Banner Movi

Chùa Hải Tạng - Cổ tự giữa trùng khơi của xứ đảo Cù Lao Chàm 

Thứ ba, 05/03/2024, 15:51 GMT+7

Ngôi chùa Hải Tạng nằm giữa trùng khơi của Cù Lao Chàm, là một trong những điểm đến hấp dẫn mà du khách không thể bỏ lỡ khi ghé thăm hòn đảo xinh đẹp này. 

quảng cáo

Cù Lao Chàm được biết đến là một hòn đảo tuyệt vời, với thiên nhiên hoang sơ, hệ sinh thái phong phú và cả những điểm đến cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử. Chùa Hải Tạng là một trong những điểm đến hấp dẫn, cổ kính  mang tính biểu tượng của xứ đảo này. Không chỉ là một điểm đến linh thiêng mà chùa Hải Tạng còn là chứng nhân lâu đời, chứng kiến bao đổi thay của xứ đảo yên bình này, hiện tại đây là còn là một điểm du lịch hấp dẫn để du khách gần xa đến chiêm bái, lễ Phật mong cầu bình an. 

 

Chùa Hải Tạng
Chùa Hải Tạng là điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Cù Lao Chàm. Ảnh: @tran2805

 

Chùa Hải Tạng ở đâu? Cách di chuyển? 

Chùa Hải Tạng nằm ở dưới chân núi hòn Lao, thuộc khu vực bãi Làng trên đảo Cù Lao Chàm của thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam. Để đến được ngôi chùa này, du khách có thể đi tàu từ bến Cửa Đại, tàu sẽ chạy chung khoảng một tiếng rưỡi, nếu như di chuyển bằng cano thì thời gian sẽ rút ngắn hơn, chỉ còn từ 20 đến 30 phút. 

Sau khi cập bến Bãi Làng, du khách sẽ đi sâu vào đảo men theo những con đường nhỏ ngoằn ngoèo, để đến với xóm Cốm cách khu vực bến tàu 300 m. Từ đây, có thể nhìn thấy ngôi chùa hiện ra với nét trầm mặc, cổ kính giữa không gian tuyệt đẹp của xứ đảo. 

 

Chùa Hải Tạng
Chùa nằm ở xóm Cốm, Bãi Làng, trên đảo Cù Lao Chàm. Ảnh:@songhalehn
 
Chùa Hải Tạng
Con đường mòn dẫn đến chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm. Ảnh: @hoangyen

 

Lịch sử chùa Hải Tạng trên đảo Cù Lao Chàm 

Không chỉ là công trình kiến trúc tôn giáo linh thiêng mà chùa Hải Tạng còn mang trong mình lịch sử lâu đời. Ngôi chùa được xây dựng dựa trên nhu cầu tín ngưỡng của người dân xứ đạo cùng các Phật tử xa gần đồng thời cũng là Trốn bình yên cho những người con xứ đạo Tìm Về sau những chuyến đi. 

Chùa Hải Tạng trên đảo Cù Lao Chàm được xây dựng từ năm 1758, tức năm Cảnh Hương thứ 19. Trước đây, chùa tọa lạc ở khu vực phía Bắc của hòn đảo, đến năm 1848 thì mới di chuyển về vị trí hiện tại do ảnh hưởng của bão lụt. Vị trí tọa lạc hiện tại của chùa Hải Tạng có phong thủy tốt, thích hợp để Phật ngự, cũng như thuận tiện hơn cho người dân đến chiêm bái lễ Phật. 

 

Chùa Hải Tạng
Ngôi chùa có lịch sử lâu đời, đến nay đã hơn 2 thế kỷ. Ảnh: Hồng Quyên

Theo các bậc cao niên ở Cù Lao Chàm, nguồn gốc của việc xây dựng chùa Hải Tạng bắt đầu từ việc một vị đại sư trên đường chở gỗ và nguyên vật liệu về để xây dựng chùa tại Phương Nam, khi di chuyển đến vùng biển Cù Lao Chàm thì gặp phải bão nên dừng chân trú lại. Thế nhưng, mỗi khi thấy trời yên biển lặng, vị sư chuẩn bị cho tàu dong buồm rồi đảo thì giông tố lại bỗng nổi lên. Cảm thấy đây là một điềm báo như ý trời nên vị sư quyết định không rời đi nữa, mà đã lập chùa tại đây và đặt tên là chùa Hải Tạng. 

Cái tên chùa Hải Tạng cũng rất đặc biệt với ý nghĩa là nơi hội tụ kinh tạng Phật Giáo, rộng lớn tựa biển cả. Từ những ngày đầu xây dựng đến hiện tại, ngôi chùa vẫn cứ giản dị và khiêm nhường như vậy, nhưng lại là một nơi có vai trò tâm linh to lớn trong đời sống của người dân xứ đảo Cù Lao Chàm. Ngôi chùa này đã trở thành nơi thực hành tín ngưỡng Phật giáo duy nhất ở trên đảo Cù Lao Chàm trong hàng thế kỷ, cho đến khi tịnh xá Ngọc Hương và Ngọc Truyền được xây dựng . 

 

Chùa Hải Tạng
Đây là điểm đến tâm linh duy nhất trên đảo Cù Lao Chàm trong hành thế kỷ. Ảnh: @stecrl

>> Xem thêm: Tour du lịch Hội An trọn gói siêu HOT

Kiến trúc chùa Hải Tạng cổ kính mà ấn tượng 

Chùa Hải Tạng không có quy mô hoành tráng và bề thế như những ngôi chùa khác, nhưng lại sở hữu kiến trúc rất đặc biệt khiến du khách phải ấn tượng. Nhìn từ xa, du khách có thể nhìn thấy nhìn thấy ngay bức tường thành bằng đá bao bọc xung quanh ngôi chùa. Sở dĩ có bức tường này là bởi vì ngày xưa khu vực này rất nhiều trăn và rắn độc, vì vậy người ta xây tường để bao bọc bảo vệ chùa . 

Cổng Tam Quan của chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cũ với bốn trụ biểu cao 5m và chiều dài 6m, ở phía trên chóp trụ có những khối hình hoa sen với chiều rộng 1,5m. Cổng Tam quan có ba cổng vào, với hai cổng nhỏ hai bên và lối vào lớn ở chính giữa. Thiết kế mái kiểu vòm có lợp ngói âm dương được đắp nổi với những đường nét uốn lượn vô cùng uyển chuyển. Được xây dựng đã lâu, nên cổng Tam Quan chùa Hải Tạng nhuốm màu rêu phong tạo nên nét cổ kính rất cuốn hút. 

 

Chùa Hải Tạng
Tam quan chùa Hải Tạng có tất cả 3 cổng. Ảnh: @thongnguyendinh

Khu vực đối diện với cổng Tam Quan của chùa Hải Tạng chính là bức tượng Bồ Tát Quan Âm Cao 3m đứng trên đài sen ở giữa hồ sen, mặt hướng về phía biển ngụ ý như muốn bảo vệ che chở cho người dân xứ đảo một cuộc sống bình yên và ấm no. Nếu như nhìn từ phía biển, du khách cũng có thể nhìn thấy bức tượng màu trắng rất nổi bật giữa vùng rừng núi và ruộng đồng. 

 

Chùa Hải Tạng
Bức tượng Quan Thế Âm hướng mặt về phía biển. Ảnh: Trần Tuấn Dương
 
Chùa Hải Tạng
Khuôn viên sân chùa Hải Tạng. Ảnh: Trần Tuấn Dương

Di chuyển tiếp vào bên trong không gian chùa Hải Tạng, du khách sẽ nhìn thấy chánh điện của chùa được xây dựng với hệ thống “chồng rường giả thủ” có 3 gian. Gian giữa của chính điện là ba pho tượng Tam Thế Phật bao gồm Tam thánh Quan Công, Châu Xương và Lưu Bình. 

Khu vực gian trái là nơi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, hai bên chính điện còn có thờ Hộ pháp, Long thần, cùng một tấm bia đá khắc chữ Hán. Vòng ra phía sau của khu vực chính điện sẽ có bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Ở chùa Hải Tạng còn có nhiều bộ hoành phi và câu đối đỏ, được bài trí rất uy nghiêm, mang đến cho ngôi chùa một vẻ huyền bí linh thiêng. 

 

Chùa Hải Tạng
Các kèo cột được làm bằng gỗ. Ảnh:Trần Việt Khôi
 
Chùa Hải Tạng Các chi tiết chạm khắc rất độc đáo. Ảnh: Hiếu Nguyễn
 
Chùa Hải Tạng
Chánh điện của chùa Hải Tạng thờ ba pho tượng. Ảnh:@hathanhgiang.j

Một điều khá thú vị ở chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm đó chính là những pho tượng Phật ở đây hầu như đều được làm bằng vật liệu gỗ, chứ không đúc đồng hay vàng như nhiều ngôi chùa khác. Ở chùa Hải Tạng còn có quả Đại Hồng Chung rất lớn điêu khắc chữ “Song long triều dương”. Phía trên Đại Hồng Chung có chạm khắc con rồng với có vẩy, dáng cong đầu rồng uyển chuyển, chân 4 ngón, có râu dài. Người ta cho rằng rồng trên Đại Hồng Chung có thể là rồng thời Lê Sơ tức quả Đại Hồng Chung ở đây đã có từ trước khi chùa Hải Tạng được xây dựng. Du khách đến chùa Hải Tạng hẳn sẽ rất bất ngờ bởi ở đây không hề có trụ trì, mà thay vào đó là người dân xứ đảo cùng nhau chăm nom hương khói. 

 

Chùa Hải Tạng
Đại Hồng Chung của chùa Hải Tạng được cho là có từ thời Lê Sơ. Ảnh: Thuc Le

Trải qua hơn hai thế kỷ hình thành, chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp kiến trúc vốn có và trở thành một điểm đến tâm linh tín ngưỡng vô cùng linh thiêng với người dân của xứ đảo. Với người dân Cù Lao Chàm, chùa Hải Tạng vẫn luôn là một nơi để ngưỡng vọng trong tiềm thức, là chốn tìm về để đắm mình trong tiếng chuông chùa vang vọng bình yên, để xua tan đi mọi lo lắng muộn phiền của cuộc sống. 

>> Xem Thêm: Du lịch Quảng Nam: ‘Nằm lòng’ cẩm nang khám phá xứ Quảng ‘chuẩn’ như người bản địa

Hồng Thọ - Dulichvietnam.com.vn 

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)