Cập nhật kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử mới nhất, cực chi tiết từ A-Z dành riêng cho các tín đồ mê sống ảo. Hướng dẫn cách di chuyển, điểm check-in đỉnh cao và những góc chụp chất lừ giúp bạn mang về bộ ảnh "triệu like" cùng trải nghiệm khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp!
Tây Yên Tử - vùng đất mang vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí nhưng không kém phần lãng mạn, là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê khám phá và “săn” ảnh đẹp. Từ những cung đường mây vờn gió, đến các góc check-in đầy nghệ thuật giữa thiên nhiên bao la, nơi đây sẽ khiến bạn mê mẩn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bạn đang tìm kiếm kinh nghiệm chi tiết để chuyến đi Tây Yên Tử thêm trọn vẹn? Đừng bỏ lỡ bài viết này với loạt gợi ý cực hữu ích, hứa hẹn mang đến cho bạn hành trình thú vị và những khung hình "triệu view"!
Tây Yên Tử hay có tên đầy đủ là Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, thuộc tỉnh Bắc Giang. Khu vực này bao gồm nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp, hệ thống chùa chiền linh thiêng và các di tích lịch sử quan trọng gắn liền với Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đây là một trong những điểm đến thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, không khí trong lành và giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc.
Khu du lịch cách thủ đô Hà Nội khoảng 124 km, bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy.
Nếu đi bằng xe máy, bạn hãy đi từ Hà Nội đến thành phố Bắc Giang, sau đó di chuyển thêm quãng đường 67 km nữa để đến tận nơi. Đi tới Big C, hãy rẽ vào đường Tâm Linh, đi tiếp đến ngã 3 sẽ có biển hướng về Tây Yên Tử, cứ đi thẳng theo đường đó đến khi gặp biển chỉ dẫn, rẽ vào đó, đi tiếp một đoạn nữa là đến nơi.
Nếu bạn đi xe khách thì còn đơn giản hơn. Từ Hà Nội bắt xe đi thành phố Bắc Giang. Từ đó đón xe buýt đi một mạch lên thẳng Tây Yên Tử. Chi phí chỉ khoảng 100.000Đ.
Tây Yên Tử nằm trên sườn núi phía Tây của dãy Yên Tử, nơi được mệnh danh là "nóc nhà của vùng Đông Bắc." Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi non trùng điệp, những con suối trong vắt uốn lượn, và những cánh rừng xanh ngát ôm trọn lối đi. Vào mùa xuân, khu vực này càng trở nên lộng lẫy hơn với hoa rừng nở rộ, mang đến một bức tranh thiên nhiên đầy sống động và mê hoặc.
Tây Yên Tử có hệ thống chùa tháp trang nghiêm, di tích lịch sử giá trị, các công trình kiến trúc phức tạp, công phú. Bên cạnh đó, khu vực này còn được bao bọc trong một không gian thiên nhiên với rừng núi hùng vỹ, đẹp ngoạn mục và ấn tượng. Hệ thống chùa, tháp ở đây không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ kính mà còn lưu giữ những câu chuyện lịch sử và giá trị văn hóa sâu sắc. Nổi bật là chùa Hạ, chùa Trung, và chùa Thượng - những nơi từng in dấu chân Phật hoàng Trần Nhân Tông trong hành trình tu hành và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Cảm giác bước qua những con đường lát đá, băng qua những khu rừng nguyên sinh, lắng nghe tiếng chim hót líu lo và tiếng suối róc rách là điều khó nơi nào có được.
Tại đây cũng có tuyến cáp treo nối liền hai tỉnh Quảng Ninh – Bắc Giang, hướng đến phát triển du lịch về lâu về dài trong tương lai. Đến khu du lịch Tây Yên Tử, bạn có đi dạo vãn cảnh, check-in siêu đẹp với cảnh quan thơ mộng - nơi được tín đồ sống ảo miền Bắc gọi là “Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt”.
>> Xem thêm: Du lịch Bắc Giang: Mảnh đất cổ kính, hoang sơ và thân thiện
Bạn sẽ có dịp tìm hiểu thêm về Thiền phải Trúc Lâm Yên Tử gắn với cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thiền phải Trúc Lâm Yên Tử được hình thành từ thế kỷ 13 bởi thiền sư Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung - tôn thất nhà Trần. Thiền phái mang đặc trưng Phật Việt trên cơ sở hệ thống tư tưởng ba Phật phái Tiniđalưuchi, Vô Thông Ngôn và Thảo Đường.
Trần Nhân Tông sinh năm 1258, từ nhỏ vốn đã là người sùng kính đạo Phật. Sau khi lên ngôi, vua vẫn rất quan tâm đến thu thiền. Phật pháp cũng có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng gắn đạo với đời của vua, kể cả cách chỉ huy đánh giặc lẫn chính sách đối ngoại với các nước láng giềng.
Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông vào năm 1293, ông đến núi Yên Tử chuyên tâm thu hành. Tại đây, ông đã tu tập và truyền dạy tư tưởng cho hàng nghìn đệ tử. Năm 1308, ông qua đời, được tôn làm Phật hoàng, Tổ đệ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử có 3 khu vực: chùa Trung, chùa Hạ, chùa Thượng. Trong đó, khu vực chùa Hạ là trung tâm, có địa hình bằng phẳng, hướng tầm nhìn về phía núi non trùng điệp.
Tại đây có hầu hết các dịch vụ phục vụ du khách: công viên sinh thái, khu tái hiện Hoàng thành Thăng Long, nhà hàng, bảo tang, khu nghỉ dưỡng bên suối….
Khu chùa Trung cách đó không xa, nằm giữa núi Yên Tử. Tại khu vực này có các đài vọng cảnh, đường đi bộ lên chùa, đường cáp treo… Bạn có thể dừng chân tại đây để vãn cảnh và chụp ảnh.
Khu vực chùa Thượng thì dành cho các du khách muốn thực hiện hành trình leo núi và thiền.
Chùa Am Vãi là một trong những di tích quan trong nhất của quần thể Tây Yên Tử. Chùa nằm trên độ cao 700 m so với mực nước biển, được xây dựng từ thế kỷ 12 - 13. Xưa kia, chùa này là nơi các công chúa nhà Trần đến tu hành, nên còn được gọi là Am Ni Tự. Hiện nay chùa vẫn còn nhiều dấu tích xưa, như hàng Tiền, hang Gạo, giếng cổ, bàn Cờ Tiên, dấu chân Phật…
Cổng trời nằm ở khu vực chùa Hạ, là một phông nền sống ảo không thể bỏ qua tại Tây Yên Tử. Cổng Trời được thiết kế đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, nằm nổi bật giữa nền trời xanh và núi rừng hùng vĩ. Điểm đặc biệt chính là lối đi lát đá dẫn đến cổng, tạo cảm giác như một con đường nối thẳng đến thiên đường. Đây cũng chính là nơi mà ca sĩ tài năng Việt Nam – Sơn Tùng M-TP đã quay MV Lạc Trôi trăm triệu view vài năm trước.
Khu vực chùa Thượng mùa nay có nhiều mây. Nếu bạn là người thích đi săn mây thì có thể đến đây. Tham quan chùa Bổ Đà và chụp ảnh với khung trời tuyệt đẹp, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Để săn mây, bạn nên mang theo giày leo núi để dễ dàng di chuyển trên địa hình đồi núi. Đừng quên máy ảnh hoặc điện thoại có chế độ chụp ảnh chất lượng cao để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp.
Cáp treo Tây Yên Tử được xây dựng năm 2013, nhưng mới được đưa vào hoạt động từ Tết nguyên đán 2019. Tuyến cáp này giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức di chuyển lên đến các ngôi chùa trên núi.
Tuyến cáp có chiều dài hơn 2 km, tổng cộng có 45 cabin, vận chuyển khoảng 1.500 khách/giờ. Ngồi cáp treo, bạn có thể dễ dàng di chuyển từ Tây Yên Tử Bắc Giang sang chùa Đồng Quảng Ninh chứ không phải đi bộ mất 3 giờ đồng hồ như trước đây.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử rộng hơn 13 ha, bao gồm rừng và đất đặc dụng. Tại đây có 5 kiểu thảm thực vật chính: tràng cỏ và cây bụi; cây gỗ nhỏ và tre nứa; rừng kín thường xanh; cây lá rộng xen cây lá kim; rừng cây gỗ lá rộng.
Đây cũng là ngôi nhà chung của nhiều loại động vật lớp thú, bò sát, ếch nhái… Người yêu thiên nhiên và thích khám phá thế giới động vật hẳn sẽ không thể bỏ qua cơ hội tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.
Mỗi mùa ở Tây Yên Tử đều mang đến những trải nghiệm đặc biệt, tùy thuộc vào sở thích của du khách.
>> Xem thêm: Tour du lịch Lạng Sơn giá rẻ ưu đãi bất ngờ
Vé cáp treo Tây Yên Tử khứ hồi là 260.000Đ/khách. Vé 1 chiều: 150.000Đ/khách. Vé xe điện là 10.000Đ/khách.
Lưu ý: Đây là không gian chùa chiền nên hãy ăn mặc kín đáo khi ghé thăm. Nên mang theo mũ, nón, ô để che nắng khi đi dạo. Mang theo nước và thức ăn cũng được, nếu không có thể mua ở khu vực nhà hàng, tất nhiên là giá sẽ cao hơn so với bên ngoài.
Với những kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử mới nhất, bạn đã sẵn sàng để tận hưởng một chuyến đi đầy thú vị và “sống ảo” tại nơi này chưa? Từ những góc chụp tuyệt đẹp tại Cổng Trời, chùa Thượng đến những khung cảnh mây mù huyền bí, Tây Yên Tử chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những bức ảnh "nghìn like" và những kỷ niệm khó quên. Hãy lên kế hoạch và khám phá ngay hôm nay, để mỗi bước đi của bạn đều là một khoảnh khắc tuyệt vời trong hành trình sống ảo tại thiên đường này!
Cẩm Luyến