Banner Movi

9 món ăn làm nên tên tuổi đặc sản Bắc Kạn

Thứ sáu, 06/06/2025, 10:38 GMT+7
Bánh ngô Na Rì, bánh gio hay xôi Đăm Đeng… đều là những đặc sản Bắc Kạn có tiếng, thơm ngon và giá cả lại phải chăng. Nếu đang băn khoăn không biết lựa chọn gì làm quà sau chuyến đi Bắc Kạn, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây. 
quảng cáo

Nhắc tới đặc sản Bắc Kạn không thể bỏ qua bánh ngô, bánh trời, bánh ngải… Nhiều món vừa ăn ngon vừa có thể mua về làm quà cho người thân sau chuyến đi. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam khám phá các đặc sản này nhé. 
 

1. Top 9 đặc sản Bắc Kạn đang chờ bạn thưởng thức


1.1. Bánh ngô Na Rì 

Món ăn đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng gần xa chắc chắn phải kể tới bánh ngô Na Rì. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, huyền bí của nhiều danh lam và di sản văn hóa phi đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số, huyện Na Rì còn thu hút du khách bởi các món ăn truyền thống ngon miệng. 

Đặc sản Bắc Kạn có món bánh ngô Na RìĐặc sản Bắc Kạn có món bánh ngô Na Rì. Ảnh: Hà Bằng

Bánh ngô Na Rì là món ăn đặc sản Bắc Kạn, với nguyên liệu chính là ngô nếp trồng chính trên nương trên rẫy của bà con. Ngô được chọn làm bánh cũng cần có tiêu chí riêng, đó phải là ngô già, mẩy. Sau đó, ngô được nghiền thành 3-4 mảnh nhỏ ngâm nước trong hai ngày hai đêm. Quá trình ngâm người ta cũng phải rửa khoảng 3, 4 lần để ngô không còn vị sống. Bên cạnh, gạo nếp cũng là nguyên liệu cần thiết để làm bánh ngô Na Rì – đặc sản Bắc Kạn.

Bánh ngô Na Rì khá đặc biệt ở chỗ lượng ngô và gạo lại phụ thuộc vào thời tiết. Với mùa hè, ngô được dùng nhiều hơn gạo còn mùa đông thì ngược lại. Nhân bánh ngô này là lạc rang giã mịn với muối, khi ăn cảm nhận được vị ngọt bùi hoà quyện với nhau cực đã miệng. Dù làm mất thời gian và nhiều công đoạn nhưng giá cho một chiếc bánh ngô cũng chỉ vài nghìn đồng. 


1.2. Bánh gio

Món ăn đặc sản Bắc Kạn khác là bánh gio (bánh tro), thường được để cúng rằm, mùng 1 âm lịch hoặc trong các dịp lễ Tết quan trọng trong năm. Không chỉ ở Bắc Kạn mới có bánh gio nhưng bánh gio ở tỉnh miền núi phía Bắc này lại có hương vị thanh mát, dẻo thơm của mật mía.

Bánh gio - đặc sản Bắc Kạn có màu sắc bắt mắtBánh gio - đặc sản Bắc Kạn có màu sắc bắt mắt. Ảnh: Nguyễn Thu Thanh

Bánh gio không yêu cầu gì quá cầu kỳ nhưng người thợ làm bánh phải có kinh nghiệm và sự khéo léo nhất định. Từ khâu chuẩn bị nguyện tới khâu làm bánh đều được chú trọng. Gạo làm bánh gio là gạo nếp. Lá gói bánh là lá chít bánh tẻ, tạo nên màu vàng sáng bắt mắt, lại dễ bóc và hương thơm đặc trưng. Mật mía để chấm bánh gio làm từ đường mía trồng trên đất cát, ngọt thơm. 

Đặc sản Bắc Kạn bánh gio ăn có vị ngọt của mật míaĐặc sản Bắc Kạn bánh gio ăn có vị ngọt của mật mía. Ảnh: Phùng Mỹ Hạnh

Khi thưởng thức đặc sản Bắc Kạn này, khách du lịch Bắc Kạn bóc lá ra, rồi rưới mật mía lên bánh, cắn một miệng, cảm nhận vị ngọt thanh lan toả khắp khoang miệng. Bánh gio chuẩn ngon sẽ có độ mịn, vị đậm đà, mát lành, dẻo dẻo dai dai. Bánh này có thể trong ngăn mát tủ lạnh trong một tuần mà không hề bị cứng, rất thích hợp để mang về làm quà cho người thân. 

>>Xem thêm: Động Puông Bắc Kạn: Danh thắng độc đáo ở Hồ Ba Bể

1.3. Xôi Đăm đeng

Xôi Đăm đeng là món ăn quen thuộc của người dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Điểm ấn tượng của loại xôi này là màu sắc rực rỡ bắt mắt do được làm từ các loại lá rừng. Từ tên gọi Đăm đeng nhiều người nghĩ xôi chỉ có màu đỏ và đen nhưng người dân tộc Tày khéo léo làm được xôi đủ màu tím, vàng, xanh, trắng… và tất cả đều làm từ hương sắc cây cỏ, không chút phẩm màu, hoá chất. 

Xôi Đăm đeng - Đặc sản Bắc Kạn với hương vị thơm ngon và màu sắc đẹpXôi Đăm đeng với hương vị thơm ngon và màu sắc đẹp. Ảnh: vietgiaitri

Xôi Đăm đeng có mùi hương rất riêng, không thể lẫn được. Hạt xôi bóng, mềm, dù nguội vẫn ăn ngon chứ không hề bị cứng. Người ta thường ăn xôi này với muối lạc giã nhỏ, càng nhai lâu càng ngọt, càng bùi. Ngoài ra, người dân cũng hay thưởng thức đặc sản Bắc Kạn này với vịt quay. Trong các ngày lễ Tết, xôi Đăm đeng thường được sử dụng với quan niệm mang lại điều may mắn, tốt đẹp. 
 

1.4. Bánh trời

Bắc Kạn có đặc sản gì? Bánh trời còn gọi là bánh pẻng phạ - một món ăn quý giá, một phần quan trọng khi làm lễ cúng đón năm mới hay lễ mừng xuống đồng của người Tày. Nguyên liệu để làm bánh cũng rất gần gũi với bà con, có gạo nếp, chè mạn, rượu trắng và đường mía. 

Đặc sản Bắc Kạn với cái tên đặc biệt – bánh trờiĐặc sản Bắc Kạn với cái tên đặc biệt – bánh trời. Ảnh: Báo An Giang

Bắc Kạn có đặc sản gì? Trong tất cả các khâu làm bánh trời thì khâu chao bánh khó nhất, phải căn sao cho vừa lửa, không được quá to hay quá nhỏ, đủ độ giòn là vớt ra ngay. Sức hấp dẫn của món bánh này nằm ở hương vị độc đáo của bánh. 

Bên ngoài bánh thì giòn ngọt ngọt, bên trong bánh trời lại dẻo, thơm. Khi ăn cảm giác như bánh có phần nhân mềm mềm, thú vị. Bánh có vị ngọt của đường mía, vị cay cay của rượu, thêm chút vị chát của chè, vị bùi của nếp nương. 

Hình dáng đặc biệt của bánh giời - Đặc sản Bắc KạnHình dáng đặc biệt của bánh giời. Ảnh: Cao Bằng

Tới Bắc Kạn, du khách còn được nghe người Tày kể những câu chuyện về bánh trời - đặc sản Bắc Kạn, thưởng thức bánh trời chính gốc mà càng thêm thấm thía những giá trị lớn lao, nhân văn trong từng chiếc bánh nhỏ bé. 


1.5. Gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Tại Bắc Kạn có loại gạo nếp quý là Khẩu Nua Lếch mọc trên dãy Ngân Sơn, hiện tại phân bố chủ yếu tại các xã Thượng Ân, Thượng Quan, Thuần Mang. Loại gạo nếp này có hạt mập, làm bánh chưng hay đồ xôi thì trắng, dẻo lại giàu dinh dưỡng và đặc biệt là thơm đặc trưng. Gạo nếp Khẩu Nua Lếch rất thích hợp là đặc sản Bắc Kạn làm quà. 

Gạo nếp Khẩu Nua Lếch - Đặc sản Bắc Kạn hạt to đẹp mẩyGạo nếp Khẩu Nua Lếch hạt to đẹp mẩy. Ảnh: Diệu Thu

Nhờ có chất lượng tốt nên gạo nếp Khẩu Nua Lếch có giá thành khá cao, từ 35-40 nghìn đồng/kg, giúp mang lại thu nhập ổn cho người nông dân, chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số. Trong chuyến ghé thăm Bắc Kạn, bạn đừng quên mua gạo nếp đặc biệt này về làm quà cho người thân nhé.


1.6. Lạp xưởng 

Một đặc sản Bắc Kạn làm quà nữa mà Du lịch Việt Nam muốn giới thiệu tới bạn chính là lạp xưởng. Món này có thể dễ dàng mang đi nên thích hợp để mua về làm quà. Lạp xưởng - đặc sản Bắc Kạn – được hoà quyện bởi mùi thoang thoảng của gió, mùi thơm giòn của nắng, vị ngọt của thịt, và cả sự khéo léo của người làm. 

Lạp xưởng đặc sản Bắc Kạn – món ăn quen thuộc của người dân tộc miền núi phía BắcLạp xưởng – món ăn quen thuộc của người dân tộc miền núi phía Bắc. Ảnh: Tapfarm

Lạp xưởng Bắc Kạn làm từ thịt mỡ và thịt nạc xay nhuyễn, ướp với rượu và đường, nước gừng – loại gừng chỉ mọc trên núi đá của người dân tộc - rồi ngồi vào lòng lợn để chín tự nhiên. Lạp xường có thể để được rất lâu, ăn có vị mằn mặn nhẹ, thích hợp để ăn cùng cơm. Còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức bát cơm nóng kèm vị lạp xưởng tuyệt vời của mảnh đất sơn cước Bắc Kạn.

>>Xem thêm: Khám phá cẩm nang du lịch Bắc Kạn từ A-Z nhất định không được bỏ qua

1.7. Khâu nhục 

Khâu nghĩa là hầm, còn nhục là thịt, món khâu nhục tức là món là thịt hầm nhừ lên. Món này có mặt ở nhiều nơi, trong đó, hương vị khâu nhục ở Bắc Kạn thì quả là trứ danh. Bảy nguyên liệu chính để làm khâu nhục có gừng, tỏi, hành khô, nấm hương, mắc mật khô, dầu hào và xì dầu. Chỉ cần thiếu một gia vị thôi là sẽ mất đi đặc trưng của món khâu nhục.

Nhìn thôi đã thấy thòm thèm với đặc sản Bắc KạnNhìn thôi đã thấy thòm thèm với đặc sản Bắc Kạn. Ảnh: Tripzone

Để làm món khâu nhục này, người ta sẽ chọn thịt ba chỉ tươi ngon, rửa sạch rồi luộc trong tầm 1 tiếng thì vớt ra. Tiếp theo người ta cạo phần bì, tẩm ướp gia vị, đem đi quay và phết mật ong. Thịt quay xong thái từng miếng dày tầm 1,5cm, tiếp tục ướp gia vị, đưa vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 3-4 tiếng với lửa liu riu đến khi thịt mềm thì thôi. 

Đặc sản Bắc Kạn này cầu kỳ trong cách pha trộn nguyên liệu và gia vị, bởi vậy đòi hỏi kỹ thuật nấu nướng phức tạp, không phải ai cũng có thể tạo nên một món khâu nhục đạt chuẩn. 

1.8. Bánh ngải

Bánh ngải (bánh giầy ngải) được làm từ lá ngải cứu, vừng, gạo nếp, đường phên. Để bánh không bị đánh, người ta phải chọn lá ngải tươi, có màu xanh thẫm và được xử lý cẩn thận. Bánh ngải được chia thành 2 loại, có nhân và không nhân. Nhân bánh ngải làm từ đỗ xanh hoặc lạc, được trộn với đường ăn ngọt và bùi. 

Đặc sản Bắc Kạn bánh ngải dẻo thơm đang chờ bạnBánh ngải dẻo thơm đang chờ bạn. Ảnh: Báo Lao động

Nhiều người sẽ nghĩ bánh ngải khó ăn nhưng chỉ khi được cấm tận tay và ăn thử bạn mới thấy hương vị khác biệt cuẩ món này. Bánh ăn mát, không ngấy, thơm lạ, dẻo dẻo. Cắn một miếng thôi, thực khách sẽ cảm nhận được sự hoang dã của lá rừng, sự tươi non của nương rẫy. Bánh có màu xanh đẹp mắt cùng hương vị độc đáo, sẽ là món nhất định phải thưởng thức khi tới Bắc Kạn cho du khách. 

1.9. Cá nướng Pác Ngòi 

Đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng khác là cá nướng Pác Ngòi. Chuyên du lịch Hồ Ba Bể càng tuyệt vời hơn khi được thưởng thức cá nướng – những chú cá tươi ngon được nuôi chính tại hồ. Cá chỉ nhỉnh hơn ngón tay nhưng lại thịt cá trắng, vị ngọt tự ngon và chắc thịt.

Cá được ướp với nghệ, muối, ớt, tiêu làm cứng lớp da trước rồi đem nướng trên vỉ than hoa. Cá chín vàng không bị nứt thịt là được. Món cá nướng Pác Ngòi được chấm cùng nước mắm ớt, tương ớt hoặc muối trộn mắc khén, ăn giòn giòn bùi bùi lại thơm. Cá nướng ngon nhất khi ăn nóng. 


2. Kinh nghiệm mua đặc sản Bắc Kạn

+ Nhiều món đặc sản ngon nhất khi ăn nóng nên bạn cần thưởng thức ngay

+ Có những món được hút chân không, đựng trong bao bì thì có thể mua về làm quà cho người thân sau chuyến đi 

+ Đặc sản ở Bắc Kạn có giá cả rất phải chăng, khách du lịch không lo cháy túi

+ Ngoài những món kể trên, còn nhiều món ngon khác thu hút du khách thập phương tới đây như bánh coóc mò, tôm chua Ba Bể, mứt mận, măng khô, rau ngót rừng… Món nào món nấy cũng ngon rất đáng để bạn trải nghiệm 

Trên đây là thông tin về đặc sản Bắc Kạn cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé.

Yến Yến

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)