Món này phải nấu cơm trên bếp than, có phần cháy dưới đáy nồi, mới đúng điệu. Thật sự cách nấu này khiến cho hương vị ngấm vào từng hạt cơm, ăn cơm không cũng thấy vừa ăn, thấy ngon lành chẳng cần tới phần thịt
Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung Việt Nam, nhất là những vùng duyên hải, thường không thể thiếu đi món cơm gà. Nó dường như trở thành một nét tập quán mà hình như gia đình nào cũng biết để làm theo.
Trẻ con đôi khi tò mò hỏi sau nhất thiết măm cỗ ngày Tết phải có cơm gà, thì đa số gia đình nào cũng trả lời là do ông bà thích ăn món nào, mình tưởng nhớ thì nấu món đó. Hóa ra không chỉ thế hệ con cháu mà ông bà cũng thích món cơm gà này, rồi cứ thế cái hương vị đó truyền mãi trong suốt bao thế hệ cùng sinh trưởng trên một dãi đất hiền hòa.
Mùi vị của món cơm gà làm say lòng du khách
Nhiều người đọc tới đây sẽ thắc mắc chỉ là món cơm gà phổ thông thôi có gì đặc sắc mà trở thành món ngon ai cũng thích. Vậy thì mời bạn nếu có dịp tới với những vùng đất duyên hải ven biển miền Trung nắng gió thì nên thử và tự cảm nhận.
Cơm gà ở đây không phải là món cơm gà truyền thống của người Việt, không đơn giản chỉ là cơm trắng với thịt gà chiên thông thường. Món cơm gà của người miền Trung, đặc biệt ở thành phố Phan Thiết là món cơm gà của người Hoa.
Món cơm này là một trong những món ăn theo đoàn thuyền du thương viễn xứ mà ghé tới nước mình, rồi hòa nhập trong nền văn hóa ẩm thực. Xét theo nguồn gốc xa xôi thì món này tên là cơm gà Hải Nam, được chế biến dựa trên món Gà Văn Xương -文昌雞, một món ăn khá nổi tiếng ở vùng Hải Nam, Trung Quốc.
Ăn rồi sẽ khó mà quên được, nó ngon một cách lạ kỳ, ngon không chỉ vì phần thịt gà được luộc thơm, mà ngon đến cả những hạt cơm thành phẩm sau khi nấu chín. Tất nhiên bí quyết để có được hạt cơm ngon cũng sẽ được bật mí, để bạn thấy được cái cầu kỳ trong ẩm thực của người xưa.
Gà ta thả vườn, bí quyết của món cơm
Gà để nấu cơm phải là loại gà ta thả vườn, thịt thơm và chắc. Loại gà này không bở và béo như gà công nghiệp, cắn một miếng thôi là thấy sự khác biệt rõ ràng, vậy nên giá thành của gà loại này thường mắc hơn một chút vì được nuôi theo kiểu thủ công hộ gia đình, đòi hỏi sự chăm sóc chi li, và số lượng không nhiều.
Để chuẩn bị một măm cỗ cúng có món cơm gà cho ngày Tết thì từ những ngày rục rịch sang tháng 12, những bà nội trợ đảm đang của một gia đình truyền thống mẫu mực sẽ phải tất tả chạy ngược chạy xuôi chỉ để…. dặn gà, trễ một chút là hết gà ngay.
Những con gà ta này thường được mua theo cặp,phần làm cơm, phần nấu cháo. Sau khi làm sạch và xát muối nhẹ lên trên lớp da, cả con gà sẽ được đem đi luộc, mà giai đoạn làm phải kỹ, khi bỏ vào luộc phải bỏ một con gà còn nguyên hình nguyên dạng, nếu có luộc gà mái thì trong ổ bụng gà mái phải còn sót một ổ trứng non, như vậy là tuyệt nhất.
Trong khi bắt đầu luộc gà, chờ chín, những bà nội trợ ấy lại lăng xăng đi chế biến gạo. Gạo nấu cơm gà phải là loại gạo khô, hạt gao sau khi vo sạch sẽ được trút ra để ráo nước trên bếp. Chảo bắt lên, cho dầu vào vừa nóng tới thì thêm tép tỏi, chút nước mỡ, đảo đều, sau đó đổ gạo vừa ráo nước vào chảo tiếp tục đảo, chừng 5 phút hạt gạo săn lại thì có thể tắt bếp.
Lúc này gà chắc cũng vừa chín tới, hương thơm nhẹ bắt đầu bay ra từ nồi nướng luộc gà. Các bà các mẹ lúc này sẽ vớt gà ra, và cho gạo vào nấu ngay trong chính phần nước luộc gà khi nãy. Nước chỉ xăm xắp với gạo thôi, quá nhiều nước sẽ bị nhão và ăn không ngon nữa, phần nước dùng dư sẽ được dùng làm nước súp vừa đậm đà, vừa thơm ngon, bổ dưỡng.
Món này phải nấu cơm trên bếp than, có phần cháy dưới đáy nồi, mới đúng điệu. Thật sự cách nấu này khiến cho hương vị ngấm vào từng hạt cơm, ăn cơm không cũng thấy vừa ăn, thấy ngon lành chẳng cần tới phần thịt. Bọn trẻ con tranh thủ lúc xới cơm cúng, vây xung quanh nồi mà chờ xin thêm một miếng cơm gà cháy dưới đáy nồi, nói không ngoa thì đây là phần ngon nhất của món này, cơm cháy vừa tới, nóng hổi giòn tan, thơm lắm.
Mắm gừng cũng không thể thiếu
Mấy nhà hàng có kinh doanh món này, muốn biết anh đầu bếp của quán có sành ăn hay không cứ chú ý tới dĩa cơm gà, nếu trên dĩa cơm có thêm một chút cơm cháy xém, thì anh đầu bếp này hẳn là một tay thiện nghệ và biết chiều lòng những thượng đế háo ăn.
Món cơm gà này nước chắm thường là mắm gừng, món mắm này pha chê cũng nhiều công đoạn lắm, nhưng bí quyết từ một số người già truyền lại thì nên cho thêm chút nước củ kiệu, vào trong mắm, như vậy mắm càng ngon, ăn càng bắt cơm.
Thịt gà luộc vàng ươm hấp dẫn
Rau sống thì thường là rau răm và dưa chuột, nhưng ngâm trong dấm hoặc rưới dấm lên trên, Nếu bạn là người tinh ý thì chắc hẳn bạn cũng nhìn ra được sự trộn lẫn hài hòa giữa nhiều hương vị mặn ngọt chua cay trong món cơm gà số dách này.
Măm cỗ Tết không thể thiếu cơm gà
Thật sự, đối với những người con đi xa thì măm cỗ đầu năm khi nhớ về thì không thể không nhớ tới hương vị dĩa cơm gà. Bạn bè ra nước ngoài mỗi ngày một nhiều, năm hết Tết đến xứ người vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn đi làm, vẫn đi học, có nghỉ thì mày tự nghỉ hoặc họa hoằn lắm vài cửa hàng kinh doanh của người Việt làm cái tiệc nho nhỏ, coi như mừng Tết thế là xong.
Một pha 'thả thính' nhẫn tâm
Mấy ngày đó mà gọi video call sang, tay cầm dĩa cơm gà ở nhà mẹ nấu, vừa nhai nhóp nhép, cắn miếng đùi gà, mà ngồi kể chuyện tết Việt Nam, khối đứa yếu lòng mà bật khóc, bọn nào dũng cảm hơn thì chỉ biết lắc đầu mà nói mày ác chi mà ác dữ rứa.