Banner Movi

Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa thắng tích lịch sử 600 năm tuổi 

Thứ hai, 09/06/2025, 10:43 GMT+7

Là khu du lịch quốc gia đã hơn 600 năm tuổi, khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa với kiến trúc độc đáo, ẩn chứa những câu chuyện truyền thuyết huyền bí vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách tìm đến thăm quan và chiêm bái. 

quảng cáo

Ra đời trong bối cảnh lịch sử đầy chấn động, khu di tích lịch sử lam Kinh Thanh Hóa với các công trình kiến trúc độc đáo, giàu giá trị lịch sử và nghệ thuật đã trở thành một trong những biểu tượng của văn hoá dưới thời Lê cũng là một kho tàng lớn làm giàu thêm cho nền văn hoá vốn đã rất phong phú của Việt Nam. Không chỉ vậy, khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa cũng là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích lịch sử, muốn khám phá những giá trị cổ xưa về một triều đại được xem là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. 

Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Khu di tích Lam Kinh là điểm thăm quan hấp dẫn ở Thanh Hoá. Ảnh: @quanduong244

 

Lịch sử khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa 

Lam Kinh hay còn được biết đến là vùng đất Lam Sơn, là quê hương của anh hùng Lê Lợi  (1385-1433), cũng là nơi phát tích của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh. 

Vào năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Lê Thái Tổ, lập nên vương triều nhà Hậu Lê lấy vùng đất Thăng Long ( Đông Kinh) là kinh đô, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho đất nước Đại Việt. 

 Đến năm 1430, vua Lê Thái Tổ đã đổi tên Lam Sơn thành Lam Kinh, từ đây các công trình kiến trúc lớn như đền, điện, miếu cũng đã được xây dựng tại vùng đất này để làm nơi nghỉ chân cho các vua Lê khi về quê cúng bái tổ tiên hay làm nơi ở của các quan lại, quân lính trong coi vùng đất Lam Kinh. Đây cũng là nơi hội tụ các công trình lăng mộ tổ tiên của các vị vua nhà Lê, thái hậu cũng như các quan lại thuộc hoàng tộc nhà Lê. 

Lịch sử khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Thành điện đã có lịch sử hơn 600 năm. Ảnh: @banhnepxaoot

Theo các ghi chép lịch sử, khu miếu điện Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433, sau này khi vua Lê Thái Tổ mất cũng được vưa về Lam Kinh để an táng. Năm 11457, các công trình kiến trúc như điện thờ Thái hoàng thái phi hay miếu thờ Cung từ Quốc thái mẫu cũng được xây dựng. Quần thể các khu miếu, điện của nhà Lê xây dựng ở vùng đất Lam Kinh lên đến 200ha, là di sản vô giá mà nhà Hậu Lê đã dựng xây và lưu truyền lại cho các thế hệ sau. 

Trải qua một thời gian dài, dưới những biến động to lớn của lịch sử, thời cuộc, khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa đã từng là một phế tích, đến năm 1962 nơi đây đã được xếp hạng là di tích Quốc gia. Năm 1994, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt xây dựng, bảo tồn khu di tích Lam Kinh cũng là tiền đề để tạo nên một khu di tích lớn, nổi tiếng như hiện tại. 

>> Xem thêm: Địa điểm dã ngoại ở Thanh Hóa cho bạn tận hưởng thiên nhiên hoang sơ

Kiến trúc độc đáo của khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa

Thành điện Lam Kinh xưa được xây dựng với địa thế “ tọa sơn hướng thuỷ”, phía Bắc dựa vào núi Dầu, phía Nam hướng ra sông Chu và núi Chúa tựa như một tấm bình phong, phía Tây là núi Hàm Rồng và núi Hương, phía Đông và rừng Phú Lâm, theo quan niệm của người Á Đông đây là một tiêu chuẩn vàng trong phong thuỷ. 

Với tổng diện tích 140ha, Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa có không gian rộng lớn và vẫn đang được bảo tồn nguyên vẹn vẻ đẹp của các công trình kiến trúc của nhà Hậu Lê như hoàng thành, thái miếu, cung điện… Cách bố trí các công trình kiến trúc có dạng hình bàn cờ với thứ tự như khu ngọ môn, sân rồng, chính điện và thái miếu.

Du khách đến với khu di tích Lam Kinh sẽ bắt gặp cây cầu Bạch bắc ngang sông Ngọc là đường dẫn vào khu thành cổ. Cây cầu này có kiến trúc rất ấn tượng, theo kiểu “thượng gia hạ kiệu” tức ở phía trên là nhà và phía dưới là cầu, dáng cong ong như cánh cung. Đi qua cầu Ngọc khoảng 50m, du khách sẽ bắt gặp một chiếc giếng cổ, nước ở đây chưa bao giờ cạn, trong vắt như gương soi, cũng là nơi cung cấp nước chính cho khu di tích. 

Trước khi vào khu điện chính, du khách sẽ đi qua khu Ngọn Môn với kiến trúc rất đẹp với ba gian chính. Gian giữa có kích thước 4,6m và hai gian bên có bề rộng 3,5m. Nền của ngọn Môn dài 14m, bề rộng là 11m. Điểm nhấn ở đây chính là bốn cột giữa với đường kính 78cm. Đây được đánh giá là một trong những kiến trúc cổ tuyệt đẹp, quy mô. Ở đây còn có hai con Nghê đá đứng canh rất ngạo nghễ. 

Lịch sử khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Kiến trúc đẹp mắt và cổ kính. Ảnh: ST

Bước qua Ngọn Môn của khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa, du khách sẽ đến được sân rồng kéo dài cho đến chính điện với diện tích 3,539m, chiều ngang 58,5m và dài 60,5m. Chánh điện ở đây bao gồm 3 tòa điện lớn, có độ cao 1,8m so với sân rồng, chiều ngang 38m, chiều sâu là 46m. Nếu di chuyển từ sân rồng lên chính điện, du khách sẽ đi qua một chiếc thềm lớn rộng 5m có 9 bậc với 3 đường để đi lên với kích thước không bằng nhau. 

Lịch sử khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Sân rồng ở thành điện Lam Kinh. Ảnh: @ataraxiaqhng_

Chính điện của khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa đã được phục dựng từ năm 2022, đây là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất  bởi vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng. Chính điện được phục dựng bằng gỗ lim là chủ yếu, phía bên trong nội thất và đồ thờ đều được sơn son thếp vàng. Đặc biệt ở đây có bộ long sàng rất độc đáo được bảo vệ nghiêm ngặt, bên trong cung kính còn có ngai vua với hình thức rất đẹp, được chạm trổ tinh xảo, cả chiếc ngai đều được dát vàng lấp lánh. Được biết đây chính là bản phục dựng thuộc dự án phục dựng nội thất của điện. 

>> Xem thêm: Tour du lịch Miền Bắc trọn gói 

Một trong những khu vực thăm quan nổi bật ở khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa du khách không thể bỏ lỡ đó chính là Vĩnh Lăng nằm cách khu điện 50m. Nơi đây có địa thế đặc biệt với minh đường rộng rãi, lưng tựa núi Chúa, phía sau là núi Dầu, hai bên là hai dãy núi bao bọc, theo phong thuỷ địa thế ở đây là “ hổ phục rồng chầu”. Không gian ở Vĩnh Lăng tương đối đơn giản nhưng được bài trí rất trang nghiêm, trước lăng có tượng quan hầu xếp thành hai hàng cùng với đó là tượng các con giống gồm đôi nghê, đôi ngựa, đôi tê giác và đôi hổ được tạc bằng đá dựng với mục đích trấn trạch. Cách Vĩnh Lăng 300m là bia Vĩnh Lăng được làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối, bia được đặt ở trên lưng của một con rùa lớn. Ngoài bia Vĩnh Lăng thì khu di tích Lam Kinh còn có hệ thống các bia đá khác gồm bia Chiêu Lăng, bia Dụ Lăng, bia Kính Lăng và bia Khôn Nguyên Chí Đức. 

Kiến trúc khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Chạm khắc tinh xảo trên mái. Ảnh: ST
không gian khu di tích Lam Kinh Thanh HóaVẻ đẹp thuần Việt đặc trưng. Ảnh: ST

Ở khu di tích Lam Kinh còn có khu rừng nguyên sinh tuyệt đẹp, nơi du khách có thể hòa mình trọn vẹn giữa thiên nhiên trong lành và khám phá hệ sinh thái rừng đa dạng. Theo BQL khu di tích thì rừng Lam Kinh hiện có từ 300 đến 400 loài thực vật, trong đó có nhiều loài gỗ quý như vù hương, lim, dổi, lát…cùng với đó là hệ thống các cây cổ như sanh, duối, xoài đất, đa, sui… Một số cây cổ thụ ở rừng khu di tích Lam Kinh như đa, lim xanh, dổi, đại sấu… đã được công nhận là cây di sản. 

Du lịch ở Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa, bên cạnh khám phá các công trình kiến trúc như chính điện, thái miếu, lăng mộ các vị hoàng đế thì du khách có thể ghé phòng trưng bày của khu di tích. 

bia Vĩnh Lăng khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Bia Vĩnh Lăng của khu di tích. Ảnh: @ataraxiaqhng

 

Khu di tích Lam Kinh và những truyền thuyết thú vị 

Gắn liền với khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa còn có những truyền thuyết bí ẩn và đầy thú vị. Đầu tiên là câu chuyện về cây lim 600 năm tuổi. Khi khu di tích đang triển hai dự án phục dựng chính điện, cây lim đang xanh tốt, khoẻ mạnh thì bất ngờ chết khô, trước sự lạ lùng này, BQL khu di tích đã xin chủ trương hạ cây, khi cây được hạ xuống thì đường kính gốc lim trùng với chân đá cột cái, phần ngọn thì vừa in với chân đá tảng cột quân. Chính sự trùng hợp này đã khiến người ta đồn đoán rằng sau 600 năm dường như cây lim ở đây được sinh ra để thực hiện sứ mệnh phỏng dựng lại cung điện và lưu truyền cho hậu thế. Chính vì vậy cây lim cũng đã được lựa chọn để dùng trong việc phục dựng điện Lam Kinh như một biểu tượng kết nối từ quá khứ đến hiện tại. 

Ở khi du tích Lam Kinh Thanh Hoá còn có truyền thuyết về cây ổi cười đã trăm tuổi. Sở dĩ gọi là cây ổi cười là bởi chỉ cần xoa nhẹ vào thân là cây và các lá đều sẽ rung lên tựa như đang cười. Người ta cho rằng những chiếc cây ở vùng đất thiêng này cũng có linh hồn. 

Cây đa thị ở khu di tích cũng là một câu chuyện thú vị, trước đó đây là một cây thị rất to, có nhiều quả, sau này khi chim chóc đến ăn quả đã vô tình mang hạt cây đa đến và dần dà cây đa lớn lên bao bọc cùng cây thị, biến thành cây đa-thị tựa như một sự sinh sôi, gắn kết không rời, cây này cũng đã được công nhận là Cây Di sản. 

Cây đa thị khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Cây đa thị nổi tiếng ở khu di tích Lam Kinh. Ảnh: ST

 

Lễ hội Lam Kinh điểm nhấn văn hoá truyền thống 

Nếu đến với Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa đúng dịp lễ hội Lam Kinh, du khách sẽ được trải nghiệm một hoạt động văn hoá độc đáo. Lễ hội này có ý nghĩa kỷ niệm ngày mất của vua Lê Thái Tổ, hằng năm được tổ chức vào ngày huý kỵ là 21-22 tháng 8 Âm lịch, cũng vì thế mà dân gian có câu  "hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi". 

Theo đó, vào sáng ngày 21/8 Âm lịch sẽ tổ chức lễ giỗ Trung Túc Vương Lê Lai ở đền thờ toạ lạc tại làng Tép của xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc. Đến chiều cùng ngày sẽ rước thánh vị và kiệu về đền thờ vua Lê Thái Tổ. Sáng ngày 22/8 Âm lịch sẽ rước ngài để vào dự lễ kị của vua Lê Thái Tổ ở điện Lam Kinh. 

Lễ hội Lam Kinh diễn ra rất đặc sắc với hai phần chính là phần lễ và phần hội, phần lễ sẽ được tổ chức ở sân Rồng của khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa với rất nhiều nghi thức như trống hội, rước kiệu, lễ tế, cáo tổ tiên…Phần hội cũng diễn ra rất sôi nổi với các hoạt động văn hoá truyền thống như chương trình nghệ thuật, các trò chơi dân gian, ẩm thực phong phú… Lễ hội Lam Kinh Thanh Hoá không chỉ là một sự kiện đặc sắc mà còn là một truyền thống văn hoá thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt. 

Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Lễ hội Lam Kinh có nội dung rất đặc sắc. Ảnh: di tích Lam Kinh

 

Thông tin du lịch Lam Kinh bạn cần biết 


Hướng dẫn di chuyển đến Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa 

Lam Kinh cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 48 km về hướng Tây Bắc, thuộc địa phận của xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân. Để đến khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa du khách có thể di chuyển rất thuận tiện. Theo đó nếu xuất phát từ Hà Nội du khách có thể đi xe buýt hoặc xe khách đến thành phố Thanh Hoá, sau đó có thể di chuyển đến Lam Kinh. Với những tỉnh xa, để tiết kiệm thời gian di chuyển, du khách có thể đi máy bay đến sân bay Thọ Xuân, sau đó đi taxi hoặc xe máy với lộ trình qua QL47, qua cầu Mục Sơn để đến khu di tích với khoảng cách chỉ vài kilomet. 

Nếu như di chuyển tự túc, xuất phát từ trung tâm của TP Thanh Hoá du khách có thể di chuyển theo đường Quốc lộ 47 hướng Đông khi đến xã Đông Minh của huyện Đông Sơn thì rẽ phải đi thêm 25km nữa để đến Lam Kinh. Ngoài ra, du khách cũng có thể đi theo đường Hồ Chí Minh theo hướng Tây khoảng 150km là đến được Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa

 Di chuyển khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Du khách có thể di chuyển đến khu di tích Lam Kinh bằng nhiều cách. Ảnh: @_toodiang

 

Giá vé thăm quan Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa 

Khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa là điểm thăm quan có thu phí, chính vì vậy du khách cần mua vé vào cổng. Theo đó mức vé áp dụng hiện tại là 30,000đ/ người. Để tiết kiệm thời gian di chuyển và có trải nghiệm trọn vẹn hơn du khách có thể sử dụng các dịch vụ tiện ích khác như đi xe điện với mức vé 230,000đ/ chuyến, phí thuyết minh giá 100,000đ/ đoàn. 

Vé thăm khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa
Vé thăm quan khu di tích là 30,000đ. Ảnh: @lenhun_15t2

Hội tụ những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, kiến trúc và sinh thái, cùng với đó là những truyền thuyết thú vị là điểm neo về tâm linh, khu di tích Lam Kinh Thanh Hóa sẽ là điểm đến hấp dẫn để du khách tìm đến thăm quan, khám phá. 

Hồng Thọ - dulichvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)