Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Thái Bình

Chùa Keo Thái Bình - Hành trình về miền linh thiêng tại ngôi chùa cổ kiến trúc có 1-0-2

Thứ tư, 19/07/2023, 08:37 GMT+7

Chùa Keo Thái Bình là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với kiến trúc cổ độc đáo có một không hai. Vậy ngôi chùa này có gì đặc biệt lại khiến nhiều du khách mê mẩn đến vậy? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

test

Được mệnh danh là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, gần 400 năm qua, chùa Keo Thái Bình đã thu hút hàng nghìn, thậm chí hàng triệu du khách, phật tử trên mọi miền tổ quốc mỗi nhất. Nhất là vào mỗi mùa xuân, các phật tử thường đến đây để vãn cảnh, chiêm bái, cầu tụng cho một năm bình an, sung túc. Và điều gì làm nên nét đặc trưng, sức cuốn hút của chùa Keo đến vậy? Theo chân Du lịch Việt Nam tìm hiểu nhé!
 

Tìm hiểu về ngôi chùa có kiến trúc cổ gần 400 năm: Chùa Keo Thái Bình

Một ngôi chùa trải qua hơn 400 hình thành và phát triển đến nay vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp cổ kính, xưa cũ chính là ngôi chùa Keo. Vậy chùa Keo ở đâu, được hình thành từ bao giờ? Cùng khám phá ngay sau đây:
 

Chùa Keo Thái Bình thuộc địa phương nào, ở đâu?

Chùa Keo còn được người dân Thái Bình gọi với cái tên là Thần Quang Tự. Ngôi chùa cổ hiện nay đang thuộc quyền sở hữu của xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

 

Chùa Keo Thái BìnhChùa Keo nay tọa lạc tại Vũ Thư, Thái Bình. Ảnh: thuytrang289

Xưa nay, người dân thường gọi ngôi chùa cổ này là Keo trên. Bởi lẽ, cùng nhờ con sông Hồng bồi đắp, dưới Nam Định cũng có một ngôi chùa Keo và được gọi là Keo dưới. Theo tương truyền, thời vua Lê Thánh Tông, thiền sư Dương Không Lộ đã xây dựng chùa Keo tại Thái Bình. Tuy nhiên, theo thời gian, dòng chảy của sông Hồng quá siết đã khiến nền móng của chùa bị xói mòn. Đỉnh điểm là một trận lũ lớn đã cuốn cả làng mạc lẫn chùa. Vì thế, người dân chùa Keo phải di cư, một phần dân có di chuyển đến phía Đông Nam hữu ngạn sông Hồng chính là Nam Định lập nên chùa Keo ở Hành Thiện. Còn một bộ phận dân lại vượt qua phía Đông Bắc tả ngạn sông Hồng lập nên chùa Keo Thái Bình như hiện nay.


 

Chùa Keo Thái BìnhNgôi chùa cổ ở Thái Bình được phân biệt với chùa Keo ở Nam Định. Ảnh: vietnamarts

Chùa Keo được đánh giá là một trong 10 công trình có kiến trúc cổ đẹp nhất, lớn nhất Việt Nam. Đó cũng chính là lý do mỗi năm, ngôi chùa thu hút biết bao khách địa phương và khách thập phương đến chiêm bái, sinh hoạt tâm linh và vãn cảnh.

 

Chùa Keo Thái BìnhNgôi chùa Keo cổ kính. Ảnh: vietnamarts

 

Lịch sử hình thành ngôi chùa cổ đẹp nhất nhì Việt Nam

Chùa Keo được xây dựng năm 1632 thời vua Lê Trung Hưng thuộc thế kỷ XVII. Để có thể hoàn thiện công trình kiến trúc chùa theo cấu trúc “nội công ngoại quốc” (bên trong kiến trúc hình chữ Công, bên ngoài hình chữ Quốc), đội ngũ thời vua Lê mất đến 28 tháng.

 

hình ảnh Chùa Keo Thái BìnhChùa Keo được xây dựng từ thế kỷ 17. Ảnh: mittophon

Theo văn bia còn lưu, tổng diện tích toàn chùa Keo rộng đến 28 mẫu (tương đương 108.000m2), công trình gồm 21 dãy, 154 gian lớn nhỏ. Tuy nhiên, đến nay, chùa Keo còn diện tích gần 58.000m2 với 16 tòa, 126 gian. 

 

Chùa Keo Thái BìnhHình ảnh Chùa Keo Thái Bình với quy mô rộng lớn. Ảnh: binh_aone

Khoảng thời gian 400 năm quả thực là một hành trình tuyệt vời để chùa Keo có thể lưu giữ được những nét đẹp cổ kính như bây giờ. Dù trải qua nhiều lần tu sửa cũng như những biến động của thiên tai, lịch sử, dịch họa, ngôi chùa đến nay vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn với “phiên bản ban đầu”.

 

Chùa Keo Thái BìnhĐến nay ngôi chùa vẫn lưu giữ được nét kiến trúc cổ. Ảnh: truongcongm

 

Mãn nhãn với nghệ thuật kiến trúc cổ độc đáo của chùa Keo

Chùa Keo Thái Bình là một trong những công trình nghệ thuật có kiến trúc cổ quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Với kết cấu được làm toàn bộ 100% bằng gỗ lim với phương pháp chạm trổ điêu luyện, kỹ thuật cao, ngôi chùa chính là niềm tự hào của người dân Thái Bình. 
 

Cấu trúc của ngôi chùa Keo

Tổng thể không gian chùa Keo được chia thành hai cụm kiến trúc lớn là Đền thờ Thánh Dương Không Lộ và chùa thờ Phật. Bên cạnh đó là Tam Quan, Điện Thánh, trụ sở Ban Quản lý Di tích, hệ thống Chùa Phật, gác chuông, Toà Thượng Điện, nhà khách, khu tăng xá,...

 

Chùa Keo Thái BìnhChùa Keo với nhiều khu vực khác nhau. Ảnh: thuy.kxtb

Được thiết kế theo kiến trúc “nội công ngoại quốc” với hai dãy hành lang bao quanh Đền Thánh - Chùa Phật. Phía sau chùa là Gác chuông còn phía trước là Tam quan nội và hàng dậu. Tất cả được tạo thành ô chữ Quốc. Có thể thấy, ngôi chùa Keo đã lưu giữ được những giá trị thuần Việt.

Khám phá ngôi chùa, du khách sẽ nhận thấy nơi đây có đến 3 hồ lớn. Hồ đầu tiên chính là hồ giữa tam quan ngoại và tam quan nội. Tiếp đó là hai hồ phía sau dãy hành lang đông và tây. Tham quan chùa Keo, du khách chỉ cần đi mem theo mặt đê chính là tam quan ngoại. Đi dọc theo hồ sen hai bên hành lang đông tây là hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội.

 

Chùa Keo Thái BìnhTại chùa Keo có đến 3 cái hồ lớn. Ảnh: thuy.kxtb

 

Chùa Keo Thái BìnhMột góc khác tại hồ của chùa Keo. Ảnh: duong.tuann

Có lẽ, nổi bật nhất trong các khu chính là tam quan. Từng cánh cửa của tam quan đều được điêu khắc, chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo. Họa tiết trên bộ cánh cửa là rồng chầu. Đây chính là kỹ thuật chạm khắc gỗ tuyệt tác trong thế kỷ XVII. Từ Tam Quan, du khách có thể di chuyển tham quan đến khu Chùa Phật. Tại đây có trưng bày điện Phật, chùa Ông Hộ cùng tòa thiêu hương.

 

hình ảnh Chùa Keo Thái BìnhKhám phá các khu vực trong khuôn viên chùa Keo. Ảnh: minhjunhi1997tb

 

Hai hành lang phía Đông và Tây của chùa Keo được xây dựng theo hình chữ L. Với kết cấu được làm bằng khung gỗ, mái lợp ngói đỏ càng tôn lên vẻ đẹp xưa cũ cho tổng thể kiến trúc chùa. 

>> Xem ngay: Cồn Đen Thái Bình - Cồn biển đẹp nhất miền Bắc

Gác chuông chùa Keo Thái Bình

Điểm độc đáo nhất của ngôi chùa cổ Thái Bình chính là gác chuông. Khác với các ngôi chùa khác trên địa bàn Thái Bình và trên toàn quốc, chuông chùa Keo được làm hoàn toàn bằng gỗ. Đây cũng chính là một kiến trúc đặc trưng của thời Hậu Lê thế kỷ XVII. 

 

Chùa Keo Thái BìnhGác chuông được thiết kế cùng kiến trúc với tổng thể. Ảnh: hongha.le.5496

Chuông được xây dựng chắc chắn, vững chãi trên một nền gạch vuông vức trục Bắc  - Nam - đường thần đạo trong phong thủy kiến trúc. Nhờ đó có thể chống đỡ được gác chuộng cao đến hơn 11m. Gác có đến 3 tầng mái với các con sơn chồng xếp tầng lên nhau. 

 

Chùa Keo Thái Bình đẹpChuông tại chùa Keo được làm từ gỗ. Ảnh: Truyền hình Thái Bình

Tầng 1 gác chuông treo một khánh đá dài 1m2. Lên đến tầng 2 du khách sẽ thấy một quả chuông đồng cao 1m3 với đường kính 1m. Quả chuông này được đúc năm 1688 vào thời vua Lê Hy Tông. Còn tầng 3 và tầng thượng được treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69m đúc năm 1796.
 

Nơi lưu giữ cổ vật, di vật

Ngoài ra, tại chùa Keo còn một khu lưu giữa cổ vật, di vật. Đây chính là những di tích lịch sử với giá trị lớn và càng tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho ngôi nhà. Có đến 197 di vật, cổ vật có ý nghĩa lịch sử được lưu giữ từ thế kỷ XVII hình thành và phát triển chùa cho đến nay. Các cổ vật, di vật được làm từ nhiều nguyên, vật liệu khác nhau như đồng, gỗ đá,... Chính nhớ những cổ vật, di vật mang đậm giá trị về văn hóa, lịch sử, đến năm 2012, chùa Keo Thái Bình vinh dự được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

 

Chùa Keo Thái BìnhChùa Keo - ngôi chùa cổ lưu giữ bảo vật quốc gia. Ảnh: sovhttdl.thaibinh

 

Kinh nghiệm du lịch tự túc khám phá ngôi chùa Keo 

Muốn khám phá ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam - một nơi linh thiêng, nhất định du khách phải nằm lòng một số lưu ý sau. Hãy lưu ngay những kinh nghiệm du lịch chùa Thái Bình dưới đây:

 

Hướng dẫn đường đi chùa Keo Thái Bình

Có thể nhận thấy, hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông đã được phát triển, nâng cấp. Vì thế, việc di chuyển từ Hà Nội hay các tỉnh lân cận đến Thái Bình vô cùng dễ dàng.

Nếu di chuyển bằng cá nhân, du khách có thể tham khảo lộ trình sau: Nút giao thông Đại Xuyên – Nút giao thông Liêm Tuyền – Đường Hà Huy Tập – Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc – Đại lộ Thiên Trường – Cầu vượt Nam Định – Cầu Tân Đệ – đường Hùng Vương – rẽ phải nhập vào đường TL463/TL220B - Đi thẳng khoảng 2km là bạn đã có mặt tại chùa Keo ở Vũ Thư, Thái Bình.

 

 

chùa keoDễ dàng di chuyển đến chùa Keo tại Thái Bình. Ảnh: 2.8thang0.1

Nếu di chuyển bằng xe khách, từ Hà Nội, Hải Phòng,... bạn có thể lựa chọn các nhà xe như Hải Âu, Phúc Sang, Khai Nguyên,... Sau khi di chuyển đến thành phố Thái Bình, bạn có thể lựa chọn xe bus hoặc xe ôm, taxi để đến chùa Keo. Nếu đi xe bus, hãy lên tuyến 06 với điểm cuối cùng là chùa Keo.

>> Có thể xem thêm: Hơn 100+ tour du lịch giá siêu HẤP DẪN

Thời điểm lý tưởng du lịch chùa Keo

Chùa Keo mở cửa đón khách quanh năm. Vì thế, bất cứ thời điểm nào, du khách có thể về với chùa Keo để vãn cảnh, cầu nguyện sức khỏe, sự nghiệp cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng để vãn cảnh chính là mùa xuân, các dịp lễ như Vu Lan. Bởi lẽ, lúc này, chùa Keo tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc mang đậm đặc trưng của Phật giáo. Đến chùa Keo dịp lễ tết, bạn sẽ được trải nghiệm các hoạt động như thả chim phóng sinh, thả cá hay nghe giảng đạo,...

 

lễ hội Chùa Keo Thái BìnhDu xuân tại chùa Keo. Ảnh: ducsy.apple
 
lễ hội Chùa Keo Thái BìnhTết đến Xuân về, chùa Keo là điểm du lịch tâm linh của nhiều người. Ảnh: tusuyn

Ngoài ra, khi du lịch tâm linh, không chỉ ở chùa Keo mà ở tất cả các ngôi chùa, du khách cần lưu ý:

- Không cười đùa, nói chuyện quá lớn tiếng bởi chùa là nơi tịnh tâm, an yên;

- Không ăn mặc phản cảm, tốt nhất nên mặc quần áo với những gam màu trung tính, không có quá nhiều màu sắc để không mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh của chùa;

- Không vứt rác bừa bãi, không dẫm chân lên bài ghế trong chùa;

- Không tự ý bẻ, ngắt cây cối, hoa được trồng trong khuôn viên chùa; không giẫm đạp lên cỏ cây.

>> Xem thêm: Mắt chữ O mồm chữ A trước “lâu đời cổ tích” - nhà thờ Bác Trạch Thái Bình

Giải đáp một số thắc mắc về du lịch chùa Keo

Chùa Keo luôn nhận được sự yêu mến từ du khách. Tuy nhiên, trong lần đầu tiên du lịch Thái Bình tại chùa Keo, không ít du khách đã có những thắc mắc liên quan. Bài viết này, Du lịch Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết, tường tận để du khách có được chuyến hành trình khám phá chùa trọn vẹn nhất.
 

Chùa Keo Thái Bình có thu vé vào cửa không?

Chùa Keo là một điểm du lịch không thu vé vào cửa, không thu vé tham quan. Vì thế, khi du lịch tại chùa, bạn sẽ không mất bất kỳ chi phí nào. Chùa là điểm đến tâm linh nên nếu muốn dâng lễ thì du khách có thể chuẩn bị trước mâm lễ hoa quả (Lưu ý: Trong chùa không có các hàng quán bán hoa quả).

 

Chùa Keo Thái BìnhChùa Keo không thu phí về vào cửa nên du khách có thể an tâm. Ảnh: alice.yds

 

hình ảnh Chùa Keo Thái BìnhĐến chùa Keo để dâng lễ cầu tài cầu lộc. Ảnh: phucbaolong.365

 

Giờ mở - đóng cửa của chùa Keo là mấy giờ?

Chùa Keo mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần. Lịch hoạt động của chùa bắt đầu từ 6h30p cho đến 18h30p tất cả các ngày từ thứ 2 cho đến chủ nhật. Vì vậy, du khách có thể an tâm sắp xếp lịch trình phù hợp để vãn cảnh chùa.

 

hình ảnh Chùa Keo Thái BìnhChùa Keo mở tất cả các ngày để đón du khách. Ảnh: wyannhh_

 

Chùa Keo đang thờ ai?

Chùa Keo ngoài thờ Phật như các chùa thông thường, nơi đây còn thờ Thánh Dương Không Lộ - người có công xây dựng, phát triển chùa đầu tiên. Ngoài ra, chùa Keo còn thờ tụng những người có công lớn trong quá trình hình thành và phát triển, đó là Hoàng Nhân Dũng, Lê Hồng Quốc, Trịnh Thị Ngọc Lễ, Nguyễn Văn Trụ, Trần Thị Ngọc Duyên,...

 

Chùa Keo Thái BìnhChùa Keo đang thờ Phật và Thánh Dương Không Lộ. Ảnh: bujhunq

>> Tham khảo: Săn bình minh nơi biển Thụy Xuân Thái Bình ít người biết tại xứ Bắc

Chùa Keo Thái Bình mở hội ngày nào?

Chùa Keo có lễ hội xuân vào mùng 4 tháng Giêng hàng năm vẫn được duy trì đến nay. Tại lễ hội mùa xuân, du khách sẽ được tham gia vào nhiều trò chơi dân gian gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp và các hoạt động sinh hoạt của cư dân nơi đây. Đặc sắc nhất chính là trò chơi kéo lửa thổi cơm với 4 đội đại diện tương ứng với 4 phe. Đây là trò chơi truyền thống của người dân nơi đây.

 

lễ hội Chùa Keo Thái BìnhĐừng bỏ lỡ lễ hội xuân tại chùa Keo. Ảnh: igc_watch_store

 

Chùa Keo Thái BìnhMỗi năm chùa Keo đón hàng nghìn du khách về vãn cảnh. Ảnh: tuyen.soukiu

Bên cạnh đó, lễ hội Chùa Keo Thái Bình còn diễn ra vào mùa thu từ 13 - 15/09 âm lịch. Lễ hội truyền thống này nhằm tưởng nhớ công lao, suy tôn Đức thành Thiên sư Không Lộ nên mang đậm tính lịch sử. Đến năm 2017, lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội chùa Keo tháng 9 âm lịch hàng năm sẽ tái hiện lại cuộc đời của Quốc sư Dương Không Lộ với các nghi thức như tế lễ Phật thành, khai chỉ mở cửa đền Thánh, rước kiệu Đức thánh,...

 

Chùa Keo Thái BìnhGhé thăm chùa Keo vào lễ hội mùa thu tháng 9 âm lịch. Ảnh: a.c.lclothes

 

hình ảnh Chùa Keo Thái BìnhChùa Keo một ngày mùa thu. Ảnh: lee.hinn

Mong rằng với những chia sẻ kinh nghiệm của Du lịch Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu về chùa Keo Thái Bình - ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo với 400 năm tuổi. Còn chần chừ gì nữa không thêm ngay chùa Keo vào list danh sách các điểm vi vu Thái Bình. Đừng quên check in tại ngôi chùa cổ kính để có được những tấm ảnh để đời nhé!

Linh Meo

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc