Di tích Láng Le Bàu Cò nằm cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20 km là điểm dừng khám phá du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách tham quan và tìm hiểu các giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc thời kỳ chống Pháp.
Di tích Láng Le Bàu Cò là điểm dừng ghi dấu những chiến tích lẫy lừng của quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhằm bảo vệ căn cứ kháng chiến và lực lượng vũ trang Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
Ngay này, khu di tích đã trở thành một trong những địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách tham quan và khám phá các câu chuyện lịch sử về một thời khói lửa hào hùng.
Di tích Láng Le Bàu Cò nằm ở ấp 1 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, vị trí cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km.
Láng Le Bàu Cò gắn liền với thắng lợi bảo vệ căn cứ kháng chiến và lực lượng vũ trang Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định lừng lẫy khắp vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây được UBND TPHCM công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố từ năm 2003. Nếu bạn là người yêu mến trải nghiệm tham quan các điểm dừng lịch sử thì đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm Láng Le Bàu Cò trong tour du lịch TP. Hồ Chí Minh nhé.
Tên gọi của khu di tích Láng Le Bàu Cò có nguồn gốc từ quá trình hình thành của địa danh này. Trước kia, nơi đây có vị trí nằm trên một cánh đồng rộng lớn, bao quanh là những con sông, kênh rạch chằng chịt nên khu vực này có rất nhiều tôm, cua, cá…Môi trường lý tưởng đã thu hút hàng đàn cò, vịt trời, le le, đa đa và những loài vật khác đến kiếm ăn mỗi ngày.
Chính vì đặc điểm thú vị trên mà người dân địa phương đã đặt cho khu vực này là Láng Le Bàu Cò. “Láng” ngụ ý đến những con sông, con rạch; le và cò là chỉ đến những con chim trời bay về nơi đây kiếm ăn còn bàu mang hàm ý về một vùng trũng – nơi mà mọi loài vật thường tìm đến để sinh sống.
Thăm quan di tích Láng Le Bàu Cò, chắc hẳn nhiều du khách sẽ thắc mắc về những câu chuyện lịch sử liên quan đến địa điểm này. Nơi đây gắn liền với thắng lợi bảo vệ căn cứ kháng chiến và lực lượng vũ trang Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định lừng lẫy khắp vùng Đông Nam Bộ.
Vào ngày 15/4/1948, di tích Láng Le Bàu Cò trở thành nơi đối đầu ác liệt giữa lực lượng thực dân Pháp và người dân địa phương. Các chiến sĩ cách mạng và người dân tuy chỉ sử dụng những loại vũ khí nhưng với lòng yêu nước và ý chí quật cường đã dũng cảm đứng lên chống trả quân Pháp một cách quyết liệt. Mặc dù số lượng và vũ khí không bằng, nhưng các chiến sĩ đã tận dụng lợi thế của địa hình phức tạp và sự hỗ trợ hết mình từ người dân để ngăn chặn sức mạnh của thực dân Pháp.
Nhờ chiến lược đúng đắn, quân và dân ta đang từ tình thế bị bao vây đã chuyển qua tấn công mạnh mẽ. Kết quả quân Pháp phải chịu nhiều tổn thất với hàng trăm binh lính bị tiêu diệt cùng nhiều vũ khí và xe cộ bị hủy hoại. Tuy nhiên, có không ít chiến sĩ của quân ta đã hy sinh trong trận đánh này, để lại nhiều nỗi đau sâu sắc cho nhân dân.
Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vào ngày 14/10/1966, Láng Le Bàu Cò đã phải chứng kiến viễn cảnh đẫm máu khi nơi đây bị một tiểu đoàn của quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị tấn công và tiêu diệt. Đến năm 1988, khi đất nước đã thống nhất, huyện ủy quận Bình Chánh đã quyết định xây dựng một khu di tích lịch sử tại địa điểm này nhằm tôn vinh những chiến sĩ đã dũng cảm hy sinh không tiếc thân mình để bảo vệ Tổ quốc.
Vào ngày 05/08/2003, Láng Le Bàu Cò chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố. Nơi đây mỗi năm đều thu hút lượng khách du lịch đông đảo ghé thăm tham quan cũng như tìm hiểu về những câu chuyện về một thời vàng son đã qua của dân tộc.
Khu di tích Láng Le Bàu Cò đã để lại dấu ấn sâu sắc trong trang sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng oanh liệt tại Láng Le Bàu Cò chính thức mở ra một chương mới trong công cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc ta.
Đối với quân dân ta, chiến thắng Láng Le Bàu Cò chính là sự bắt đầu của giai đoạn kháng chiến mạnh mẽ và anh dũng. Trái lại, đối với quân địch, trận đánh này đã khiến chúng phải lùi bước và gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Chiến thắng Láng Le Bàu Cò đã khiến thực dân Pháp mất đi khả năng định hình chiến lược đánh bại Việt Minh, đồng thời đập tan mọi âm mưu, kế hoạch phá hoại của quân giặc tại căn cứ Vườn Thơm.
Du lịch TP. Hồ Chí Minh, nếu bạn quyết định ghé thăm khu di tích Láng Le Bàu Cò thì có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy hoặc xe bus.
Đối với xe máy, bạn có thể dễ dàng tìm đường di chuyển đến khu di tích Láng Le Bàu Cò thông qua Google Maps, lộ trình đi qua đường Võ Văn Kiệt và Thế Lữ là nhanh nhất khi chỉ mất khoảng 40 phút. Còn nếu lựa chọn đón xe bus từ khu vực chợ Bến Thành, bạn nên lưu ý những thông tin hữu ích sau:
- Bắt tuyến xe bus số 45 tại bến xe bus Hàm Nghi (lượt về).
- Xuống trạm Trịnh Quang Nghị và tiếp tục bắt tuyến xe bus số 22, sau đó xuống tại trạm Láng Le Bàu Cò.
- Vì trạm xe bus Láng Le Bàu Cò cũng không quá xa với khu di tích nên bạn có thể đi bộ khoảng vài phút là tới nơi.
Sau khi thăm quan khu di tích Láng Le Bàu Cò, bạn có thể tranh thủ ghé thăm một số địa điểm nằm cùng địa bàn như chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài nổi tiếng với đạo tràng tu học và cầu duyên hay cánh đồng hoa Bình Chánh – địa điểm sống ảo, nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho những ai muốn thư giãn giữa thiên nhiên trong lành.
Khu di tích Láng Le Bàu Cò với những câu chuyện lịch sử hào hùng về một thời vàng son của dân tộc là điểm đến khám phá thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá thành phố mang tên Bác.
Đỗ Hằng