Banner Movi

Gọi tên những điểm đến ít người biết ở Đà Lạt

Thứ bảy, 27/06/2020, 09:00 GMT+7

Nếu bạn đã quen thuộc với những điểm đến "hễ nhắc đến Đà Lạt là nhớ" thì có thể thử một lần khám phá những địa danh ít người biết đến sau.

quảng cáo

Bảo tàng sinh học Đà Lạt

Bảo tàng sinh học Đà Lạt còn có tên gọi khác là Phân viện Sinh học Đà Lạt - Viện Nghiên Cứu Khoa Học Tây Nguyên - Viện Sinh Học Tây Nguyên.

Nằm trên đồi Tùng Lâm, Bảo tàng sinh học Đà Lạt là địa điểm check-in ở Đà Lạt dành cho những bạn thích sự ma mị, cổ kính. Được thiết kế theo kiến trúc gothic kiểu Pháp, đến đây, bạn chỉ cần pose dáng và thêm chút nghệ thuật chỉnh ảnh là có ngay những tấm hình ưng ý.
 

Bảo tàng sinh học Đà Lạt.Bảo tàng sinh học Đà Lạt. Ảnh: toidi

Được xây dựng từ năm 1950, ngoài phục vụ nghiên cứu, nơi đây trưng bày các hiện vật gồm động, thực vật với mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Phân viện có riêng khu trưng bày mẫu vật, xương, sừng, mô hình các loài động vật quý hiếm như khủng long, voi, gấu, vượn… Không chỉ là địa điểm check-in, đến đây, bạn có thể khám phá thêm về thế giới của các loài động, thực vật.

 
Những góc chụp đẹp như tạp chí.Những góc chụp đẹp như tạp chí. Ảnh bazantravel

Điểm đến ở Đà Lạt này rất nổi tiếng, được nhiều sao Việt check in ở đây, đặc biệt là Sơn Tùng-MTP check-in và nhận về hơn 160k likes trên Instagram. Dù chẳng để định vị tọa độ hay bất kỳ thông tin nào trên bài post, đủ để thấy được sức hút khủng khiếp của điểm đến này.

 
Sếp Tùng cũng có những bức ảnh check in để đời ở đây.Sếp Tùng cũng có những bức ảnh check in để đời ở đây. Ảnh baomoi

Địa chỉ: Số 116 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thuộc phường 7, thành phố Đà Lạt. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 10km.


Biệt điện Trần Lệ Xuân

Không chỉ bao gồm khu vườn được cắt tỉa xinh đẹp, ba ngôi biệt thự sang trọng xa hoa, biệt điện Trần Lệ Xuân (nay được biết đến với tên gọi Trung tâm lưu trữ quốc gia IV) còn là nơi trưng bày những tư liệu về sự hình thành và phát triển Đà Lạt, đồng thời đây cũng là nơi triển lãm thông tin đầy đủ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông.
 

Bể bơi rút cạn nước là địa điểm pose ảnh hút nghìn like.Bể bơi rút cạn nước là địa điểm pose ảnh hút nghìn like. Ảnh: media

Khu vực hồ bơi rút cạn nước trong biệt điện Trần Lệ Xuân là tọa độ lên hình “chất như nước cất” bạn không nên bỏ qua. Thoáng nhìn, hồ bơi không có gì đặc biệt ngoài phông nền xanh dương, song chỉ cần bạn đầu tư trang phục và pose dáng một chút, hứa hẹn bạn sẽ có nhiều tấm hình hút like.
 

Bể bơi - có những góc pose ảnh chất lừBể bơi - có những góc pose ảnh chất lừ. Ảnh: vietnammoi

Có thể thấy, ngoài việc thích hợp cho du lịch khám phá, chụp ảnh, biệt điện Trần Lệ Xuân cũng là nơi mà bất cứ người Việt nào nên ghé thăm và tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề chủ quyền biển đảo nước mình.
 

Từ biệt điện bạn có thể nhìn được trọn vẹn thành phố Đà LạtTừ biệt điện bạn có thể nhìn được trọn vẹn thành phố Đà Lạt. Ảnh: traveloka

Địa chỉ: Số 2 đường Yết Kiêu, xung quanh là khu hành chính của công an thành phố Đà Lạt.

Giá vé vào cổng chỉ 20.000 VND/người.
 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT KHUYẾN MÃI


Đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất

Các đường hầm xưa cũ ở Đà Lạt là những di tích còn sót lại từ thời xưa, nằm khuất trong rừng hoặc hiện đã biến mất. Do đó, để tới một trong những địa điểm này, bạn phải đi xe máy, băng qua những cung đường cũ. Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 20 km, đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất là điểm đến được giới trẻ ưa chuộng để check-in, sống ảo. 
 

Đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất là điểm đến được giới trẻ ưa chuộng để check-in, sống ảo.Đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất là điểm đến được giới trẻ ưa chuộng để check-in, sống ảo. Ảnh: halodalat

Đây từng là nơi lưu thông dành riêng cho tàu hỏa, được xây dựng vào năm 1903, thuộc tuyến đường sắt 84 km từ Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến Đà Lạt (Lâm Đồng). Đến đây, ngoài lên chụp ảnh, bạn cũng có thể dành chút thời gian để tận hưởng, thư giãn trong khung cảnh thiên nhiên yên bình, hoang sơ.
 

Bên trong đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất, Đà Lạt. Bên trong đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất, Đà Lạt. Ảnh: zing

Địa chỉ: Tọa độ của đường hầm Hỏa Xa này là QL 20, thôn Đa Thọ, xã Xuân Thọ, Xuân Trường, TP. Đà Lạt...
 

Vẻ đẹp ma mị của đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất, Đà LạtVẻ đẹp ma mị của đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất, Đà Lạt. Ảnh: zing


Cây cầu sắt gần Hồ Tuyền Lâm

Cây cầu này thực ra chỉ là một cây cầu bắc qua suối bình thường để xe cộ qua lại mà thôi. Tuy nhiên, từ khi nó xuất hiện trong MV “Đố em biết anh đang nghĩ gì” của Đen Vâu và sau đó là “Ta còn yêu nhau” của Đức Phúc thì  cây cầu sắt nằm trên đường từ hồ Tuyền Lâm đến làng Đất Sét trở thành địa điểm “sống ảo” được nhiều tín đồ xê dịch ráo riết săn lùng.
 

Cây cầu từng xuất hiện trong MV Đố em biết anh đang nghĩ gì của Đen Vâu.Cây cầu từng xuất hiện trong MV Đố em biết anh đang nghĩ gì của Đen Vâu. Ảnh: foody

Cây cầu sắt lâu năm hoen rỉ, cũ kỹ, nằm giữa rừng thông xanh mướt sẽ cho bạn những tầm hình check-in đầy tính nghệ thuật. Nếu đến đây chụp ảnh, bạn nên chú ý xe cộ và đảm bảo an toàn vì đây là cây cầu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
 

Cây cầu cũng góp mặt trong MV Nơi này có anh.Cây cầu cũng góp mặt trong MV Nơi này có anh. Ảnh: foody

Địa chỉ: Đường đi đến cây cầu thú vị này không quá khó khăn: Từ trung tâm thành phố, các bạn chạy theo đường Triệu Việt Vương hướng đi hồ Tuyền Lâm. Đi tới ngã 3 giao với đường Lê Thánh Tông thì rẽ phải vào đường đi Làng Đất Sét, sau đó chạy thêm một lúc nữa là sẽ tới.


Đập hồ Ankroet

Cách TP Đà Lạt gần 20km về phía Tây Bắc, đập hồ Ankroet thu hút các tín đồ “sống ảo”. Con đập này là nguồn cung cấp sức nước phục vụ nhà máy thủy điện Ankroet. Đến Ankroet, bạn có thể thu hoạch được hàng chục, hàng trăm tấm hình xinh đẹp làm kỷ niệm, đăng lên mạng xã hội “chất chơi”.
 

Nơi đây được mệnh danh là tuyệt tình cốc hồ Ankroet Đà Lạt.Nơi đây được mệnh danh là tuyệt tình cốc hồ Ankroet Đà Lạt. Ảnh: ivivu

Bởi lẽ khung cảnh bình yên, hoang sơ với mây trời lồng lộng cùng thác nước hùng vĩ sẽ là background vô cùng đẹp cho tấm hình. Chưa kể mặt hồ nước lặng thinh, ánh lên màu xanh ngọc bích hệt như Tuyệt tình cốc trong truyền thuyết, chắc chắn sẽ khiến khó ai rời mắt được khỏi.

Được mệnh danh là một trong hai “tuyệt tình cốc của Đà Lạt”, đập hồ Ankroet mang vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình như trong chốn thần tiên. Cái tên Ankroet vốn là do người Pháp ưu ái đặt cho ngọn thác này, mang âm hưởng của một nơi hoang sơ, thâm sâu cùng cốc, có núi rừng xanh bạt ngàn, cũng có con thác nhỏ chảy róc rách ngày đêm.
 

Khung cảnh hoang sơ và thơ mộng.Khung cảnh hoang sơ và thơ mộng. Ảnh: ivivu

Mặc dù đường đi vào khu vực này không quá khó khăn, nhưng tới đoạn vào thủy điện khá hẹp và dốc, một bên là vách núi nên các bạn nhớ chạy xe cẩn thận nhé. Đến đoạn dẫn xuống dưới hồ có nhiều mép đá trơn, bám nhiều rêu phong, bạn nên chuẩn bị những đôi giày bám tốt, cố gắng đi từ từ, không leo trèo mất thăng bằng kẻo nguy hiểm nhé.
 

Đập thủy điện dẫn vào Hồ Ankroet. Đường đi khá hẹp nên bạn nhớ cẩn thận nhé.Đập thủy điện dẫn vào Hồ Ankroet. Đường đi khá hẹp nên bạn nhớ cẩn thận nhé. Ảnh: lh6

Địa chỉ: Tuy được mệnh danh là “tuyệt tình cốc của Đà Lạt” nhưng đường đến con đập này cũng không quá khó khăn. Tọa lạc ở con đường đi vào khu vực đập thủy điện Ankroet gần Hồ Suối Vàng.

Đi từ đầu đường Ankroet tới khu du lịch Suối Vàng khoảng vài km tới ngay chỗ ngã ba có rào chắn màu đỏ, vừa qua Thảo Nguyên Quán tầm 500m nhìn bên tay trái, các bạn sẽ thấy một khung y như khung thành bóng đá và có đề bảng “không phận sự miễn vào”. Đó chính là con đường dẫn vào Tuyệt Tình Cốc mới này, các bạn đi thêm khoảng 2km nữa sẽ tới nơi.

Đà Lạt vẫn luôn là một điểm đến yêu thích của du khách bởi ở nơi đây ngoài những điểm đến quá quen thuộc thì còn ẩn giấu nhiều điều bất ngờ cho du khách, để rồi sau mỗi chuyến du lịch Đà Lạt bạn sẽ mang về một tâm trạng mới mẻ, trải nghiệm lý thú và muốn quay lại nhiều lần hơn nữa.
 

Xem thêm: Hội quán chó mèo - Điểm đến ở Đà Lạt cho tín đồ yêu động vật

Hương Dương

Theo Báo Thể Thao Việt Nam
quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)