm. Đây cũng là công đoạn khó, đòi hỏi sự tập trung cao độ của thợ bạc bởi chỉ sai sót nhỏ thôi cũng đủ làm hỏng toàn bộ sản phẩm rồi. Khâu này được nghệ nhân Đồng Xâm ví như người viết chữ vậy. 

 

Sản phẩm của Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình nổi tiếng chất lượng và tinh xảoSản phẩm của Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình nổi tiếng chất lượng và tinh xảo. Ảnh: Tuổi trẻ

Một sản phẩm chạm bạc hoàn chỉnh sẽ trải qua 10 công đoạn khác nhau, công trình quan trọng nhất là trơn (cắt xẻ nguyên liệu), đậu (chạm họa tiết hoa văn) và chạm (kỹ thuật quyết định tới sự tinh xảo của sản phẩm). 

Ngày nay khi đã có máy móc hiện đại hỗ trợ các công đoạn, tiết kiệm sức người và thời gian nhưng tại làng nghề Đồng Xâm, người ta vẫn thực hiện thủ công bằng sức người. Bởi chỉ có những thợ lành nghề mới có đôi mắt thẩm mỹ cao, sự chính xác, tỉ mỉ mà không thứ máy móc nào có thể thay thế được. 

 

Các sản phẩm được Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình tạo nên ngày càng đa dạng hơnCác sản phẩm được Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình tạo nên ngày càng đa dạng hơn. Ảnh: Tuổi trẻ

Sản phẩm chạm bạc tại Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình nổi bật hơn các nơi khác về hình khối, dáng sản phẩm, thủ pháp xử lý sáng - tối, đáp ứng được tất cả nhu cầu của những vị khách khó tính nhất. 

 

Du lịch tới Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình khám phá nhiều điều thú vịDu lịch tới Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình khám phá nhiều điều thú vị. Ảnh: Tuổi trẻ

Du lịch Thái Bình, không chỉ là cơ hội để bạn ngắm nhìn những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, tận hưởng vẻ đẹp bình yên của một làng quê Bắc bộ hay check in bãi biển vô cực, thưởng thức bánh cáy đặc sản mà còn có thể thăm quan làng chạm bạc Đồng Xâm, tìm hiểu quá trình chạm khắc và mua một món quà làm từ bạc cho người thân. 

>>Xem thêm: Khám phá trọn vẹn ‘vùng quê 5 tấn’ với cẩm nang du lịch Thái Bình chuẩn chỉnh

2. Các làng nghề khác của Thái Bình 


2.1. Làng nghề bánh cáy Thái Bình

Nhắc tới đặc sản Thái Bình, người ta sẽ nghĩ ngay tới bánh cáy. Làng Nguyễn (làng Nguyên Xá, huyện Đông Hưng) là ngôi làng nức tiếng nghề làm bánh cáy, có cách đây hơn 200 năm. Nét đặc trưng của bánh cáy làng Nguyễn ở việc kết hợp các nguyên liệu đồng quê như gạo, thóc, lạc, vừng... để tạo nên loại bánh dẻo thơm và hương vị đặc trưng đến vậy. 

 

Ở Thái Bình có làng nghề bánh cáy ngon nổi tiếng không kém Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình Ở Thái Bình có làng nghề bánh cáy ngon nổi tiếng. Ảnh: Fanpage

Cũng như Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình, hện nay, ở Nguyên Xá có tới hàng trăm hộ sản xuất bánh cáy, và mỗi hộ lại mang đặc trưng riêng, dù đều chung tổ nghề. Trải qua nhiều thế hệ, quy trình làm bánh cáy vẫn gồm những công đoạn truyền thống xa xưa, vô cùng dân dã. 

Ai tới Thái Bình cũng đều muốn tìm mua loại bánh này làm quà sau chuyến đi. Không chỉ vậy, tới đây du khách còn được hiểu hơn về quy trình làm bánh hết sức thú vị này. Nghề làm bánh cáy giúp cuộc sống người dân được ổn định, mang lại thu nhập trung bình hơn 10 triệu đồng/tháng. 
 

2.2. Làng vườn Bách Thuận

Nằm ngay bên bờ Sông Hồng hiền hòa, làng vườn Bách Thuận (xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã hình thành trên 300, 400 năm. Hiện tại xã Bách Thuận có tất cả 9 thôn, trong đó 4 thôn Liên Hồng, Trung Hòa, Bách Tính, Thuận Nghiệp có nghề trồng cây hoa, cây cảnh nổi tiếng gần xa. 

 

Làng vườn Bách Thuận cũng nổi tiếng không kém Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái BìnhLàng vườn Bách Thuận cũng nổi tiếng không kém Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình. Ảnh: Tripzone

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này điều kiện thuận lợi để khai thác loại hình du lịch sinh thái làng vườn, trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Những ngày rảnh rỗi, về với Bách Thuận, bạn sẽ thấy khác biệt hẳn bởi không khí trong lành, dễ chịu, cảnh sông êm du. Đặc biệt là những vườn cây trải dài như bất tận, xanh mướt từ trong ra ngoài ngõ tạo nên cảnh quan đẹp mắt, thơ mộng. Làng vườn Bách Thuận như lá phổi xanh, làm nên sức hấp dẫn khác biệt so với những vùng đất khác trên miền quê chị Hai năm tấn. 

Trên đây là thông tin về Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)