Làng gốm Bát Tràng không phải địa điểm mới nhưng chưa bao giờ hết HOT trên bản đồ du lịch Hà Nội. Những kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn và gia đình có hành trình khám phá xứ sở gốm thật nhiều kỷ niệm.
Làng gốm Bát Tràng ở đâu hay địa chỉ Làng gốm Bát Tràng là điều mà nhiều người thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới của mình. Cụ thể, làng gốm tọa lạc tại thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Với bề dày lịch sử hàng trăm năm, Làng gốm Bát Tràng là nơi sản xuất và kinh doanh gốm sứ nổi tiếng bậc nhất Hà Thành nói riêng và đất nước nói chung.
Như vậy, sau khi đã biết Làng gốm Bát Tràng ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không rủ ngay team bạn thân tới đây để thăm quan thôi nào. Với kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng, đảm bảo bạn sẽ không phải thất vọng đâu nhé.
Đặc biệt, Làng gốm Bát Tràng không hề thu phí thăm quan. Bạn chỉ phải chi trả nếu phát sinh mua sắm, ăn uống hoặc trải nghiệm hoạt động trong xưởng gốm mà thôi.
Cách trung tâm TP Hà Nội hơn 13km, việc di chuyển tới Làng gốm Bát Tràng cực kỳ thuận tiện và dễ dàng. Từ Hồ Gươm, khách du lịch Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, rẽ phải vào ĐT378, sau đó rẽ phải vào đường Giang Cao là tới được Bát Tràng. Đường đi đẹp, có thể tra cứu trên google maps hoặc hỏi người đi đường đều được.
Ngoài việc chủ động phương tiện cá nhân, du khách có thể đi phương tiện công cộng nếu sợ lạc đường. Bạn chọn tuyến bus 47A, 52B, 47B đều có đi qua Làng gốm Bát Tràng. Nhìn chung, tùy điểm khởi hành mà bạn lựa chọn tuyến bus cho phù hợp. Theo kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng, taxi, xe công nghệ... cũng là sự lựa chọn thuận lợi cho những vị khách rủng rỉnh tiền bạc.
Làng gồm Bát Tràng là một trong những làng nghề lâu đời ở nước ta. Bởi vậy, đến đây, ai cũng mong muốn được tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành của làng gốm truyền thống này.
Theo ghi chép, Làng gốm Bát Tràng hình thành vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Câu chuyện hình thành làng gốm gắn liền với 3 vị thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (Lưu Vĩnh Phong). Họ được cử đi Bắc Tống, trên đường về đi qua Thiều Châu (Quảng Đông) và học được kỹ thuật từ làng gốm nổi tiếng. Ba ông đã đem về truyền lại cho dân chúng.
Trong gia phả của nhiều dòng họ tại Bát Tràng, họ Nguyễn Ninh Tràng lâu đời nhất nên được tôn trọng. Nhiều người còn cho rằng, Nguyễn Ninh Tràng là dòng họ Nguyễn ở Vĩnh Ninh – một lò gốm xứ Thanh Hóa. Theo kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng, trong gia phả một số dòng họ khác ở Bát Tràng như Phạm, Nguyễn, Trịnh, Lê… đều ghi nhận tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư tới đây.
Vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, Huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa Ngoại. Thời nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát trở thành hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Nơi này có loại đất sét trắng thích hợp làm gốm.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ tiến hành dời đô về Thăng Long nên hiều thương nhân, thợ thủ công cũng tìm về đây. Sự ra đời và phát triển của thành Thăng Long tác động mạnh mẽ đến kinh tế của Bát Tràng. Nhiều người dân và thợ gốm sứ di cư đến đây giúp Bát Tràng trở thành trung tâm gốm sứ nổi tiếng từ bấy giờ.
Trải qua nhiều thăng trầm và biến động của thời gian, dù các dòng họ ở làng Bồ - Bát không còn làm gốm nữa nhưng vẫn luôn nhắc đến những người anh em cùng họ từ làng gốc ra đi an cư lạc nghiệp ở Bát Tràng. Còn người Bát Tràng dù trải qua 15-20 đời sinh sống, lập nghiệp ở vùng ven Thăng Long vẫn luôn ghi nhớ về cội nguồn. Điều này được ghi lại trong gia phả nhiều dòng họ và cũng được bậc tiền nhân kể lại cho thế hệ con cháu.
Như vậy, theo kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng, trải qua nhiều thế kỷ, phát huy yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, các dòng họ trên mảnh đất Bát Tràng đã xây dựng, mở mang xóm làng. Cái tên Bát Tràng cũng chỉ sự hòa hợp, uyển chuyển giúp cuộc sống người dân luôn hanh thông, tạo lập niềm tin, ý chí cho người dân theo nghiệp, tạo nên nét văn hóa rất riêng của Thủ đô Hà Nội.
>>Xem thêm: Du lịch phố cổ Hà Nội: Những điểm đến, quán ăn ngon cần lưu gấp
Giờ mở cửa: 8h – 18h hàng ngày
Giá vé: Từ 50.000 – 90.000 đồng/người, bán theo từng tầng
Tới Làng gốm Bát Tràng, không chỉ làm gốm, bạn còn có cơ hội check in mỏi tay tại Bảo tàng gốm Bát Tràng nữa đấy. Nằm trong dự án "Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt", bảo tàng được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2021, đón chà hàng trăm lượt khách ghé thăm mỗi ngày.
Bảo tàng gốm Bát Tràng nằm ngay ở đầu làng nên cực dễ tìm. Công trình có 2 phần kiến trúc nối với nhau bằng tòa nhà hình bàn xoay đặc trưng. Nhìn từ bên ngoài, bảo tàng đã vô cùng nổi bật với màu sắc bắt mắt và thiết kế độc đáo. Tầng 1 của tòa nhà giới thiệu các gian hàng gốm cùng một số sản phẩm.
Theo kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng, lên tới tầng 2, khách du lịch sẽ được chiêu đãi không gian tái hiện làng nghề gốm Bát Tràng xưa và nay. Tại đây có cả lò gốm thủ công, mô tả đúng quy trình sản xuất gốm giúp du khách hiểu hơn về làng nghề truyền thống.
Tầng 3 là không gian của triển lãm nghệ thuật đương đại. Du khách còn có thể đấu giá các sản phẩm nghệ thuật như tranh, gốm đạt chuẩn quốc tế nữa đấy. Sau khi đã thăm quan hết các tầng, tầng 4 và tầng 5 sẽ phục vụ đồ ăn, trà cho thực khách nạp lại năng lượng. Đặc biệt, nếu bạn muốn ở lại qua đêm ngay trong Bảo tàng gốm Bát Tràng có thể tham khảo các hạng phòng với giá dao động từ 800.000 đồng/đêm.
Chơi gì ở Làng gốm Bát Tràng? Bạn đừng quên dạo quanh ngôi làng cổ hàng trăm năm tuổi để khám phá nhé. Những con ngõ nhỏ, những bức tường gạch, sân đình, cột đá... tất cả đều đã in hằn dấu vết thời gian.
Không gian tại làng gốm rất bình yên, mộc mạc, bạn như được trở về quá khứ, trở về một thời kỳ đầy hưng thịnh của nước nhà. Con người ở Bát Tràng cũng rất thân thiện. Du khách có thể trò chuyện và lắng nghe những câu chuyện đầy thú vị về cuộc sống, về làng nghề này.
Theo kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng của nhiều người đi trước, ở đây có nhà cổ Vạn Vân nằm ở con ngõ nhỏ cạnh chợ gốm, trưng bày hơn 300 hiện vật gốm cổ B niên đại từ thế kỷ XV - XIX, do chủ nhà sưu tập. Mỗi hiện vật gốm đều chứa đựng cả một sự tích, thể hiện sự khéo léo, tài hoa của nghệ nhân.
Không gian nhà cổ Vạn Vân mang đặc trưng của làng quê Việt, có cối xay lúa, có thuyền, có nia, có tường gạch phủ đầy rêu phong, có giếng nước, thảm cỏ, vại nước, búi tre, gạo dừa... Quanh khu nhà cổ có kê chõng tre để khách thăm quan nghỉ chân, uống trà xanh, đánh cờ. Tới đây, không chỉ để khám phá, thăm thú mà còn được hòa mình vào trong thiên nhiên trong lành. Chỉ đơn giản vậy thôi cũng đủ khiến ta cảm thấy thoải mái và yêu đời hơn.
Chơi gì ở Làng gồm Bát Tràng? Làm gốm chính là trải nghiệm không thể bỏ qua khi tới đây. Chỉ với 10.000 đồng, khách du lịch Hà Nội có thể trực tiếp tự tay tham gia nặn gốm. Trên chiếc bàn tròn xoay đặc trưng của nghề gốm, bạn được chỉ dẫn tận tình về cách tạo hình, sáng tạo tùy theo ý của mình.
Theo kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng, để mang sản phẩm gốm hoàn thiện về làm kỷ niệm, du khách chỉ cần trả thêm 40.000 – 60.000 đồng nữa mà thôi. Đây sẽ là hoạt động cực kỷ thích hợp với những gia đình có con nhỏ nữa đấy.
Chơi gì ở Làng gồm Bát Tràng? Chợ gốm rộng 6000m2 bày bán la liệt các sản phấm gốm sứ. Bởi vậy, bạn đừng quên việc ghé thăm chợ, ngắm nghía sản phẩm gốm đẹp mắt và có thể mua một sản phẩm về làm quà cho người thân sau chuyến vi vu của mình. Các sản phẩm gốm đủ mọi tạo hình và họa tiết với nhiều mức giá khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn.
Theo kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng, Vinhomes Ocean Park chỉ cách làng gốm hơn 5km nên rất thuận tiện để thăm quan. Chẳng cần phải đi đâu xa, bạn cũng có thể tắm biển, thoải mái chơi đùa bên bờ cát với bãi biển nhân tại tại khu đô thị này. Sở hữu công nghệ lọc ưu việt chuẩn quốc tế, nước biển ở Vinhomes Ocean Park trong lành, an toàn cho sức khỏe và trên hết, có vị mặn như biển thật.
Không chỉ với background bãi biển, Ocean Park Gia Lâm còn có rất nhiều góc lên hình “chất như nước cất”. Không gian thoáng đãng, ánh sáng tự nhiên đẹp, bạn chẳng cần tạo dáng cầu kỳ cũng có ngay ảnh xịn mang về rồi. Ngoài ra, cắm trại hoặc tổ chức BBQ ngoài trời, chèo thuyền kayak... cũng là trải nghiệm tuyệt vời tại Vinhomes Ocean Park.
Kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng của nhiều người cho biết, di chuyển khoảng 11km về phía Long Biên, bạn sẽ đến với Làng rắn Lệ Mật, một làng nghề cũng rất lâu đời của Hà Nội. Làng được hình thành từ những năm thế kỷ 9 được biết đến với nghề nuôi rắn, từng xuất hiện truyền hình quốc tế.
Nhiều khách du lịch tới Lệ Mật để tìm mua rắn, được giới thiệu có nhiều công dụng tăng cường sinh lực, chữa bệnh xương khớp, mật rắn chữa viêm họng... cũng như thưởng thức các món ăn từ rắn. Ngoài ra, để tưởng nhớ công ơn của chàng thanh niên Lệ Mật, dân làng tổ chức lễ hội hàng nằm từ ngày 20 – 23/3 Âm lịch, thu hút đông đảo khách thăm quan.
Trên đây là kinh nghiệm du lịch Làng gốm Bát Tràng cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.
Yến Yến