Hành trình chinh phục phố núi bình yên và mang về một bài review Gia Lai chất lượng của chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Tính đã truyền cảm hứng tích cực cho nhiều bạn trẻ thêm yêu du lịch, yêu dải đất chữ S đáng tự hào.
Nguyễn Thanh Tính là một Travel Blogger trẻ ở Sài Gòn - tác giả của nhiều bộ ảnh đẹp, những bài review du lịch chất lượng được đông đảo các bạn trẻ ủng hộ trên các diễn đàn du lịch.
Nằm trong series “Nhật ký xuyên Việt”, hành trình review Gia Lai phố núi bình yên mang đến cho độc giả nhiều trải nghiệm thú vị với nhiều góc nhìn mới mẻ. Chàng trai trẻ tuổi này mang đến một “luồng gió mới” cho những điểm đến ở Gia Lai vốn đã quá quen thuộc trên các hội nhóm du lịch.
Cùng theo dõi những chia sẻ thú vị của Nguyễn Thanh Tính và “ngắm đã mắt” những bức hình đẹp - độc - lạ bạn nhé!
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam và là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía bắc của vùng Tây Nguyên, miền Trung, Việt Nam. Nói đến Gia Lai người ta thường nghĩ đến những cánh rừng nguyên sinh bao la bát ngát trải dài khắp triền đồi, ngọn núi lửa đã tắt mang tên Chư Đăng Ya, những đồi hoa dã quỳ vàng rực...
7:30 - Bến xe khách Buôn Ma Thuột
11:00 Mình đến nơi và xe đưa mình thẳng tới khách sạn. Mình lựa chọn khách sạn Pleiku nằm ở số 3 đường Nguyễn Tất Thành. Không gian sạch sẽ thoáng mát. Mình thuê xe máy luôn ở đây để bắt đầu hành trình khám phá Gia Lai.
12:30 Mình đi ăn món đặc sản phố núi: Phở khô Gia Lai tại nhà hàng phở khô Hồng - địa chỉ ở số 22 Nguyễn Văn Trỗi. Quán này rất nổi tiếng tại đây. Quán nước dùng đậm đà ăn khá ngon. Nhưng với mình thì phần phở trộn hơi nhạt. Đến Gia Lai nhớ ăn thử món này nhé.
14:00 Mình đến núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách thành phố Pleiku 30 km về hướng đông bắc, thuộc địa bàn xã cùng tên, huyện Chư Păh. Theo những người Jrai đang sinh sống ở làng Ia Gri dưới chân núi, Chư Đăng Ya dịch theo tiếng địa phương có nghĩa là "Củ gừng dại". Đây là một ngọn núi lửa đã chết, có niên đại hàng triệu năm và đã ngừng phun dung nham từ lâu.
Điều đặc biệt là hình dáng của nó, nhìn từ xa hay từ trên cao, Chư Đăng Ya có hình dáng như một lòng chảo, một hình phễu khổng lồ. Vào mùa hoa dã quỳ thì đây là một nơi check in rất hot của giới trẻ. Mùa mưa đi đến đây thì khá cực bạn có thể nhờ các anh chị dân địa phương đưa lên xuống nhé với phí là năm mươi ngàn.
15:30 Mình đến điểm đến ở Gia Lai tuyệt đẹp mang tên Biển Hồ Chè Nơi đây còn có một tên gọi hùng vĩ khác là Biển Hồ Chè Gia Lai vì nằm bên một hồ nước lớn – vốn là nguồn nước chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồi chè này.
Biển Hồ Chè nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13km, thuộc địa phận huyện Chư Pah. Nơi đây là sự kết hợp giữa những ngọn đồi cây cối xanh mát, những nương chè được trồng ngay hàng thẳng lối và cả những con đường đất đỏ chạy dài vô tận.
Biển Hồ Chè là điểm đến ở Gia Lai được nhiều người ghé thăm check in, ngắm cảnh. Đặc biệt là ban quản lý còn cho xây dựng thêm các địa điểm để check in tại đây. Lúc mình đến thì ngày ngày lễ nên rất đông người chụp ảnh. nên mình thật sự không chen vào nổi.
Tại hồ chè còn có chùa Bảo Minh: Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do sự yên bình từ khung cảnh. Tháp chùa trang nghiêm, quanh năm đứng giữa bốn bề là những đồi chè xanh hút mắt.
Kế bên là hàng thông trăm tuổi - Được trồng bởi những người công nhân đồn điền Sở Trà thời kỳ Pháp thuộc, những tán thông già dặn đã lớn lên theo thời gian, kết thành bóng mát trên một con đường liên thôn khiến cho ai ngang qua vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng. Thật tiếc là ngày lễ nên ở đây chật kín người không chụp được tấm hình nào. mình phải đợi sáng mai mới lên chụp lại.
16:30 Mình đến biển hồ Pleiku. Biển Hồ còn có tên gọi khác là hồ T'Nưng hoặc hồ Ia Nueng. Đây là một hồ nước ngọt rộng lớn nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km.
Hồ nước ngọt này là nguồn cung cấp nước ngọt cho cả thành phố Pleiku nên người dân ở đây rất giữ vệ sinh cho hồ. Không khí trong lành, không gian thoáng đãng khiến cho nhiều người chọn đây là điểm đến để tham quan hoặc dạo chơi. Buổi chiều người dân thường vào đây thăm quan tập thể dục. Không khí trong lành và mát mẻ.
19:00 Mình đi ăn bún đậu mắm tôm Gia Lai Cô Duyên có địa chỉ nằm ở 199 Phan Đình Phùng. Quán bún đậu ở đây giống như bao quán bún đậu khác về hương vị. Nhưng đặc biệt thì lần đầu mình thấy là có bánh tráng để cuốn chung khá là thú vị.
19:30 Mình đến check in quảng trường Đại Đoàn Kết đi dạo sau đó thưởng thức thêm vài xiên thịt nướng ở chợ đêm Pleiku rồi về ngủ. Chợ đêm ở đây khá giống với Đà Lạt.
5:00 Như đã nói ở trên, mình sẽ dậy sớm đi chụp hình bình minh ở đồi chè và hàng thông trăm tuổi. Buổi sáng không khí trong lành hàng thông không có nhiều người lắm chủ yếu là các cô chú hái chè và các em nhỏ đi học. Tới hàng thông thì chắc chắn bạn sẽ có nhiều tấm hình đẹp lắm.
8:00 Mình ghé một quán ăn gần đó làm tô Bún Cá Rô Hưng Yên khá ngon. Sau đó về khách sạn và chuẩn bị di chuyển đi Kon Tum.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH GIA LAI KHUYẾN MÃI
>> Đà Nẵng - Pleiku - Kon Tum - Măng Đen 3 Ngày + KS 3* giá 2.439.000 VNĐ >> Hà Nội - Buôn Ma Thuột - Pleiku 4 Ngày + Bay Vietnam Airlines giá 4,990,000 VNĐ |
Theo kinh nghiệm đi Gia Lai của Nguyễn Thanh Tính đã đề cập trong bài review Gia Lai thì bạn cần “bỏ túi” một số thông tin để chuyến đi của bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị:
- Xe khách: Bạn dễ dàng mua vé xe giường nằm tuyến Sài Gòn – Gia Lai xuất phát vào buổi tối, đến Pleiku sau khoảng 8 tiếng. Nhà xe Hưng Thành, Gia Phúc, Thuận Hưng,...
- Máy bay: Đây là cách đi tới Pleiku nhanh nhất nhưng cũng tốn kém nhất dành cho những ai vội và không muốn chờ đợi lâu. Các chuyến bay đến Pleiku có Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng.
- Xe máy: Dành cho những bạn thích đi phượt Pleiku tự túc, xe máy là phương tiện linh động để bạn có thể đi khắp mọi nơi, khám phá những cảnh đẹp độc đáo và dừng chân ở bất kỳ nơi nào bạn thích. Đường đi du lịch Pleiku từ Sài Gòn bằng xe máy bạn sẽ đi qua TX Tân Uyên – Bình Dương – Bình Phước – TX Đồng Xoài – QL14 – Buôn Ma Thuột – TX Buôn Hồ – Pleiku, quãng đường khá dài chừng hơn 500km.
Theo review Gia Lai của chàng trai Sài Thành thì bạn nên đi vào mùa khô đặc biệt vào những tháng cuối năm từ 11-12, vì đây là mùa hoa dã quỳ nhuộm vàng trên khắp nẻo đường và mùa lúa chín, thời điểm của nhiều lễ hội.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm đi Gia Lai thì cuối tháng 2, tháng 3 là mùa hoa cà phê nở trắng khắp trời Tây Nguyên.
Ẩm thực Gia Lai là một trong những điều níu chân biết bao lữ khách ghé đến phố núi thơ mộng này. Theo bài review Gia Lai của Nguyễn Thanh Tính thì khi du lịch Gia Lai bạn đừng bỏ qua các món đặc sản sau: Phở khô, Bún cua thối, Nem lụi, Cơm Lam, Bánh xèo, Cơm gà, Gà sa lửa, Bún mắm cua…
Kết thúc hành trình khám phá Gia Lai với nhiều cung bậc cảm xúc thú vị và mới mẻ, Nguyễn Thanh Tính quay về thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục những dự định dang dở. Chia sẻ với dulichvietnam.com.vn - chàng trai trẻ này nói rằng nếu có cơ hội du lịch Gia Lai một lần nữa chắc chắn sẽ quay lại để check in hết những điểm đến ở Gia Lai khác mà anh chưa kịp khám phá.
Ảnh + Review: Nguyễn Thanh Tính
Vân Trang