Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Tp. Hồ Chí Minh

Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu TP HCM: Di sản văn hoá phi vật thể linh thiêng tại đất Sài thành

Thứ ba, 30/07/2024, 10:00 GMT+7

Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu TP HCM với những giá trị văn hóa – tâm linh đặc sắc là sự kiện linh liêng thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về chiêm bái vào dịp đầu xuân năm mới và tháng 8 âm lịch hàng năm.

test

Cùng với lễ hội Nghinh Ông (huyện Cần Giờ) và Tết Nguyên Tiêu (quận 5), lễ hội lăng Ông Bà Chiểu TP HCM được tổ chức tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt là ngày hội truyền thống thứ ba tại mảnh đất Sài thành được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc giaLễ hội tại lăng Ông Bà Chiểu là một trong ba ngày hội lớn được công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh: PLO

 

1. Đôi nét về lăng Ông Bà Chiểu ở TP. Hồ Chí Minh

Lăng Ông Bà Chiểu là quần thể khu đền và ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) - vị tướng Tổng trấn thành Gia Định xưa và vợ ông là bà Đỗ Thị Phận. Lăng có tên chính xác là Thượng Công miếu, được ghi bằng chữ Hán ở cổng Tam quan, về sau này người dân quen gọi là lăng Ông Bà Chiểu do tục lệ tránh gọi thẳng tên (phạm húy) và vị trí lăng nằm ngay cạnh chợ Bà Chiểu nên lâu dần hai từ lăng Ông - chợ Bà Chiểu được ghép lại thành “lăng Ông Bà Chiểu”.

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc giaThượng Công miếu là quần thể khu đền và ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: myhy01

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM thu hút nhiều du khách ghé thămLăng Ông Bà Chiểu là địa điểm văn hóa, tâm linh vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân phương Nam. Ảnh: nguyennhatlinh24

Tả quân Duyệt là một trong những vị tướng quân, quân sư tài ba có công rất lớn đối với triều đình nhà Nguyễn. Ông phục vụ dưới 2 triều vua là vua Gia Long và vua Minh Mạng. Vào năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng xảy ra vụ biến loạn thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị buộc tội che chở quân phỉ đảng, gây nên bạo loạn. Khi ông mất, vua Minh Mạng ra lệnh san bằng mộ, dựng bia đá khắc 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử”. Mãi đến đời vua Thiệu Trị (năm 1841), ông mới được giải oan, bia đá bị dỡ bỏ và mộ ông được dựng lên cao, rộng hơn.

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM tưởng nhớ Tả quân Lê Văn DuyệtThượng Công miếu là nơi thờ Tả quân Duyệt - vị tướng quân, quân sư tài ba có công rất lớn đối với triều đình nhà Nguyễn. Ảnh: Báo Thanh Niên

Toàn bộ lăng Ông Bà Chiểu nằm trong một khu đất có tổng diện tích khoảng 18.500 m2. Tường bao quanh lăng dài 500m, cao 1.2m với 4 cổng theo 4 hướng ra 4 con đường là Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Khu lăng gồm nhiều công trình như tam quan; khu lăng chính gồm có nhà bia, mộ Tả quân và vợ cùng miếu thờ.

Ngày 06/12/1989, Bộ Văn hóa công nhận lăng Ông Bà Chiểu là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM tưởng nhớ Tả quân Lê Văn DuyệtLăng Ông Bà Chiểu là nơi diễn ra các lễ hội lớn thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Ảnh: Báo Thanh Niên

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM thu hút nhiều du khách ghé thăm chiêm báiDu khách ghé thăm chiêm bái, cầu an tại lăng Ông Bà Chiểu. Ảnh: pechym19921607

 

2. Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu TP HCM

 

2.1. Lễ Khai hạ - Cầu an

Khai hạ - Cầu an là lễ hội lăng Ông Bà Chiểu TP HCM hiện nay đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia 25/08/2022, nhân Lễ giỗ lần thứ 190 vị quan này (1832 - 2022). Cùng với lễ hội Nghinh Ông (huyện Cần Giờ) và Tết Nguyên Tiêu (quận 5), Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt là lễ hội truyền thống thứ ba tại TP. Hồ Chí Minh được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM được công nhận là di sản văn hoá phi vật thểLễ Khai hạ - Cầu an được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào năm 2022. Ảnh: Báo Thanh Niên

Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Đức Tả quân được tổ chức vào mùng 7 Tết âm lịch hàng năm. Lễ hội được chia thành nhiều phần gồm hạ nêu, khai hạ, khai bút và khai ấn. Đây được coi là điểm nhấn sinh hoạt văn hoá của người dân Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh với mong ước cầu mong mưa thuận, gió hòa và kỳ vọng một năm mới công việc thuận lợi. Sau các nghi thức lễ, người dân và du khách có thể bắt đầu thành kính dâng hương tại chánh điện, dâng hương tại Lăng mộ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM với nhiều hoạt động biểu diễn đặc sắcLễ hội được chia thành nhiều phần với các hoạt động biểu diễn đặc sắc. Ảnh: Báo Thanh Niên

Trong Lễ hội Khai hạ - Cầu an luôn có chương trình hát bội với các tuồng tích như Ngọc Quỳnh lâm tế, Thần Nữ dâng ngũ linh kỳ, San Hậu...mang giá trị văn hóa sâu sắc, góp phần giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân về ý thức đạo lý làm người, “Uống nước nhớ nguồn”.

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM với hoạt động chiêm bái, cầu anNgày hội góp phần giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân về ý thức đạo lý làm người. Ảnh: Báo Thanh Niên

 

2.2. Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt

Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt là một trong hai lễ hội lăng Ông Bà Chiểu TP HCM nổi bật thu hút đông đảo người dân, du khách ghé thăm chiêm bái. Xét riêng về phương diện lễ hội tưởng niệm các nhân vật lịch sử thì đây chính là lễ lớn nhất ở đất Gia Định xưa và nay. Lễ hội thường bắt đầu từ 30/07 và kết thúc vào 03/08 (âm lịch).

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linhLễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt diễn ra vào cuối tháng 7 - đầu tháng 8 âm lịch hàng năm. Ảnh: Tạp chí Du lịch

Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu TP HCM thực chất là lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt được thực hiện theo nghi thức tế lễ cung đình Tiểu triều Nguyễn. Các nghi thức được cử hành theo phong cách hoàng cung dành cho các vị khai quốc công thần. Lễ phẩm cúng giỗ gồm trà, rượu, trầu cau, bánh Gia Định xưa cùng các vật phẩm như trái cây Nam bộ, các loại hoa quả được kết thành hình long - mã - phụng cùng các món ăn đặc trưng phương Nam.

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linhLễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt được thực hiện theo nghi thức tế lễ cung đình Tiểu triều Nguyễn. Ảnh: Thành ủy TPHCM

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh Các nghi thức được cử hành theo phong cách hoàng cung dành cho các vị khai quốc công thần. Ảnh: Trung tâm Báo chí TPHCM

Các hoạt động diễn ra xuyên suốt lễ hội gồm Nghi lễ Cúng Tiên thường; lễ dâng hương; lễ Xây chầu – Đại bội – Hát bội tuồng và đón tiếp người dân đến chiêm bái. Vào ngày Chánh giỗ: Cúng Chánh giỗ theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn, Tế Tiền hiền – Hậu hiền – Anh hùng liệt sĩ, biểu diễn nghệ thuật hát bội, lễ Tôn Vương – Hồi chầu và đón tiếp nhân dân đến chiêm bái. Cúng trầu cau và bánh Gia Định xưa cùng với Hát bội - tuồng Phụng Nghi Đình.

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM diễn ra nhiều hoạt động văn hóa ấn tượngCác nghi thức được thực hiện trang nghiêm. Ảnh: Tạp chí Du lịch

 

Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM diễn ra nhiều hoạt động văn hóa ấn tượngHát bội tuồng là tiết mục được nhiều người mong chờ. Ảnh: Tạp chí Du lịch

 

3. Phương tiện di chuyển đến lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu nằm ở số 1 đường Vũ Tùng, phường 3, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tham gia tour du lịch Sài Gòn và có dự định tham dự lễ hội lăng Ông Bà Chiểu TP HCM thì bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện như xe máy, xe ôm, taxi hoặc phương tiện công cộng. Nếu đi bằng phương tiện công cộng, bạn nên lưu ý xe bus đi qua lăng có số 08, 18, 24, 51, 54, 55, 104.

Trạm xe buýt gần lăng:

  • Lăng Ông Bà Chiểu: Cách 119m, khoảng 2 phút đi bộ;
  • UBND quận Bình Thạnh: Cách 174m, khoảng 3 phút đi bộ;
  • Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu: Cách 288m, khoảng 4 phút đi bộ.

 

nhiều người tham dự lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu TP HCM Nhiều du khách lựa chọn ghé thăm lăng Ông Bà Chiểu vào dịp lễ hội. Ảnh: nguyennhatlinh24

>>Xem thêm: ‘Tung hoành’ China Town quận 5 – Khám phá tất-tần-tật những điều thú vị tại phố người Hoa giữa lòng Sài thành

Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu TP HCM với những giá trị văn hóa – tâm linh vô giá hứa hẹn là các sự kiện nổi bật mà du khách thập phương không thể bỏ lỡ nếu có cơ hội ghé thăm Sài thành vào dịp đầu xuân năm mới hoặc tháng 8 âm lịch hàng năm.

Đỗ Hằng