Banner Movi

Tham quan Chùa Một Cột – Công trình kiến trúc độc đáo chứa đựng niềm tự hào dân tộc Việt Nam

Thứ hai, 18/12/2023, 08:07 GMT+7
Hà Nội có biết bao nhiêu điểm thăm quan nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm, trong đó, nhất định phải nhắc đến Chùa Một Cột. Sự đặc biệt của Chùa Một Cột không chỉ có ý nghĩa, kiến trúc mà còn ở câu chuyện của riêng mình. Tham quan Chùa Một Cột là dịp để bạn tìm hiểu về ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam này. 
quảng cáo

Tham quan Chùa Một Cột mang đến cho các vị khách trong và ngoài nước khám phá ngôi chùa có một không hai, gần một nghìn năm tuổi vẫn hiên ngang, sừng sững từ ngày này qua ngày khác. 


1. Bỏ túi kinh nghiệm khám phá Chùa Một Cột 

1.1 Chùa Một Cột ở đâu? Chùa Một Cột ở đâu? Hay vị trí chính xác của Chùa Một Cột chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi đang lên lịch ghé thăm nơi đây. Chùa Một Cột có vị trí cụ thể nằm trong quần thể Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Bạn có thể tìm kiếm địa điểm này trên google maps với tên cụ thể Chùa Một Cột hoặc Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh... đều dẫn tới đây.  

 

Tham quan Chùa Một Cột tọa lạc trong quần thể Quảng trường Ba ĐìnhChùa Một Cột tọa lạc trong quần thể Quảng trường Ba Đình. Ảnh: cafeland

Như vậy, Chùa Một Cột ở đâu? Vị trí của ngôi chùa này nằm ngay trung tâm thành phố, gần với các công trình, điểm đến nổi tiếng khác của Hà Nội. Sau khi đã biết vị trí cụ thể, còn chần chờ gì nữa mà không lập kế hoạch tham quan Chùa Một Cột ngay thôi nào. 


1.2. Hướng dẫn di chuyển

Với vị trí trên, có thể nói, việc di chuyển tới Chùa Một Cột cực thuận tiện và đơn giản dù bằng bất kỳ phương tiện nào. Đối với phương tiện công cộng, khách du lịch có thể bắt các tuyến bus số 09, 22, 33, 45, 50 đều dừng ở số 15A Đường Lê Hồng Phong, sau đó, bạn chỉ cần đi bộ một đoạn là đến Chùa Một Cột.

 

Việc tham quan Chùa Một Cột cực thuận tiện do vị trí nằm ở trung tâm thành phốViệc tham quan Chùa Một Cột cực thuận tiện do vị trí nằm ở trung tâm thành phố. Ảnh: kyluc 

Nếu đi phương tiện cá nhân, tùy theo điểm xuất phát mà bạn lựa chọn cung đường cho hợp lý. Một lưu ý là do nằm trong nội thành nên vào các giờ cao điểm có thể dễ gặp tình trạng tắc đường. 

 

Để tham quan Chùa Một Cột bạn cần gửi xeĐể tham quan Chùa Một Cột bạn cần gửi xe. Ảnh: ocmedi

Từ khu vực Hồ Gươm, du khách đi theo lối Tràng Thi, vào phố Điện Biên Phủ sau đó rẽ trái vào Lê Hồng Phong, tới Phố Ngọc Hà, sau đó đi bộ vào thăm quan. Các bạn lưu ý là cần phải gửi xe khi vào tham quan Chùa Một Cột. Giá vé gửi xe từ 5.000 đồng/xe trở lên tùy loại xe. Có nhiều điểm gửi xe quanh Chùa Một Cột, trong đó điểm trên phố Ngọc Hà, Ông Ích Khiêm gần nhất. 


1.3. Thời gian mở cửa, giá vé vào cửa

Do nằm trong quần thể Lăng Bác nên thời gian Chùa Một Cột mở cửa, đón tiếp khách tham quan cũng phụ thuộc vào địa điểm trên. Cụ thể, thời gian mở cửa từ 7h – 18h hàng ngày. 

 

Tham quan Chùa Một Cột miễn phíTham quan Chùa Một Cột miễn phí. Ảnh: _ngth.duyen

Chùa không thu phí thăm quan với công dân Việt Nam, người nước ngoài thu phí 25.000 đồng/người. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, để thăm quan toàn bộ quần thể Quảng trường Ba Đình, Chùa Một Cột, bạn nên dành tầm 2-3 tiếng. 
 

2. Tham quan Chùa Một Cột – biểu tượng văn hóa, tâm linh của Thủ đô


2.1. Lịch sử Chùa Một Cột 

Chùa Một Cột Hà Nội còn được biết đến với tên gọi Liên Hoa Đài, chùa Mật hay chùa Diên Hựu. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông vào năm 1049 trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức ngày xưa, nằm ở phía tây Hoàng thành Thǎng Long xưa, nay thuộc Quận Ba Đình. Như vậy, đến nay, chùa đã tồn tại gần 1000 năm, trở thành ngôi chùa thuộc hàng lâu đời ở Thủ đô. 

 

Tham quan Chùa Một Cột được xây dựng từ thời vua Lý Thái TôngChùa Một Cột được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông. Ảnh: Flickr

Tham quan Chùa Một Cột  là cơ hội tuyệt vời để du khách tìm hiểu về lịch sử cũng như câu chuyện kỳ bí xung quanh công trình xuyên thế kỷ này. Tương truyền, vua Lý Thái Tông đã nằm mơ thấy hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát tọa thiền trên một tòa sen sáng rực rỡ, và còn đưa tay dắt vua lên đài sen. 

 

Tham quan Chùa Một Cột ngày nay đã trải qua nhiều lần trùng tuChùa Một Cột ngày nay đã trải qua nhiều lần trùng tu. Ảnh: minhquang.nguyen

Ngay sau khi tỉnh dậy, vua kể lại với bầy tôi và có người cho đó là điềm không lành. Sư Thiền Tuệ khuyên vua nên xây dựng chùa theo đúng giấc mộng. Sau khi chùa xây dựng xong, các sư đi quanh hồ tụng kinh cho vua sống lâu. Từ đó, chùa được gọi là Diên Hựu. 

Vào đời vua Lý Nhân Tông, chùa Một Cột được cải tạo, trang trí thêm một toà sen mạ vàng ở phần đỉnh cột. Trải qua năm tháng, chùa được trùng tu nhiều lần mới có diện mạo như ngày hôm nay. Thậm chí, tháng 9 năm 1954, chùa đã bị đánh sập đến trơ cả khung gỗ. Bằng sự nỗ lực của các kỹ sư, kiến trúc sư..., ngôi chùa Một Cột ngày nay được tái hiện rất sát với bản gốc. 

 

Tham quan Chùa Một Cột là tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc ngôi chùa biểu tượng của Hà NộiTham quan Chùa Một Cột là tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc ngôi chùa biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: ocmedi

Ngôi chùa Một Cột có diện tích khá khiêm tốn nhưng lại giàu bề dày lịch sử, văn hóa, được xem là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Tham quan Chùa Một Cột bạn sẽ hiểu về ý nghĩa mà công trình này muốn gửi gắm. 

 

Tham quan Chùa Một Cột là trải nghiệm không thể thiếu khi ghé thăm Thủ đôTham quan Chùa Một Cột là trải nghiệm không thể thiếu khi ghé thăm Thủ đô. Ảnh: i.mhemlem

Ngôi chùa vươn lên giữa hồ vuông như một đài sen không bao giờ lụi tàn, tượng trưng cho sự nhân văn, tấm lòng nhân ái, tâm trong sáng giữa chốn nhân gian. Ngày nào chùa Một Cột cũng đón lượng khách lớn tới thăm quan, chiêm ngưỡng và chiêm bái với mong muốn gia đình, người thân gặp nhiều may mắn, bình an. 

>>Xem thêm: Thiêng liêng Lễ hạ cờ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

2.2. Kiến trúc Chùa Một Cột 

Kiến trúc Chùa Một Cột là điểm ấn tượng nhất mà bất kỳ khách du lịch nào ghé thăm cũng đều phải cảm thán. Tới đây, bạn sẽ hiểu hơn về tư duy kiến trúc độc đáo của ông cha ta từ xa xưa. 

 

Tham quan Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáoChùa Một Cột có kiến trúc độc đáo. Ảnh: _vna.ng

Chùa Một Cột được xây dựng như một khối hình vuông, mỗi chiều là 3m. Phía dưới chùa là cột trụ bằng đá cao tới 4m chưa tính phần chìm dưới đất, đường kính 1,2m. Trên thân trụ là 8 cánh gỗ xòe rộng nom không khác nào một bông hoa sen đang nở rộ. 

Khách tham quan Chùa Một Cột càng cảm thán hơn khi chùa tọa trên mặt hồ Linh Chiểu xanh ngắt, xung quanh là cây cối um tùm, tạo nên cảnh quan quá đỗi hài hòa, thân thiện với thiên nhiên.

 

Tham quan Chùa Một Cột có phần mái lợp ngói vảy rồng truyền thốngChùa Một Cột có phần mái lợp ngói vảy rồng truyền thống. Ảnh: tuilaxicunday_

Chùa có phần mái lợp bằng ngói vẩy rồng. Các lớp ngói được lợp rất khéo léo, khít với nhau không hề có kẽ hở nên rất chắc chắn dù đã bám đầy dấu vết rêu phong của thời gian. Trong quan niệm dân gian của người Việt, rồng là con vật linh thiêng, uy quyền, thể hiện cho sức mạnh, uy lực. Do đó, hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" thường được sử dụng trên các mái đình đền, chùa chiền không chỉ tượng trưng cho sức mạnh mà còn có giá trị nhân văn, phản chiếu ước vọng, trí tuệ của con người. 

 

Tham quan Chùa Một Cột từng được trao Kỷ lục Châu Á là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhấtChùa Một Cột từng được trao Kỷ lục Châu Á là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất. Ảnh: seuseubiiii

Kiến trúc Chùa Một Cột còn được thể hiện qua hình ảnh bên trong chùa với tượng Phật Quan Âm tọa trên đài sen sơn son thếp vàng. Bức tượng được điêu khắc tinh xảo, xung quanh có nhiều đồ thờ cúng, lư hương bằng đồng... Trên trần phía bên trong cùng có tấm hoành phi nhỏ ghi dòng chữ vàng "Liên Hoa Đài". Để đặt lễ, khách tham quan Chùa Một Cột phải lên 13 bậc thang nhỏ. 

 

Tham quan Chùa Một Cột với kiến trúc độc đáoBan thờ Chùa Một Cột. Ảnh: hanamade

Phía sau chùa Một Cột Hà Nội là cây bồ đề cao lớn, do Tổng thống Ấn Độ Prasat tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Người sang thăm Ấn Độ. Cây bồ đề này có gốc lấy ở nơi mà Phật Thích Ca tu thành đạo. Tất cả góp phần tạo nên bầu không khí trang nghiêm, thiêng liêng và không kém phần thanh bình. 

Chùa Một Cột đã được tổ chức Kỷ lục Châu Á xác nhận là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất vào năm 2012. Ngày nay, ngôi chùa này là điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội. 


2.3. Địa điểm thăm quan gần Chùa Một Cột 

Trong hành trình tham quan Chùa Một Cột, du khách đừng bỏ qua những điểm đến gần đó để chuyến đi thêm phần trọn vẹn. 


2.3.1. Lăng Bác

Lăng Bác là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tưởng nhớ công ơn của vị lãng tụ vĩ đại với dân tộc Việt Nam. Lăng mở cửa đón khách các ngày Thứ 3, 4, 5, 7 và chủ nhật hàng tuần. Lăng Bác cao 21,6m, rộng 41,2m, kiến trúc đặc biệt có thể chống được bom đạn, lũ lụt... 

 

Tham quan Chùa Một Cột đừng quên ghé thăm Lăng BácTham quan Chùa Một Cột đừng quên ghé thăm Lăng Bác. Ảnh: Winwonders

Mặt ngoài lăng ốp đá hoa cương xám đậm, dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” dùng đá ngọc Cao Bằng, mang đến dáng vẻ uy nghi, tôn kính. Trước lăng sẽ có các chiến sĩ canh gác ngày đêm. Tại Lăng Bác, vào thời gian buổi sáng sớm sẽ diễn ra lễ thượng cờ, buổi tối 21h hàng ngày có lễ hạ cờ thu hút rất đông người tham gia. 


2.3.2. Cột cờ Hà Nội 

Khách tham quan Chùa Một Cột chớ bỏ qua việc ghé thăm Cột cờ Hà Nội, cách đó chỉ chưa đầy 1 cây số. Công trình nằm trên đường Điện Biên Phủ, cũng thuộc Quận Ba Đình, cao 33,4m, có ba tầng đế và một thân cột. Trong thân cột cờ có 54 bậc cầu thang xoáy trôn ốc dẫn lên tới đỉnh cùng 39 cửa nhỏ hình hoa thị, 6 cửa hình dẻ quạt để lấy ánh sáng, thông hơi. Ngày 10/10/1954, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội.

 

Cột cờ Hà Nội chỉ cách điểm tham quan Chùa Một Cột chưa đầy 1kmCột cờ Hà Nội chỉ cách điểm tham quan Chùa Một Cột chưa đầy 1km. Ảnh: Hacom

Ngoài ra, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Công viên Lê nin... cũng là những điểm đến nổi tiếng, nhất định bạn phải ghé thăm khi tới Hà Nội. 

Trên đây là thông tin về việc tham quan Chùa Một Cột cho bạn và gia đình. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm những điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)