Bạn muốn tham gia lễ hội chợ Viềng? Kinh nghiệm đi hội chợ Viềng Nam Định siêu chi tiết mà Du lịch Việt Nam tổng kết dưới đây sẽ cho bạn và người thân một trải nghiệm lễ hội trọn vẹn và đầy niềm vui đấy.
Chợ Viềng Nam Định ngày nào hay thời gian diễn ra chợ Viềng ở Nam Định là điều mà nhiều người thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, đến hẹn lại lên, đều hàng năm, cứ vào đêm mùng 7, sáng mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, hội chợ Viềng lại được mở họp tại thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực và xã Kim Thái, huyện Vụ Bản của tỉnh Nam Định.
Chợ Viềng Nam Trựa, chợ Viềng Vụ Bản diễn ra vào đúng dịp đầu năm nên đã trở thành điểm đến du xuân của người dân trong tỉnh và du khách thập phương. Chợ Viềng là phiên chợ có một không hai trong cả nước, đang chờ bạn khám phá.
Như vậy, sau khi biết chợ Viềng Nam Định ngày nào, còn chần chờ gì nữa mà không lập team tới đây khám phá nào. Cùng kinh nghiệm đi hội chợ Viềng Nam Định, bạn chắc chắn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời và trọn vẹn tại đây.
Cách trung tâm TP Hà Nội chỉ hơn 100km nên việc di chuyển tới hội chợ Viềng Nam Định vô cùng thuận tiện và nhanh chóng. Từ Thủ đô, bạn đi theo cao tốc Hà Nội – Ninh Bình trong vòng 2 giờ là đã tới được địa điểm diễn ra chợ Viềng. Bạn có thể hỏi đường người dân rất thân thiện sẽ chỉ đường tận tình và có thể đi về trong ngày.
Ngày nay, khi việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng hơn thì rất nhiều du khách từ các địa phương lân cận khác như Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Thái Bình... cũng đổ về Nam Định để tham dự chợ Viềng xuân. Theo kinh nghiệm đi hội chợ Viềng Nam Định, dù xuất phát từ đâu, đường đi đều đẹp, có thể tra cứu trên google maps dễ dàng. Bạn chú ý biển báo, tốc độ là được.
>>Xem thêm: Không bỏ lỡ bất cứ trải nghiệm thú vị nào với cẩm nang du lịch Nam Định chi tiết
Ý nghĩa lễ hội chợ Viềng mang ý tâm linh tốt đẹp. Hội chợ được tổ chức hàng năm, phát huy những tinh hoa văn hóa của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là cơ hội để người dân địa phương thể hiện nét văn hóa độc đáo đặc trưng hiếm có tồn tại nhiều đời nay, đồng thời là quảng bá, thu hút khách du lịch thập phương về nét đẹp văn hóa dân tộc.
Chợ Viềng Nam Trực còn được gọi là chợ Viềng Chùa khi gắn với Chùa Đại Bi thờ Thiền sư Từ Đạo Hành ở thị trấn Nam Giang. Chờ Viềng huyện Vụ Bản còn được gọi là chợ Viềng Phủ bởi gắn với Phủ Dầy – một quần thể di tích quốc gia thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong những ngày đầu năm, theo kinh nghiệm đi hội chợ Viềng Nam Định, trái ngược với không khí thanh tịnh của chốn thờ tự thì bên ngoài lại là những phiên chợ lâu đời nhất nước ta với sự tấp nập, rộn ràng.
Không xô bồ, người mặc cả, kẻ hét giá như những phiên chợ dân sinh thường thấy, chợ Viềng xuân là phiên chợ thiêng. Bởi vậy, người ta đến chợ này trong tâm thức là như đi hội. Tới chợ, bạn còn được tham gia vào các trò chơi dân gian như chọi gà, tổ tôm điếm, cờ tướng, đánh đu, đấu vật, thưởng thức các môn nghệ thuật truyền thống như nặn tò he, hát chầu văn, hát chèo, múa rối cạn rồi xin chữ... Tất cả đều gắn liền với đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp lúa nước từ ngàn đời nay.
Ý nghĩa lễ hội chợ Viềng được thể hiện rất rõ ở tâm thế của mỗi người khi tới chợ. Dù là người bán hay người mua, họ đều không đặt nặng vấn đề lời lãi ra sao, người mua sẽ không mặc cả nhiều để tránh xui xẻo, người bán cũng không nói thách cao để tránh làm mất đi tính thiêng liêng của phiên chợ. Họ chỉ có tâm niệm duy nhất là mua may, bán rủi, mong cầu một năm mới bình an, may mắn mà thôi.
Kinh nghiệm đi hội chợ Viềng Nam Định của nhiều người đi trước rằng, do phiên chợ chỉ họp một lần mỗi năm nên nhiều du khách khắp nơi đều tới thăm quan phiên chợ này. Ngay từ đêm mùng 7 âm lịch, không khí đã sôi động, tấp nập người mua kẻ bán.
Tới chợ Viềng, khách du lịch Nam Định đừng quên chiêm bái di tích đền, chùa, phủ, vãn cảnh thiên nhiên, tận hưởng không gian linh thiêng mà không kém phần sôi động của các lễ hội đầu xuân.
Chùa Đại Bi gắn liền với chợ Viềng Nam Trực, được xây dựng từ thời Lý (thế kỷ 11) tại thôn Giáp Ba. Qua thời gian đầy biến động, ngày nay, dấu vết của lần xây dựng đầu tiền ở chùa chỉ còn lại một số chân tảng đá ở ngay Tam quan. Sau Tam quan sẽ là cụm kiến trúc chính của chùa gồm tiền đường tam bảo ngoại thờ Tam thánh, tượng Cửu Long và Thất Phật.
Ngoài các giá trị kiến trúc nghệ thuật, Chùa Đại Bi còn lưu giữ nhiều di vật cổ, điển hình là 10 tấm bia và 10 đạo sắc phong thần, tấm bia cổ nhất khắc từ đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị 4 (1679).
Theo kinh nghiệm đi hội chợ Viềng Nam Định, Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng Vụ Bản, thờ bà chúa Liễu Hạnh. Quần thể Phủ Dầy với hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, nổi tiếng linh thiêng, thu hút rất đông khách thập phương ghé thăm hàng năm.
Tham dự chợ Viềng Nam Định, bạn cũng được hòa mình vào các trò chơi hội sôi động truyền thống như chọi gà, tổ tôm điếm, cờ tướng, đánh đu, đấu vật... Không khí vui tươi, rộn ràng khiến ai nấy cũng hân hoan trong dịp đầu năm.
Mua gì ở chợ Viềng Nam Định? Tới hội chợ Viềng, trải nghiệm chính nhất vẫn là trao đổi, mua bán với ý nghĩa cầu may dịp năm mới. Trước đây, hội chợ này là phiên chợ chuyên bày bán các mặt hàng nông nghiệp, từ nông cụ phục vụ việc đồng áng như liềm, dao, cuốc, xẻng... đến các loại cây trồng như chanh, táo, vú sữa, hồng xiêm,...
Ngày nay, chợ có đa dạng các mặt hàng hơn, gồm nhiều ngành nghề khác nhau đến từ các tỉnh thành phố khác nhau, cho bạn tha hồ thăm quan và lựa chọn. Hàng hóa tại chợ Viềng Nam Định chủ yếu được người dân trong tỉnh và một số địa phương lân cận như Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên... mang tới.
Mua gì ở chợ Viềng Nam Định? Bạn có thể mua cây cảnh, đồ lưu niệm trong nông nghiệp, các dụng cụ làm nông, hàng thủ công mỹ nghệ mây đan tre, đồ gỗ, đồ cổ, gốm sứ, hoa.... Các mặt hàng rất đa dạng, chất lượng tốt và không nói thách nhiều nên du khách yên tâm mua bán. Người dân cho rằng mua những vật dụng này tại chợ sẽ giúp họ có một mùa màng bội thu, âm no.
Theo kinh nghiệm đi hội chợ Viềng Nam Định, một mặt hàng không thể bỏ qua khi tới chợ này là thịt bò, thịt bê thui. Đây được xem là mặt hàng đặc trưng mà ai cũng mua khi tới đây. Khách du lịch ghé chợ, thưởng thức phở bò, lẩu bò hay các món tái chanh được nấu tại chỗ do người dân địa phương trực tiếp chế biến, mang đậm phong vị truyền thống. Ngoài ra, bạn đừng quên mua thịt bò, thịt bê mang về.
Thịt bò màu đỏ tươi, nhiều người quan niệm đây là màu may mắn, mang lại vận đỏ cho cả năm. Thậm chí, họ quan niệm nếu tới chợ Viềng mà không mua thịt bò thì coi như chưa đi chợ. Bởi vậy, dù giá đắt hơn bình thường nhưng thịt bò vẫn là mặt hàng chủ lực, bán chạy nhất tại chợ Viềng xuân.
Một số lưu ý khi đi chơi chợ Viềng là do lượng khách lớn nên bạn cần chú ý về vấn đề an ninh. Có nhiều đối tượng xấu trà trộn vào để móc túi, du khách bảo quản tư trang cẩn thận tránh tình trạng mất trộm.
Theo kinh nghiệm đi hội chợ Viềng Nam Định, Nhà thờ Hưng Nghĩa là nhà thờ nổi tiếng về kiến trúc đẹp, thích hợp để bạn kết hợp thăm quan. Được xây dựng theo lối Gothic hoành tráng, Nhà thờ Hưng Nghĩa nằm ở xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, cách trung tâm TP Nam Định 30km.
Nhà thờ đã trải qua đợt trùng tu năm 2001 và đến năm 2012 mới mang diện mạo khang trang, tráng lệ như hiện tại. Công trình này có tông màu ghi xám điển hình, hai tháp chuông cao 60m đâm thẳng lên trời. Bên trong nhà thờ Hưng Nghĩa có mái vòm, màu vàng kết hợp với màu trắng quen thuộc, có cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên. Giáo xứ Hưng Nghĩa này mở cửa đón người dân vào làm lễ hai lần trong ngày.
Cánh đồng muối Bạch Long ở huyện Giao Thủy, là một điểm thăm quan nổi bật trong hành trình khám phá mảnh đất Nam Định. Từ bao đời nay, bao nhiêu thế hệ diêm dân vẫn miệt mài đêm ngày làm việc để tạo ra những hạt muối trắng tinh khiết, phục vụ thị trường.
Tới cánh đồng muối Bạch Long, du khách sẽ hiểu về công việc đầy nhọc nhằn này. Thời điểm làm muối tốt nhất cũng là lúc cái nắng gay gắt nhất trong ngày. Không có nắng thì không có muối. Nếu xảy ra rào bất chợt, không chạy kịp thì coi như cả một ngày trở nên công cốc.
Trên đây là kinh nghiệm đi hội chợ Viềng Nam Định cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.
Yến Yến