Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Bình Định

Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc hơn 300 tuổi của Bình Định

Thứ ba, 02/07/2024, 10:30 GMT+7
Nghề dệt chiếu cói Hoài Châu Bắc đã tồn tại hơn 300 năm được tiêu thụ khắp cả nước. Chiếu cói nơi này nổi tiếng dẻo dai, óng mượt, là điểm thăm quan, khám phá lý tưởng khi du lịch Bình Định. 
test

Ở Bình Định có một làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời đó là làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc. Chỉ cần dạo bước tới làng này, bạn sẽ thấy la liệt nơi đâu cũng là cây cói, cũng là những mảng màu sắc khác nhau của tấm chiếu cói. 

 

1. Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc lâu đời của Bình Định


1.1. Làng nghề chiếu cói Bình Định ở đâu?

Làng nghề chiếu cói Bình Định ở đâu hay địa chỉ chính xác của làng nghề dệt chiếu cói là điều mà nhiều người thắc mắc khi lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Cụ thể, làng nghề này ở xã Hoài Châu Bắc, Thị xã Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định. 

 

Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc nằm tại Thị xã Hoài NhơnLàng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc nằm tại Thị xã Hoài Nhơn. Ảnh: Kiến trúc và đời sống

Với lịch sử hình thành từ lâu đời, đã hơn 300 năm tồn tại và phát triển, làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn Bắc đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống. Như vậy, sau khi đã biệt làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không rủ hội bạn thân tới đây khám phá thôi nào. Chắc chắn làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu nhé. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển đến làng nghề chiếu cói Bình Định

Xã Hoài Châu Bắc cách trung tâm TP Quy Nhơn hơn 110km, thời gian di chuyển khoảng 2,5 tiếng đồng hồ. Với khoảng cách này, việc đi bằng phương tiện cá nhân thuận tiện nhất, cho phép bạn đi về trong ngày. 

 

Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc cách TP Quy Nhơn hơn 110kmLàng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc cách TP Quy Nhơn hơn 110km. Ảnh: Bazzan Travel

Du khách cứ đi theo CT01 đến ĐT638 là tới được địa phận xã Hoài Châu Bắc. Đường đẹp, dễ đi, chỉ cần quan sát biển báo là được. Bạn có thể tra cứu đường đi dễ dàng trên google maps hoặc hỏi người đi đường. 

 

Bạn có thể tới làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc dễ dàng bằng nhiều phương tiệnBạn có thể tới làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc dễ dàng bằng nhiều phương tiện. Ảnh: Vnexpress

Với các bạn ở xa như TPHCM hay Hà Nội, cách di chuyển nhanh nhất tới làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc vẫn là máy bay. Sân bay Phù Cát cách xã này hơn 80km, chỉ mất tầm 2 tiếng di chuyển theo ĐT638. Du khách đi taxi sân bay hoặc đi xe khách đều được. Giá vé máy bay Sài Gòn – Quy Nhơn từ 1,2 triệu đồng/người, còn giá vé Hà Nội – Quy Nhơn từ 2,3 triệu đồng/người. 

>>Xem thêm: Tất-tần-tật bí kíp du lịch Bình Định team mê khám phá nhớ ‘note liền tay’

1.3. Khám phá làng nghề dệt chiếu cói nức tiếng Bình Định


1.3.1. Lịch sử hình thành 

Nhắc tới một nghề truyền thống trải qua hàng thế kỷ ở Bình Định, người ta sẽ nghĩ ngay tới nghề dệt chiếu cói Hoài Châu Bắc. Về lịch sử làng chiếu cói Hoài Châu, theo lời của các vị bô lão địa phương, nghề này xuất phát từ xóm 4 thôn Gia An Đông, Hoài Châu Bắc sau đó dần được truyền bá tới các vùng lân cận. Trước đây, ngã ba Chương Hòa là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán chiếu và cói tấp nập nên dân gian còn gọi là làng chiếu Chương Hòa.  Hiện nay, nghề dệt chiếu cói ở đây tập trung nhất tại 5 thôn của xã bao là Gia An Đông, Gia An Nam, Quy Thuận, Gia An và Chương Hòa.

 

Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc đến nay đã tồn tại hơn 300 nămLàng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc đến nay đã tồn tại hơn 300 năm. Ảnh: Kiến trúc và đời sống

Tương truyền, cụ Bá Hộ ở đất Thanh Hóa vào khu này khai hoang lập làng, mang theo nghề dệt chiếu. Sau người dân có suy tôn ông là tổ nghề. Tuy chưa có thông tin chính xác về thời gian hình thành làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc, nhưng người ta nhận định nó đã được hình thành cách đây 300 năm. Trước đây, người thợ dệt chiếu Hoài Châu chỉ sử dụng phẩm màu, gạch nung và chất kết dính bồ lời để dệt chiếu, mọi công cụ đều thô sơ, thủ công là chính, mẫu mã cũng đơn giản. Càng về sâu, thợ càng lành nghề, tay nghề được nâng cao rõ rệt, mẫu mã sáng tạo phong phú hơn, sản phẩm ngày càng chất lượng hơn. 

 

Sản phẩm chiếu cói của Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc được đánh giá cao và mẫu mã đa dạngSản phẩm chiếu cói của làng nghề này được đánh giá cao và mẫu mã đa dạng. Ảnh: Báo Xây dựng

Lịch sử làng chiếu cói Hoài Châu vẫn là điều mà nhiều con dân nơi đây luôn tự hào. Xưa kia, đoạn ngã ba Chương Hòa vốn có nhà ga tàu hỏa, nên được bà con chọn làm điểm trao đổi mua bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Sau đó, nhà ga chuyển đi nhưng do thói quen sản xuất, đến nay, khu vực ngã ba Chương Hòa này vẫn là nơi tấp nập hoạt động này. Với quyết tâm giữ gìn và phát triển của các nghệ nhân mà làng chiếu cói vẫn tồn tại và hồi sinh. 

 

Đến nay sản phẩm làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc ngày càng đa dạng và đẹp mắtĐến nay sản phẩm làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc ngày càng đa dạng và đẹp mắt. Ảnh: Kiến trúc và đời sống

Với nghề dệt chiếu cói Hoài Châu Bắc, người ta có thể làm quanh năm nhưng tập trung nhất vẫn là từ tháng 7 âm lịch tới cuối năm. Đây là lúc cao điểm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân quanh vùng và khắp cả nước. Chiếu cói Hoài Nhơn vẫn nổi tiếng bền, có độ óng mượt, dẻo dai, màu sắc và kích thước đạ dạng nên được nhiều nơi ưa chuộng. Chiếu cói Hoài Châu có nhiều loại khác nhau như: chiếu khổ hẹp, khổ rộng, chiếu trơn và chiếu hoa.

 

Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc đã được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnhLàng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc đã được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh. Ảnh: Traveloka

Vào những tháng cao điểm nghề dệt chiếu cói Hoài Châu Bắc, các cơ sở kinh doanh đều phải thuê thêm nhân công để kịp cung ứng ra thị trường. Trước kia, mọi quy trình tại làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc đều làm bằng tay nên năng suất thấp, chỉ 2-4 chiếc chiếu/người/ngày. Về sau, làng được hỗ trợ kinh phí, nâng cấp máy móc để tâng năng suất. Ngoài ra, máy móc còn giúp mẫu mã phong phú hơn, có thêm nhiều họa tiết đẹp mắt như hoa râm, vảy ốc, long phụng... Cũng nhờ vậy mà nghề dệt chiếu Hoài Châu Bắc có việc quanh năm, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân. 
 

1.3.2. Quy trình sản xuất chiếu cói Hoài Châu 

Nguyên liệu để tạo nên một chiếc chiếu cói thành phẩm là cói (tiếng địa phương là lác), trân, phẩm nhuộm, chỉ, khung cửi hoặc máy dệt. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là cói. Cói có tốt thì chiếu mới bền, còn chiếu có đẹp hay không sẽ phụ thuộc vào tay nghề người thợ dệt. Cho dù như thế nào, người làm chiếu cũng không xem nhẹ bất kỳ công đoạn hay yếu tố nào.

 

Nếu thời tiết thuận lợi thu hoạch cói có thể 2 lần trong năm Làng nghề chiếu cói Hoài Châu BắcNếu thời tiết thuận lợi thu hoạch cói có thể 2 lần trong năm. Ảnh: Kiến trúc và đời sống

Tháng 4 đến tháng 6 là thời điểm thu hoạch cói. Nếu chăm sóc tốt cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi, có thể thu hoạch 2 lần. Do mùa thu hoạch cói gắn liền với cái nắng của miền Trung nên ngay từ sáng sớm bà con làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc đã phải ra đồng. 

 

Cói ở Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc được xếp thành từng bó và đem cắtCói được xếp thành từng bó và đem cắt. Ảnh: Thanh niên

Thông thường, từ 3 giờ sáng, người ta sẽ ra đồng chặt cói, đem bó thành từng lọn, cắt bỏ phần ngọn, phân loại theo độ dài ngắn. Khi chặt xong, mặt trời lên, sẽ đến công đoạn chẻ cói, phơi cói. Dưới cái nắng oi ả của miền Trung, cói mới được phơi khô nhanh, chỉ tầm 2 ngày. Có người dựng lán phơi, có người đem về nhà. Sau khi cói được phởi xong sẽ đem nhuộm rồi lại phơi dưới nắng một lần nữa. Sau đó, được đem đi dệt. Tầm 20kg cói tươi phơi rồi thu gom được 2 kg cói khô để làm chiếu. 

 

Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc phơi khô cói nhiều lần để bền màuCói được đem phơi khô nhiều lần để bền màu. Ảnh: Thanh niên

Sọi cói khô cũng được chia ra, một phần để dệt chiếu trơn đơn giản, phần còn lại đem nhuộm màu để dệt chiếu hoa. Muốn nhuộm màu cói, người thợ nấu nồi phẩm màu lớn, nhúng từng nạm cói vào hai ba lần sau cho màu thấm đều vào cói rồi đem phơi qua nắng mới lên màu tươi đúng ý. Nhờ cái nắng chói chang của miền Trung mà màu cói cũng bền hơn. 

 

Ngày nay đã có máy móc nên việc dệt chiếu cói ở Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc cũng nhanh hơnNgày nay đã có máy móc nên việc dệt chiếu cói cũng nhanh hơn. Ảnh: VOV

Với chiếu hoa, người ta sẽ dệt sợi cói trắng xen với sợi cói nhuộm màu. Hoa tiết sẽ đan xe nhau rất độc đáo, có thể làm theo mẫu của người mua. Hầu như trong làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc ai cũng biết làm chiếu từ khi còn rất trẻ, thậm chí, từ bé nhiều người đã được học cách làm chiếu. Nhờ đó mà nghề làm chiếu còn mãi tới tận bây giờ. 

 

Sản phẩm chiếu cói từ làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc rất được ưa chuộngSản phẩm chiếu cói từ làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc rất được ưa chuộng. Ảnh: Báo Công thương

Một số hộ gia đình trong làng sẽ thu mua cói của hộ khác để sản xuất chiếu rồi bán cho thương lái. Đây cũng là cách để gìn giữ giá trị làng nghề truyền thống của quê hương. Tới với làng nghề cói Bình Định, bạn không chỉ được tìm hiểu về một nghề truyền thống lâu đời mà còn được mua những sản phẩm cói chất lượng nữa đấy. 

>>Xem thêm: Ghé Bình Định thăm nhà thờ Lòng Sông đẹp như bức họa giữa đồng quê 

2. Các làng nghề nổi tiếng khác của Bình Định


2.1. Làng nghề rượu Bàu Đá 

Bình Định có làng nghề rượu Bàu Đá ở xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn có từ lâu đời và rất nổi tiếng. Rượu Bàu Đá từng được nhà thơ Tản Đà ca tụng là “đệ nhị danh tửu”. Hiện tại, có khoảng hơn 1.000 hộ nấu rượu, cao điểm nhất vẫn là vào các ngày lễ tết.

 

Rượu Bàu Đá ngon nổi tiếng chẳng kém làng nghề chiếu cói Hoài Châu BắcRượu Bàu Đá ngon nổi tiếng chẳng kém làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc. Ảnh: Top10BinhDinh

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm là ngày giỗ tổ làng nghề, nhằm tưởng nhớ công lao của các vị đi trước đã có công gây dựng, bảo tồn nghề nấu rượu địa phương. Ngày nay, nhiều hộ tại Nhơn Lộc còn đưa thêm nguyên liệu mới vào để sản xuất rượu như gạo nếp, đậu xanh, gạo hữu cơ... tạo ra nhiều loại rượu Bàu Đá chất lượng, mới mẻ như rượu Bàu Đá đậu xanh, rượu Bàu Đá organic… Đến nay, nghề này phát triển không kém làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc


2.2. Làng gốm Vân Sơn

Từ phường Đập Đá, thị xã An Nhơn ngược lên hướng Tây  2km là sẽ đến làng gốm Vân Sơn. Ngày xưa, trung tâm làng gốm sâu trong xóm An Xuân, thôn Nhạn Tháp nhưng chừng 70 năm trước, nguyên liệu đất sét tốt ở đây dần cạn kiệt nên trung tâm làng phải nhích ra gần vùng nguyên liệu mới. Từ đó, làng gốm Vân Sơn hình thành. 

 

Ghé làng gốm Vân Sơn trải nghiệm nhiều điều thú vị sau chuyến đi Làng nghề chiếu cói Hoài Châu BắcGhé làng gốm Vân Sơn trải nghiệm nhiều điều thú vị. Ảnh: Quynhontourist

Thừa hưởng từ kỹ năng của người Chăm, gốm Vân Sơn mang vẻ đẹp ấm trầm, bền bỉ. Làng nghề này chuyên sản xuất gốm đất nung như chum, ang, chậu, nồi, siêu, om đất, heo đất,… được vận chuyển buôn bán khắp cả nước. 

Trên đây là thông tin về làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến