Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Hà Nội

Làng thêu Đông Cứu - làng nghề thêu long bào duy nhất của Hà Nội

Thứ năm, 26/10/2023, 08:14 GMT+7
Ở Hà Nội có làng nghề truyền thống chuyên thêu phục chế long bào đã tồn tại hàng trăm năm. Đó là làng thêu Đông Cứu, một làng nghề trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay vẫn chưa hề mai một.
test

Làng thêu Đông Cứu không phải cái tên xa lạ với những người yêu thích tìm hiểu văn hóa của đất Thăng Long. Có thể nói, đây là nơi duy nhất tại miền Bắc được xem là chuyên về lĩnh vực thêu phục chế long bào. 
 

1. Cùng tìm hiểu về làng nghề độc đáo ngoại thành Hà Nội - làng thêu Đông Cứu 


1.1. Địa chỉ 

Làng thêu Đông Cứu ở đâu hay địa chỉ chính xác của làng thêu Đông Cứu là câu hỏi của nhiều du khách trước khi lên kế hoạch ghé thăm nơi này. Cụ thể, làng thêu này nằm bên hữu ngạn sông Nhuệ, có địa chỉ tại xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội. 

 

Làng thêu Đông Cứu nằm ở huyện Thường Tín – một huyện ngoại thành của Hà NộiLàng thêu Đông Cứu nằm ở huyện Thường Tín – một huyện ngoại thành của Hà Nội. Ảnh: idesign

Từ xa xưa, vùng đất Thường Tín vốn nổi tiếng là nơi có nhiều nghề truyền thống, nhưng ít ai biết rằng, làng thêu Đông Cứu lại là ngôi làng  duy nhất làm long bào, làm lọng phục vụ cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Đến bây giờ, nhiều nghệ nhân của làng này lại tiếp tục thêu phục chế long bào. Như vậy, sau khi đã biết làng thêu Đông Cứu ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không cùng hội chị em bạn dì ghé thăm nơi này để khám phá nhiều điều thú vị nào. 


1.2. Hướng dẫn di chuyển 

Làng thêu Đông Cứu chỉ cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 28km, nên việc di chuyển hết sức nhanh chóng và thuận lợi chỉ với 50 phút. Tùy theo điểm xuất phát mà bạn lựa chọn cung đường đi cho hợp lý. 

 

Do chỉ cách trung tâm TP Hà Nội 28km, bạn có thể tới làng thêu Đông Cứu rất thuận lợiDo chỉ cách trung tâm TP Hà Nội 28km, bạn có thể tới làng thêu Đông Cứu rất thuận lợi. Ảnh: baotintuc

Khách du lịch Hà Nội di chuyển theo đường Giải Pháp để tới cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, sau đó rẽ phải để vào địa phận huyện Thường Tín, đi thẳng Quốc lộ 1A hỏi đường vào xã Dũng Tiến là tới. Đường đi đẹp, có thể tra cứu trên google maps dễ dàng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi Hà Nội, bạn nên tránh đi vào các giờ cao điểm tan tầm vì sẽ dễ bị tắc đường. 


1.3. Làng nghề hàng năm tuổi của Hà Nội 


1.3.1. Lịch sử phát triển 

Theo các cụ cao niên trong làng thêu Đông Cứu kể lại, nghề thêu long bào đã xuất hiện ở đây từ khoảng thế kỷ XVII, dưới thời vua Lê Cảnh Hưng (năm 1746). Tổ nghề của làng là ông Lê Công Hành người thôn Quất Động, huyện Thường Tín, trong một lần đi sứ bên Trung Quốc để mang về kỹ thuật thêu cho dân làng Quất Động và các làng khu vực lân cận, trong đó có Đông Cứu. Trong khi Quất Động có kỹ thuật thêu ren thì Đông Cứu là thêu áo ngự, long bào. 

 

Làng thêu Đông Cứu đã tồn tại từ thế kỷ XVIILàng thêu Đông Cứu đã tồn tại từ thế kỷ XVII. Ảnh: style-republik

Cũng như những làng nghề khác, làng thêu cũng trải qua nhiều thăng trầm cũng lịch sử, có những lúc cực hưng thịnh. Dưới thời Nguyễn, hầu như gia đình nào trong làng cũng làm nghề này, sản xuất ra hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm tinh xảo cung không đủ cầu, các gia đình cũng nhờ đó mà trở nên có của ăn của để, khá giả hơn nhiều. Thậm chí, lúc bấy giờ, thợ lành nghề Đông Cứu còn được vua Nguyễn cử vào kinh đô Huế để thêu các chi tiết hoa văn cho trang phục trong hoàng cung. 

 

Đến nay, làng thêu Đông Cứu vẫn tồn tại và bảo tồn được các giá trị truyền thốngĐến nay, làng thêu Đông Cứu vẫn tồn tại và bảo tồn được các giá trị truyền thống. Ảnh: tuoitrethudo

Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, khi Thực dân Pháp vào Việt Nam, nghề thêu ở Đông Cứu bắt đầu đi xuống, chỉ còn vài nhà gắn bó với nghề. Đến năm 1986 khi đất nước mở cửa, nghề dần được vực dậy và phát triển trở lại. Công việc tại làng Đông Cứu cũng trở nên đa dạng hơn với việc phục chế trang phục để bảo tồn, sản xuất phim, làm áo lễ, lọng, trang phục hầu đồng... 

 

Các sản phẩm của làng thêu Đông Cứu cũng ngày càng đa dạng hơnCác sản phẩm của làng thêu Đông Cứu cũng ngày càng đa dạng hơn. Ảnh: idesign

Hiện nay, trong làng vẫn duy trì nghề thêu truyền thống, trở thành công việc chính giúp tạo thu nhập cho không ít người dân, giúp họ ổn định cuộc sống. Tại làng Đông Cứu có hơn 100 hộ mở xưởng thêu, nhân lực từ 10-20 thợ. Đa phần người dân sống ở Đông Cứu được tiếp cận loại hình thêu từ bé theo hình thức truyền miệng, dần dần được thực hành, tiếp nối, giữ lửa cho làng thêu. 

 

Tại làng thêu Đông Cứu có nhiều xưởng thêu, giúp tạo công ăn việc làm cho người dânTại làng thêu Đông Cứu có nhiều xưởng thêu, giúp tạo công ăn việc làm cho người dân. Ảnh: style-republik

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận làng nghề thêu Đông Cứu là Di sản phi vật thể cấp quốc gia. Các nghệ nhân nơi này vẫn luôn cố gắng gìn giữ, lan tỏa các giá trị để bảo tồn giá trị cốt lõi của làng nghề hàng trăm năm tuổi này. 

>>Xem thêm: Tìm về Thủ đô xưa qua 4 ngôi nhà di sản Hà Nội

1.3.2. Kỹ thuật thêu đặc trưng của làng Đông Cứu 

Cũng như nhiều làng quê thuần nông khác của Việt Nam, ngay khi đặt chân tới làng thêu Đông Cứu, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí bình dị và thân thuộc với những nếp nhà nhỏ, con sông quanh co, những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. 

 

Những bó vải nhiều màu sắc là nguyên liệu thêu không thể thiếu ở làng thêu Đông CứuNhững bó vải nhiều màu sắc là nguyên liệu thêu không thể thiếu. Ảnh: Dân Việt

Tuy nhiên, khi đi sâu vào từng ngõ nhỏ, hỏi thăm tới từng nhà, tiếp cận vào các xưởng làm việc bạn mới thấy được không khí làm việc cần mẫn, hăng say của những thợ nghề thêu. Không chỉ mỗi Đông Cứu mới có nghề thêu nhưng đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo trong mỗi khăn chầu, áo ngự thì hẳn nhiên chỉ có ở làng thêu long bào Thường Tín Hà Nội này mà thôi. 

 

Các sản phẩm tại làng thêu Đông Cứu đều được thêu hoàn toàn thủ côngCác sản phẩm đều được thêu hoàn toàn thủ công. Ảnh: idesign

So với các địa phương khác, ở làng Đông Cứu có kỹ thuật đặc trưng, đó là vừa thêu vừa nhồi đặc chỉ, vừa thêu xoắn lại vừa phải khéo léo bắt nét quanh kim tuyến để sao cho họa tiết được mềm mại nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kết hợp các kỹ thuật thêu, chỉ có thợ lành nghề lâu năm trong làng mới có thể thực hiện được. 

Xưa kia, thêu khăn chầu, áo ngự ở làng thêu long bào Thường Tín Hà Nội này khá đơn giản, họ dùng 5 màu chỉ (đỏ, vàng, xanh, tím, lục). Đến bây giờ nghề thêu được sáng tạo, phát triển hơn, kỹ thuật thêu cũng được nâng cao khéo léo hơn có thêm màu nổi, thêu trắng, thêu kim tuyến, thêu cuốn...

 

Để tạo nên được các chi tiết sắc nét trên long bào tại làng thêu Đông Cứu không phải điều đơn giảnĐể tạo nên được các chi tiết sắc nét trên long bào tại làng thêu Đông Cứu không phải điều đơn giản. Ảnh: Báo An Giang

Dụng cụ để thêu khá đơn giản gồm kéo, thước, chỉ thêu, bút lông, khung thêu, vải thêu các loại. Chỉ từ những dụng cụ nhỏ bé này, để hoàn thiện được việc phục chế long bào lại cần kỹ thuật cao, các đường kim mũi chỉ cũng đòi hỏi quy định chặt chẽ. 

Dù trong xã hội hiện đại ngày nay có công nghệ thêu máy đều tăm tắm lại tiết kiệm thời gian nhưng ở Đông Cứu, thêu tay thủ công vẫn được ưa chuộng hơn cả. Có những chiếc áo phải làm từ mấy tháng tới cả năm trời mới hoàn thiện, đòi hỏi 3-4 thợ hay thậm chí 7-8 thợ lành nghề. Có những khách khó tính còn bay từ tận miền Nam tới trực tiếp làng Đông Cứu để tận mắt xem các nghệ nhân thêu tay. 

 

Các họa tiết thêu do chính người thợ làng thêu Đông Cứu tạo nên đều rất tỉ mỉ, tinh tế Các họa tiết thêu đều rất tỉ mỉ, tinh tế. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Ví dụ, áo vua thì cách se chỉ, phối màu phải khác áo hoàng hậu, họa tiết phải tỉ mỉ, phối màu cũng phải sao cho tinh tế, độ dài, khoảng cách giữa các mũi thêu cũng cần chú trọng... Đặc biệt, họa tiết thêu trên áo long cũng có những đòi hỏi riêng về màu sắc, ý nghĩa phong thủy, chẳng hạn màu lam tượng trưng cho sóng nước trên áo vua, đòi hỏi độ đậm nhạt khác nhau... 

 

Làng thêu Đông Cứu trở thành điểm đến thăm quan của nhiều du kháchLàng thêu Đông Cứu trở thành điểm đến thăm quan của nhiều du khách. Ảnh: Báo Công luận

Để làm được các bộ long bào phục chế hoàn hảo nhất, nhiều xưởng trong làng thêu Đông Cứu phải cất công đặt vải ở các làng vải nổi tiếng như Vạn Phúc (quận Hà Đông), Nha Xá (huyện Duy Tiên, Hà Nam).

Với sự nổi tiếng hữu xạ tự nhiên hương của mình, làng Đông Cứu đã trở thành điểm du lịch lý tưởng cho khách thăm quan, đặc biệt là du khách nước ngoài. Làng cũng mở nhiều lớp dạy nghề cho thế hệ trẻ để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi này. 
 

2. Các làng nghề truyền thống khác của Thường Tín 

Nổi tiếng là đất trăm nghề, ở Thường Tín – một huyện ngoại thành của Hà Nội còn có nhiều làng nghề nổi tiếng không kém làng Đông Cứu. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam khám phá nào. 


2.1. Làng nghề sơn mài Hạ Thái

Địa chỉ: Xã Duyên Thái, Huyện Thường Tín, Hà Nội

Làng nghề ở Hà Nội cực nổi tiếng chắc chắn phải kể tới làng sơn mài Hạ Thái.Tiền thân là phường sơn son thếp vàng Cự Tràng, tính đến nay, làng đã tồn tại qua hàng trăm năm, từ khoảng thế kỷ XVII đến nay.

 

Làng sơn mài Hạ Thái nổi tiếng không kém làng thêu Đông CứuLàng sơn mài Hạ Thái nổi tiếng không kém làng thêu Đông Cứu. Ảnh: Traveloka

Mỗi sản phẩm sơn mài do chính tay người làng Hạ Thái tạo nên, dù nhỏ như bát, lọ, chiếc chén hay lớn như quyển album, bức tranh... đều đỏi hỏi sự điêu luyện, cẩn trọng trong từng công đoạn. Sự khác biệt rõ rệt nhất của làng sơn mài Hạ Thái là các sản phẩm đều lấy cảm hứng từ thiên nhiên thân thuộc, nguyên liệu cũng mộc mạc, đơn giản để tạo nên được những sản phẩm phong phú mà vẫn thân quen với con người. 
 

2.2. Làng nghề đan lưới Trần Phú 

Địa chỉ: Xã Minh Cường, Huyện Thường Tín, Hà Nội 

Một làng nghề ở Hà Nội được đông đảo du khách biết tới khác nữa là làng nghề đan lưới cước ở Trần Phú, xuất hiện từ đầu thế kỷ XIV. Trước kia, các công đoạn từ xe tơ, xe gai  rồi đan thành lưới, kẹp chì hay thắt phao đều làm thủ công hoàn toàn đến ngày nay lưới được làm từ sợi nilon bền và chắc chắn. 

 

Cùng với làng thêu Đông Cứu, Thường Tín có làng nghề đan lưới xuất khẩu ra cả nước ngoài.Ở Thường Tín có làng nghề đan lưới xuất khẩu ra cả nước ngoài. Ảnh: Baothuathienhue

Nhờ vậy mà không chỉ phục vụ đánh cá, làng Trần Phú còn sản xuất lưới phục vụ thể thao như lưới cầu môn trong bóng đá, sản xuất nông nghiệp hay các công trình xây dựng… Không chỉ có thị trường trong nước, các sản phẩm lưới cước ở đây còn được xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Trung Quốc...  

Các sản phẩm của làng thêu Đông Cứu hầu như có mặt trên khắp cả nước. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về các điểm đến, các làng nghề cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích cho chuyến đi tiếp theo của mình nhé. 

Yến Yến

Theo Báo Thể Thao Việt Nam 

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc