Banner Movi

Đường cổ Pavi Lai Châu: Con đường đá hơn 100 năm tuổi trở thành điểm trekking mê ly

Thứ sáu, 27/09/2024, 20:00 GMT+7
Tuyến đường cổ Pavi Lai Châu từng được Pháp sử dụng, nay bỗng trở thành điểm đến cực HOT của miền Tây Bắc. Đây là điểm đến mới mẻ, cực lý tưởng cho những người ham trekking. 
quảng cáo

Bạn muốn tìm một nơi đến hoang sơ và độc đáo? Đường cổ Pavi Lai Châu không phải nơi đến mới hình thành nhưng lại là một điểm đến mới nổi gần đây, tưởng chừng đã ngủ quên giữa rừng núi đại ngàn. 

1. Đường cổ Pavi Lai Châu – đường cổ từ thời Pháp thuộc 


1.1. Đường cổ Pavi ở đâu?

Đường cổ Pavi ở đâu hay vị trí của đường cổ Pavi là điều mà nhiều người thắc mắc khi đang lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, con đường này được hình thành với chiều dài gần 100km, kéo dài từ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai tới TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu ngày nay. Việc xây dựng con đường này giúp việc di chuyển tiết kiệm thời gian hơn. 

 

Đường cổ Pavi Lai Châu nối liền hai bản của tỉnh Lai Châu và Lào CaiĐường cổ Pavi Lai Châu nối liền hai bản của tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Ảnh: Hoang Ngoc Anh

Tuy nhiên, qua thời gian, con đường đá cổ Pavi hiện nay chỉ còn dài 17km, từ bản Nhìu Cồ San (xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) sang bản Sàng Mà Pho (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) mà thôi. 

Như vậy, sau khi đã biết được đường cổ Pavi ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không rủ bạn bè tới đây khám phá, trekking ngay thôi nào. Chắc chắn đường cổ Pavi Lai Châu không khiến bạn phải thất vọng đâu. 

>>Xem thêmBản Sì Thâu Chải Lai Châu – bản làng người Dao trên độ cao 1.500m

1.2. Đường đi đường đá cổ Pavi

Theo kinh nghiệm du lịch Lai Châu, để tới đường đá cổ Pavi, bạn có thể bắt đầu từ bản Sàng Mà Pho. Đây là địa điểm bắt đầu con đường đá cổ từ phía Lai Châu, kết thúc là bản Nhìu Cồ San phía Lào Cai. Cung đường cổ từ Lai Châu sẽ không lên dốc quá nhiều, độc dốc cũng vừa phải, giúp du khách khám phá đỡ tốn công sức và thời gian hơn so với hành trình ngược lại. 

 

Đường đi đường cổ Pavi Lai Châu không hề dễ dàng nhưng lại đầy hưng phấnĐường đi đường cổ Pavi Lai Châu không hề dễ dàng nhưng lại đầy hưng phấn. Ảnh: doingoailaocai

Cách trung tâm TP Hà Nội hơn 400km, đường đi tới Sàng Mà Pho không hề đơn giản mà có nhiều đoạn khúc khuỷu, quanh co của đường đèo Tây Bắc. Du khách sẽ mất tầm 8 tiếng di chuyển. Do đó, bạn có thể chọn đi xe đêm hoặc bắt đầu vào sáng để lúc tới được Sàng Mà Pho trời không quá tối. 

Nghỉ lại qua đêm trên bản cũng là gợi ý không tồi, vừa cho bạn tìm hiểu về phong tục sinh hoạt của bà con H’Mông địa phương vừa nạp năng lượng cho hành trình phía trước. Từ xã Sin Suối Hồ lên Sàng Mà Pho khá cheo leo, có thể khiến du khách đứng tim. Một bên là núi cao sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm, đường xóc và gồ ghề hơn nhiều. 

 

Bạn có thể xuất phát từ phía bản Sàng Mà Pho để trekking đường cổ Pavi Lai ChâuBạn có thể xuất phát từ phía bản Sàng Mà Pho để trekking đường cổ Pavi Lai Châu. Ảnh: Baophapluat

Nếu không vững tay lái, khách du lịch đường cổ Pavi Lai Châu nên thuê xe ôm là người dân địa phương để đảm bảo an toàn. Quãng đường đi từ xã Sin Suối Hồ vào tới bản Sàng Mà Pho tầm 2km nhưng có thể tốn 1-2 tiếng di chuyển. Đây sẽ là quãng đường đầy phiêu lưu và trải nghiệm cho du khách. 


1.3. Khám phá con đường đá cổ Pavie Lai Châu 


1.3.1. Lịch sử hình thành 

Đường đá Pavi hay còn được gọi là đường đá cổ Pavie Lai Châu, bắt đầu xây dựng từ năm 1920 dưới thời Pháp thuộc. Nằm vắt mình qua núi Nhìu Cồ San oai hùng, con đường này như “ngủ quên” giữa rừng già. 

 

Đường cổ Pavi Lai Châu được xây dựng từ thời Pháp những năm 20 thế kỷ trướcĐường cổ Pavi Lai Châu được xây dựng từ thời Pháp những năm 20 thế kỷ trước. Ảnh: Đinh Hằng

Con đường do Thống đốc Auguste Jean - Marie Pavie khảo sát và chỉ đạo xây dựng nhằm phục vụ việc vận chuyển lương thực, nông sản giữa các tỉnh của Tây Bắc Việt Nam. Do đó, đường có tên là Pavie. Lúc bấy giờ, đường đá cổ Pavie Lai Châu được ví như tuyến đường huyết mạch từ Lai Châu sang Lào Cai và ngược lại. 

 

Đường cổ Pavi Lai Châu từng là con đường trọng yếu để vận chuyển lương thực, vũ khí... Đường cổ Pavi Lai Châu từng là con đường trọng yếu để vận chuyển lương thực, vũ khí... Ảnh: Thao Nguyen

Đường cổ Pavi Lai Châu được xây dựng bằng đá, rộng 3m, người và ngựa đều có thể di chuyển thoải mái. Dọc đường, người Pháp bố trí hệ thống đồn bốt đảm bảo an toàn, phục vụ tuần tra. Họ còn xây dựng sân bay trên này, gần bản Nhìu Cồ San để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Việc xây dựng đường đá Pavie trên địa hình hiểm trở này đã gây tổn thất nhiều xương máu của các dân phu. 

 

Trải qua thời gian tàn phá, đường cổ Pavi Lai Châu chỉ còn khoảng 17kmTrải qua thời gian tàn phá, đường cổ Pavi Lai Châu chỉ còn khoảng 17km. Ảnh: Vũ Dương Thành

Trăm năm qua, người dân địa phương vẫn sử dụng đường đá này để di chuyển. Tuy nhiên, những khu vực lân cận không phải ai cũng biết đến sự tồn tại của tuyến đường này. Phải tới năm 2017, sau khi nhiều phương tiện truyền thông cũng như các tín đồ khám phá chia sẻ, đường đá cổ Pavi mới được biết đến rộng rãi và đưa vào khai thác du lịch. Qua chiến tranh và thời gian, đường cổ Pavi Lai Châu còn lại khoảng 17km vẫn còn được giữa như nguyên trạng. 
 

1.3.2. Trekking đường đá cổ 

Để trekking đường đá cổ Pavi, bạn nên xuất phát từ sáng sớm và thuê porter dẫn đường. Họ sẽ giúp bạn mang vác đồ đạc, thức ăn và cũng là người dẫn đường, giúp bạn không bị lạc hay gặp bất trắc xuất hành trình. 

 

Dọc đường cổ Pavi Lai Châu, bạn sẽ đi qua rừng già với hệ thống sinh thái phong phúDọc đường đá cổ Pavi Lai Châu, bạn sẽ đi qua rừng già với hệ thống sinh thái phong phú. Ảnh: Vũ Dương Thành

Theo kinh nghiệm của những người đi trước, 5km đầu tiên khá dễ đi, bằng phẳng, không quá dốc nên cũng không cần tốn nhiều sức. Đoạn đường đầu gần khu dân cư nên người dân cùng trâu bò vẫn đi lại nhiều, những viên đá trở nên nhẵn thín. 

Càng lên cao, con đường càng hoang vắng, đá cổ càng hiện ra rõ nét, phủ lớp rêu phong xanh mướt làm việc di chuyển có phần trơn trượt và cũng kích thích hơn. Để trekking đường đá cổ Pavi, tốt nhất, bạn nên trang bị giày leo núi, có độ ma sát tốt, tránh trơn. 

 

Trekking đường cổ Pavi Lai Châu kích thích các đôi chân ham điTrekking đường cổ Pavi Lai Châu kích thích các đôi chân ham đi. Ảnh: Hoang Ngoc Anh

Dọc đường cổ Pavi Lai Châu, vẻ đẹp hùng vỹ của rừng già càng khiến du khách ngỡ ngàng, ấn tượng. Không phải cũng có cơ hội được ngắm nhìn, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp này. Bạn sẽ đi qua những nương thảo qua của bà con địa phương, thỉnh thoảng còn bắt gặp hình ảnh người dân đang hái thảo quả hay đang đeo gùi đầy quả. 

Hệ thống sinh thái trên đường đá cổ cực kỳ đa dạng, thảm thực vật thay đồi dần theo độ cao. Từ những cây cổ thụ cao lớn, tán lá xòe rộng, thân cây xù xì như dồi, dẻ, sếu táu, tới vạt thảo quả trù phú. Ánh nắng mặt trời len lỏi xuyên xuống rừng già khiến bạn như lạc vào một thế giới thần tiên vậy, thật lung linh và tràn đầy sức sống. 

 

Đừng quên dừng chân nghỉ ngơi sau hành trình chinh phục đường cổ Pavi Lai ChâuĐừng quên dừng chân nghỉ ngơi sau hành trình chinh phục đường cổ Pavi Lai Châu. Ảnh: Đinh Hằng

Trekking đường đá cổ Pavi đến đoạn gần điểm phân chia ranh giới hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, bạn còn bắt gặp dòng suối lớn chảy róc rách, nước trong veo mát lành. Nước trong đến độ bạn có thể nhìn thấy đàn cá bơi tung tăng phía dưới. Hãy thử tháo giày, ngồi lên tảng đá, ngâm chân xuống nước, cảm giác cực thư giãn và sảng khoái đấy. 

Buổi trưa đến, khách du lịch có thể dừng chân ở đèo Gió, nằm trên độ cao 2000m so với mực nước biển. Đây là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Xung quanh con đèo này có nhiều câu chuyện kỳ bí được truyền miệng, càng gây kích thích trí tò mò trên hành trình chinh phục đường cổ Pavi Lai Châu. 

 

Con suối chảy róc rách, trong lành dọc hành trình chinh phục đường cổ Pavi Lai ChâuCon suối chảy róc rách, trong lành dọc hành trình chinh phục đường cổ Pavi Lai Châu. Ảnh: Đinh Hằng

Trước đây, để xây dựng tuyến đường cổ này, dân phu người Mán, người Mông đã phải bỏ mạng vì cực khổ, đói rét. Họ cho rằng linh hồn các nạn nhân xấu số đó vẫn vương vấn xung quanh nên khi qua đèo Gió, mọi người sẽ nhổ cây cỏ, nắm đất xung quanh đường để đắp thành mộ cỏ chết đỏi phía Lai Châu và mộ cổ chết rét phía Lào Cai. Ngoài ý nghĩa nhằm mong muốn chuyến đi được suôn sẻ thì hai mộ cỏ này còn mang nghĩa trả lộ phí cho thần núi, thần rừng. Chẳng ai biết thực hư ra sao nhưng nếu đây là một trạm thu phí thì nó chính là trạm thu phí tự nguyên kỳ bí và độc đáo nhất nhân gian. 

 

Dấu tích con đường cổ Pavi Lai Châu hơn 100 năm tuổiDấu tích con đường cổ Pavi Lai Châu hơn 100 năm tuổi. Ảnh: Vũ Dương Thành

Nghỉ trưa bên suối, du khách được hít thở không khí đất trời trong lành, được lắng nghe những âm thanh tự nhiên nhất. Những nỗi vất vả của chặng đường trekking dường như không cánh mà bay. 

Càng đi về phía Nhìu Cồ San, thời tiết có phần dễ chịu và đẹp hơn. Bạn sẽ bắt gặp những nương thảo quả và người dân đang làm rẫy. Người dân địa phương vẫn lựa chọn đi con đường này bởi chỉ mất vài ba tiếng là sang tỉnh bên cạnh, trong khi nếu đi ô tô dưới núi sẽ phải mất tới 12 tiếng.

 

Cảnh thiên nhiên như chốn thần tiên chiêu đãi du khách đến đường cổ Pavi Lai ChâuCảnh thiên nhiên như chốn thần tiên chiêu đãi du khách đến đường cổ Pavi Lai Châu. Ảnh: Vũ Dương Thành

Điểm kết thúc đường cổ Pavi Lai Châu là bản Nhìu Cồ San. Trước đó, du khách sẽ đi qua Bãi chết rét. Ngày xưa, người, ngựa từ xã Mường Hum (tỉnh Lào Cai) để đi tới được con đường đá này, phải băng qua rừng già, đường vô cùng khó đi. Khi đông đến, tuyết rơi, ngựa và người đều đuối sức, phải bỏ mạng tại đây. Cái tên Bãi chết rét rồi chết đói cũng hình thành từ độ ấy. 

Con đường đá Pavie như một sợi dây kết nối giữa hai bản làng vùng cao, hôm nay đây bỗng thức tỉnh và trở thành tiềm năng du lịch cho vùng đất Lai Châu – Lào Cai. Điều này giúp bà con tăng thêm thu nhập, cuộc sống cũng trở nên tốt đẹp hơn. 

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Lai Châu từ A-Z

2. Các điểm đến du lịch nổi bật khác của Lai Châu 


2.1. Bản Sin Suối Hồ 

Bản Sin Suối Hồ nằm tại xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Nơi này nằm ở độ cao 1.500m, cheo leo lưng chừng núi Sơn Bạc Mây. Bản Sin Suối Hồ như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, không bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa.

 

Bản Sin Suối Hồ cheo leo, xinh đẹp cũng gần đường cổ Pavi Lai ChâuBản Sin Suối Hồ cheo leo, xinh đẹp cũng gần đường cổ Pavi Lai Châu. Ảnh: Hana Nguyễn

Trong hành trình ghé thăm đường cổ Pavi Lai Châu, bạn đừng quên khám phá khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ và cuộc sống con người nơi đây. Sin Suối Hồ là nơi sinh sống chủ yếu của bà con người Mông rất đỗi yên bình, có nước suối chảy rì rào quanh năm, có thác nước hùng vỹ đổ từ trên cao xuống, có núi đồi trùng điệp, có ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp...

Đến bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, du khách thập phương có thể tìm ở trong homestay vừa để trải nghiệm cuộc sống địa phương vừa thuận tiện để khám phá xung quanh. Giá homestay Sin Suối Hồ khoảng 100.000 đồng/người/đêm. 

2.2. Bạch Mộc Lương Tử

Bạch Mộc Lương Tử hay còn gọi là Kỳ Quan San nằm giữa tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Trong dãy núi này thì đỉnh núi cùng tên cao nhất tới 3.046m, đứng thứ tư ở Việt Nam, sau Fansipan, Pu Ta Leng và Pu Si Lung.

 

Nếu là một tín đồ leo núi đừng quên trekking Bạc Mộc Lương Tử khi tới đường cổ Pavi Lai Châu Nếu là một tín đồ leo núi đừng quên trekking Bạc Mộc Lương Tử. Ảnh: Ngân Mario Maurer

Không như những dãy núi khác, để trekking Bạch Mộc Lương Tử chỉ có duy nhất một con đường độc đáo, vượt qua rừng, suối và vách đá cheo leo. Có thể nói, nơi này không dành cho những ai có thể lực yếu hoặc mới tập leo núi.  Để chinh phục đỉnh núi, bạn cần khoảng 2-3 ngày, mỗi ngày leo tầm 7-8 tiếng cho quãng đường 30km đồi núi, xen kẽ rừng rậm, những thềm đá cheo leo. 

Trên đây là thông tin về đường cổ Pavi Lai Châu cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)